Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư duy sáng tạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tư duy sáng tạo''' là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường (tôi đề nghị không dùng "đào sâu rộng" vì nó có vẻ giống cụm từ đa nghĩa "đào sâu nới rộng" trong tiếng Việt) khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong (các) ngành nghiên cứu (về) khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các tìm tòi phát minh sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư [[Edward De Bono]] ([[1933]] -) sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là '''Tư duy định hướng'''.
 
Một số các phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường trung học của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như [[tập kích não]], [[giản đồ ý]] cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có rất nhiều trường tư thục hay học viện tư giảng dạy chuyên về các phương pháp tư duy sáng tạo cho các chuyên gia, sinh viên và học sinh mọi lứa tuổi.