Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
Đụng độ giữa [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] và lực lượng [[Bình Xuyên]] bắt đầu từ đầu năm 1955 trong những trận xung đột võ trang dữ dội ngay giữa [[Sài Gòn]] ngay từ khi Ngô Đình Diệm còn là thủ tướng. Chính những tranh chấp giữa chính phủ và các nhóm quân giáo phái là một động lực khai sinh nền Đệ nhất Cộng hòa.
 
Nguyên là quân giáo phái vì đã có sẵn lực lượng võ trang nên không chịu nhượng quyền cho chính phủ trung ương. Những lực lượng võ trang này còn được sự hậu thuẫn của người Pháp, chưa thật lòng trao quyền lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.<ref>[http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,895489-7,00.html] Tạp chí ''Time'' về thời cuộc Ngô Đình Diệm.</ref> Vào Tháng Hai năm [[1955]] khi Pháp ngưng mọi chi viện cho lực lượng quân sự của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo thì hai nhóm này đòi chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải chi viện. Ngô Đình Diệm từ chối.<ref>[http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent9.htm "U.S. and France in Indochina, 1950-56"]</ref> Quân đội Cao Đài và Hòa Hảo từ đó liên kết với nhóm Bình Xuyên, vốn có lập trường chống lại chính phủ, lập ra [[Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia]]. Tổ chức này đòi quyền tham chính, ra [[tối hậu thư]] ngày [[21 tháng 3|21 Tháng Ba]] ép thủ tướng Ngô Đình Diệm phải thay đổi nội các trong vòng năm ngày, tức là trước ngày 26 tháng 3. Đại diện Cao Đài là [[Phạm Công Tắc]]; đại diện Hòa Hảo là [[Lê Quang Vinh]], [[Lâm Thành Nguyên]] và [[Trần Văn Soái]]; và đại diện Bình Xuyên là [[Lê Văn Viễn]] cùng ký tên. Cũng vào Tháng 3, quân Bình Xuyên tấn công Bộ Tổng tham mưu rồi pháo kích [[Dinh Độc Lập]]. Quân chính phủ phản công bằng cách vây đánh Tổng nha Cảnh sát trên đại lộ Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ) do Lại Văn Sang, người của Bình Xuyên làm Tổng Giám đốc, đồng thời cầm đầu lực lượng [[Công an Xung phong]]. Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải cho triệu hồi [[Đại tá]] [[Dương Văn Minh]] về [[Sài Gòn]] để chỉ huy quân đội chống lại quân ly khai.
 
Ngày 26 tháng 4 năm 1955, Ngô Đình Diệm ra lệnh cách chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia của Lại Văn Sang và cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ vào thay thế nhưng Sang không tuân lệnh. Sang đòi phải có lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại mới tuân thủ. Quân Bình Xuyên lại mở cuộc tấn công vào thành Cộng Hòa trưa ngày 27 và kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại ra lệnh đòi Ngô Đình Diệm sang Pháp hội kiến nhưng bị thủ tướng bác bỏ. Rạng ngày 30 tháng 4 sau một cuộc giao tranh lớn gây hỏa hoạn ở khu Nancy và [[Chợ Quán]]<ref name="Chi">Lê Đình Chi. ''Người Thượng Miền Nam Việt Nam''. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. tr 613-656.</ref> khiến 20.000 người phải sơ tán thì chính phủ kiểm soát được các cửa ngỏ vào đô thành như [[cầu Chữ Y]] và cầu Tân Thuận, [[Khánh Hội]] khiến quân Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi [[Sài Gòn]], [[Chợ Lớn]]. Tổng kết bên Việt Nam Cộng hòa có 150 lính bị thương, hơn 20 tử vong; bên Bình Xuyên chết 100 người, 400 bị thương.<ref>[http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&tabId=464&ArticleID=846 "Nỗ lực hòa giải" ''Hợp lưu'']</ref> Sang tháng 5 thì nhóm chỉ huy Bình Xuyên gồm hai anh em Lại Hữu Tài, Lại Văn Sang và [[Lê Văn Viễn]] (thường gọi là Bảy Viễn) phải rút về [[Rừng Sát]] vì bị tướng [[Trình Minh Thế]] truy nã gắt gao<ref>Arthur Dommen. Trang 290.</ref>. Đến cuối năm 1955 sau Chiến dịch Hoàng Diệu thì lực lượng Bình Xuyên hoàn toàn tan rã<ref>Nguyễn Văn Lục. Trang 138.</ref>. Bảy Viễn chạy thoát được sang [[Campuchia]] rồi [[lưu vong]] sang [[Pháp]]<ref>Lê Xuân Khoa. Trang 431.</ref>.
 
Cũng năm 1955 chính phủ mở cuộc càn quét dẹp lực lượng vũ trang Hòa Hảo trong Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đánh vào [[Cái Vồn]] và [[Thốt Nốt]]. Ngày 5 tháng 6, chỉ huy lực lượng Hòa Hảo là tướng [[Nguyễn Giác Ngộ]] ra đầu hàng nhưng Lê Quang Vinh (tục danh [[Ba Cụt]]) thì cầm cự đến 1956 mới bị bắt ở Chắc Cà Đao và đem xử tử<ref>Nguyễn Văn Lục. Trang 140.</ref>. [[Trần Văn Soái]] (Năm Lửa) phải bỏ chạy sang Campuchia. Từ đó lực lượng võ trang Hòa Hảo mới tan hẳn<ref>Lê Xuân Khoa. Trang 431.</ref>.