Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Desiderius Erasmus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
Desiderius Erasmus Roterodamus(28/10/1466 - 12/7/1536) là một linh mục và nhà thần học Thiên Chúa giáo, một nhà nhân văn Phục Hưng cũng như một nhà văn người Hà Lan. Ông được xem như học giả lớn nhất trong thời đại của mình, nổi tiếng với các tác phẩm mang giọng điệu chế giễu sâu cay tầng lớp tăng lữ. Ông đã góp phần vào việc soạn [[Tân Ước]] mới trong tiếng [[La-Tinh]] và [[tiếng Hy Lạp|Hy Lạp]] (từ tiếng [[Vulgate]] - tiếng La-Tinh khoảng thế kỷ IV) trong đó mang những sắc thái [[chủ nghĩa nhân văn|nhân văn chủ nghĩa]], bản Kinh Thánh này sau được [[Martin Luther]] dùng để dịch sang [[tiếng Đức]]. [[Kinh Thánh]] ông dịch kèm theo những ghi chú liên quan đầu tiên bằng tiếng Hy-Lạp. Quyển này của ông bán rất chạy, tại Pháp sách bán ngay được 100.000 cuốn. Trong những lần xuất bản tiếp theo ông thêm nhiều ghi chú và bình luận công khai chống lại những lạm dụng trong [[Hội Thánh]] và sự ngu dốt của những người lãnh đạo giáo dân trong Giáo Hội. Kinh Thánh của [[Erasmus]] dịch xong thì các nhà học giả cũng như trí thức mới có thể tự mình tìm hiểu những việc thuộc về Chúa [[Christ]], các Sứ Đồ và những điều họ dạy dỗ. Họ đã so sánh lối sống bất toàn và có lúc thối nát trong Hội Thánh đương thời với [[Cơ Đốc Giáo]] nguyên thủy. Kết quả là một cơ động đất thuộc linh.<br/>
Ông được gọi là "Hoàng tử của chủ nghĩa nhân văn" và là nhà tiên tri cho [[Cải cách Kháng Cách]]
 
==Tiểu sử==
 
Tên thật của Erasmus von Rotterdam (Erasmus người thành phố Rotterdam) là Gerad Gerads. Ông sinh năm 1469 ở thành phố Rotterdam của Hà Lan. Erasmus von Rotterdam đi chu du nhiều nước (Anh, Pháp, Đức, Italia, Neapal) và là người có học vấn uyên thâm thời bấy giờ.
 
Hai tác phẩm nổi tiếng của Erasmus von Rotterdam là Ca ngợi sự điên rồ (Lob der Torheit, 1509), Nhàn đàm (Colloquia, 1518).
Ca ngợi sự điên rồ là tập luận văn ca ngợi trí năng, lý tính, bảo vệ lối nghĩ phóng khoáng, chống lại sự ngu muội của Trường phái kinh viện. Nhàn đàm là tác phẩm vui nhộn, nhưng đầy trí tuệ, nó đề cập tới tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: từ ăn ở tới tình yêu tín ngưỡng.
 
Sự nghiệp dạy học và tư tưởng của Erasmus von Rotterdam đã đóng góp vào sự tiến bộ xã hội ở châu Âu, nên ông được coi là con người mang trong mình dòng máu châu Âu thời đại mới (Schule devotio moderna).
Nhận xét về Martin Luther
 
Một trong những điều cải cách tôn giáo của Martin Luther là linh mục được lập gia đình với lối sống đời thường. Lãnh chúa Friedrich der Weise đã che chở và cho Martin Luther ẩn náu trong lâu đài Wartburg. Lãnh chúa hỏi Erasmus nhận xét như thế nào về Martin Luther. Erasmus nói:
- Luther phạm phải hai tội lớn: dám chạm đến ngai vàng của giáo hoàng, đánh vào bụng những con chiên. Luận thuyết cải cách tôn giáo của ông ta là nghiêm túc, lời văn đúng mực.
 
;Hồn tôi và dạ dày tôi
 
Erasmus không ăn chay theo đúng qui định của nhà thờ thiên chúa giáo (được ăn cá, nhưng không được ăn thịt trong thời gian ăn chay). Chuyện đến tai giáo hoàng. Giáo hoàng khiển trách Erasmus von Rotterdam về chuyện ăn thịt trong thời gian ăn chay. Erasmus đáp:
=Hồn tôi thuộc về nhà thờ thiên chúa giáo, nhưng dạ dày tôi lại theo cải cách tôn giáo của Luther.
 
==Tham khảo==
*{{chú thích sách|tác giả=Lương Văn Hồng|tên=384 danh nhân cổ kim đông tây|nhà xuất bản=NXB Đồng Nai|năm=2010}}
 
[[Thể loại:Sinh 1466]]