Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Hòa Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 89:
Tiêu biểu cho các trận phục kích là các trận đánh ở dốc Giang Mỗ cạnh đ­ường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh [[Hoà Bình]]. Ngày 12, [[trung đoàn 66]] của [[đại đoàn 304]] phục kích trên quãng đường từ Cầu Dụ đến Hang Đá, cách Hoà Bình 15 km về phía đông bắc. 11 giờ 45 phút, 30 xe tải phủ bạt kín từ [[Xuân Mai]] lên, cùng lúc 4 xe chở đầy lính từ Hoà Bình xuống đón. Chờ cho đoàn xe lọt vào trận địa, bộ đội nổ súng tiêu diệt xe đi đầu và cuối đoàn xe. Toàn bộ đoàn xe bị chặn lại ở khu vực Cầu Dụ. Dưới sự chi viện của hỏa lực, bộ đội vận động đánh thẳng vào đoàn xe. Sau 20 phút chiến đấu, 34 chiếc xe và toàn bộ quân Pháp trên xe bị tiêu diệt.
 
Ngày 13/12/1951, tiểu đoàn 352 trung đoàn 9 được một trung đội địa phương Hoà Bình phối hợp chiến đấu thực hiện trận phục kích ở làng [[Giang Mỗ]], đoạn từ Hoà Bình đi Chợ Bờ, cách thị xã Hoà Bình khoảng 10 km. Quân Pháp lọt vào trận địa, tiểu đoàn 352 nổ súng quyết liệt. Sau 30 phút chiến đấu, diệtnăm 1xe GMC và [[xe tăng]] bị phá huỷ, hơn một đại đội, lúcÂu-Phi bị diệt và bị bắt. Lúc chuẩn bị rút thì [[xe tăng]] Pháp tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình, chặn đ­ường rút và làm nhiều người th­ươngthương vong. Chiến sĩ [[Cù Chính Lan]] hô anh em tập trung l­ưu đạn cho mình rồi tìm cách tiếp cận nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, lính tăng Pháp nhặt l­ựu đạn ném ra và lái xe tăng chuyển hướng. Cù Chính Lan táo bạo mở chốt [[lựu đạn]], chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ diệt hết lính tăng trong xe, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Xác chiếc xe tăng hiện vật hiện vẫn nằm ở giữa khu đất có kè đá xung quanh, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Mỹ: '''“B2885498USA”'''.
 
Trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng thì quân Pháp lại nhận tin xấu: bệnh tình của tướng De Lattre đã vô vọng cứu chữa. Từ nhiều tháng qua, De Lattre bị [[ung thư]] chân. Công việc điều khiển Đông Dương, những hành trình qua Pháp và qua Mỹ để xin viện trợ, sự đau buồn vì con chết trận đã làm De Lattre kiệt sức dần, bệnh tình càng ngày càng trầm trọng, đến ngày 19-11-1951, De Lattre về Pháp để vào bệnh viện giải phẫu. Ngày 7-12-1951 De Lattre bất tỉnh, đến ngày 12-12-1951 thì từ trần. Chính phủ Pháp truy tặng chức [[Thống chế]] và làm lễ quốc táng. Ngày 8-1-1952, [[Raoul Salan]] được chính thức cử giữ chức quyền Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay De Lattre, tổng trưởng Letourneau được cử giữ chức vụ Cao uỷ, có cựu thống sứ Gautier phụ tá
 
Ngày 22/12, QĐNDVN làm tê liệt tuyến vận chuyển trên sông được coi là tuyêntuyến tiếp tế chính của Pháp. Xalăng vội dừng cuộc càn quét ở [[Bắc Ninh]], điều gấp 2 binh đoàn cơ động trở lại Ba Vì và hữu ngạn sông Đà. Ngày 29-12-51, trên đường thuộc địa số 6, một đại đội lê dương bị phục kích bất ngờ làm chết 130 người trong số 200 người. Tin thiệt hại đó báo về Pháp trong lúc Quốc hội đang bàn cãi về ngân khoản chiến phí ở Đông Dương làm những nghị sĩ chống chiến tranh lên diễn đàn, tổng trưởng Letourneau bị đả kích nặng nề.
 
Đợt 1 chiến dịch kết thúc ngày 26 tháng 12. QĐNDVN tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến đấu 23 đại đội chủ lực Pháp, phần lớn là lính Âu-Phi, bắn chìm bảy canô, tàu, xuồng; bắn bị thương hai chiếc khác trên sông Đà, uy hiếp mạnh đường số 6, cắt đứt tuyến sông Đà.
Tiếp đó, QĐNDVN tiếp tục đánh mạnh hướng [[Sông Đà]]-[[Ba Vì]], tập kích diệt [[quân đội Pháp]] ở các điểm cao 500 và 564; trên hướng Đường 6 tiến công các cứ điểm Đồi Mồi, Hàm Voi. Đêm 29/12 trung đoàn 141 của 312 tiến công diệt điểm cao 400, 600. Cũng trong đêm 29, tiêu diệt Đồi Mồi. Đêm 31 đánh chiếm cao điểm Hàm Voi, tiêu hao một trung đội Âu Phi. Những vị trí quan trọng trên đường 21 bảo vệ sườn cho tuyến thị xã Hoà Bình – Đường số 6.
 
Pháp cố gắng tăng viện cho Hoà Bình, vẫn không đánh thông được tuyến Sông Đà, phải chuyển sang củng cố tuyến đường 6, bảo vệ thị xã Hoà Bình.