Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiết Giang”

n
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50:
Bắt đầu từ thời [[Xuân Thu]], [[Việt (nước)|nước Việt]] nổi lên ở phía Bắc Chiết Giang, định đô ở Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng). Đến đời [[Việt vương Câu Tiễn]], nước Việt đã đạt đến thời kỳ cực thịnh và năm 473 TCN đã có thể đã đánh bại [[nước Ngô]] ở phía Bắc, một trong những tiểu quốc mạnh thời bấy giờ. Năm 333 TCN, đến lượt nước Việt bị [[nước Sở]] ở phía Tây đánh bại. Năm 221 TCN, đến lượt [[nước Tần]] chinh phục được tất cả các tiểu quốc ở Trung Hoa và thành lập một đế quốc Trung Hoa thống nhất.
 
Dưới thời [[nhà Tần]] và thời [[nhà Hán]], Chiết Giang thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Trung Hoa, tuy nhiên vùng này vẫn là biên ải và vùng Nam Chiết Giang chỉ thuộc quyền kiểm soát trên danh nghĩa do các tộc [[Bách Việt]] vẫn cư ngụ ở đây với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, đó chính là nước [[Đông Âu (nước)|Đông Âu]]. Năm 138 TCN, Đông Âu và nước [[Mân Việt]] phát sinh tranh giành, Mân Việt vương đã xuất binh bao vây Đông Âu thành (thuộc Ôn Châu ngày nay), chỉ đến khi nhà Hán cử quân tiếp việcviện cho Đông Âu thì quân Mân Việt mới thoái lui. Sau đó, dưới áp lực từ Mân Việt, quốc vương Đông Âu đã phải dẫn trên 4 vạn quân tiến về phía bắc đến khu vực [[Thư Thành]] thuộc An Huy ngày nay. Những cư dân Đông Âu còn ở lại đất cũ đã di cư ra các đảo trên [[biển Hoa Đông]] để tránh chiến tranhloạn. Cuối đời nhà Hán, Chiết Giang là địa bàn hoạt động của các tướng [[Nghiêm Bạch Hổ]] (嚴白虎) và [[Vương Lãng]] (王朗). Hai người này đã thua trước hai anh em [[Tôn Sách]] (孙策) và [[Tôn Quyền]] (孫權) - những người cuối cùng đã lập nên [[Đông Ngô|nước Ngô]], một trong ba nước thời [[Tam Quốc]].
 
Từ [[thế kỉ 4]], Trung Quốc bắt đầu bị các [[người Hồ|tộc du mục phương Bắc]] đánh chiếm - những tộc người đã chiếm được toàn bộ vùng [[Hoa Bắc]] và thiết lập [[Ngũ Hồ thập lục quốc]] (thực tế có nhiều nước hơn) và [[Nam Bắc triều (Trung Hoa)|Bắc triều]] [[Bắc Ngụy|Ngụy]]. Do đó, những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc đã đổ về miền Na, điều này đã tăng tốc quá trình [[Hán hóa]] vùng Nam Trung Quốc, trong đó có Chiết Giang.