Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần học Calvin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite web → {{chú thích web (2), {{cite book → {{chú thích sách (3)
Dòng 29:
Theo quan điểm này, chỉ bởi ơn thương xót của Thiên Chúa, đấng đã đoán phạt con người vì tội lỗi của họ, lại tuyển chọn một số người để bày tỏ ơn thương xót của ngài. Một người được cứu rỗi không phải do lòng khao khát, đức tin, hay đức hạnh của người ấy, nhưng chỉ vì sự chọn lựa của Chúa. Mặc dù con người phải tin và đáp ứng với lời kêu gọi của Phúc âm để được cứu, ngay cả lòng vâng phục của người ấy cũng là sự ban cho đến từ Chúa; như thế, do ý chỉ tuyệt đối của ngài mà Thiên Chúa hoàn thành sự cứu rỗi dành cho tội nhân.
 
Trong thực tế, giáo huấn này về ân điển tể trị của Thiên Chúa đã mang lại nhiều sự khích lệ cho hội thánh vì giúp tín hữu nhận biết tình yêu bao la của Thiên Chúa để cứu những con người hoàn toàn tuyệt vọng, đập tan lòng kiêu ngạo và sự tự tin, cũng như đem đến nhận thức rằng sự cứu rỗi của họ hoàn toàn phụ thuộc vào [[ân điển]] của Thiên Chúa. Do đó, sự [[thánh hóa]] đòi hỏi một thái độ phụ thuộc vào quyền năng Thiên Chúa hầu có thể thanh tẩy tấm lòng ô uế khỏi quyền lực tội lỗi và vui hưởng cuộc sống phước hạnh trong Chúa. <ref>{{citechú thích web|url=http://www.modernreformation.org/default.php?page=articledisplay&var1=ArtRead&var2=270&var3=authorbio&var4=AutRes&var5=42|title=Gospel-Driven Sanctification|author=Bridges, Jerry|accessdate=2007-05-31}}</ref>
 
===Năm Luận điểm===
Dòng 49:
 
===Thần học Giao ước===
Mặc dù học thuyết ân điển được nhìn nhận là trọng tâm của Thần học Calvin đương đại, thần học giao ước mới là cấu trúc lịch sử hợp nhất toàn bộ hệ thống.<ref>{{citechú bookthích sách |author = [[Michael Horton]] |title=God of Promise, Introducing Covenant Theology |date=2006 |isbn=0-8010-1289-9}}</ref>
Từ nhận thức sâu sắc về tính siêu việt của Thiên Chúa, thần học Calvin cho rằng mối quan hệ giữa Thiên Chúa với tạo vật của ngài khởi đi từ sự hạ cố của Thiên Chúa. Mối quan hệ được ngài thiết lập là giao ước: mọi điều kiện trong giao ước đến từ ý chỉ bất biến của Thiên Chúa.<ref>[[Westminster Confession of Faith]] (1647) [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VII.html VII.1]</ref>
 
Theo quan điểm này, mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người lập nền trên hai giao ước, phản ánh sự phân biệt giữa Luật pháp và Phúc âm. Giao ước công đức bao gồm các lề luật đạo đức và thiên nhiên. Theo đó, con người có thể hưởng sự sống vĩnh cửu và phước hạnh dựa trên sự công chính của mình. Nhưng con người đã sa ngã, phạm tội và hư hoại từ trong bản chất, nên bị đoán phạt chiếu theo giao ước.<ref>[[Westminster Confession of Faith]] (1647) [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VII.html VII.2]; [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_XIX.html XIX.1, 2] </ref> Vì vậy, giao ước ân điển được thiết lập để [[cứu rỗi]] loài người, được thể hiện qua các giao ước nối tiếp nhau được chép lại trong Kinh Thánh. Theo đó, sự cứu rỗi được ban cho không phải do công đức con người, mà đến từ lời hứa của Thiên Chúa. Con người chỉ có thể phục hòa với Thiên Chúa nhờ đấng trung bảo là [[Chúa Giê-xu]].<ref>''”Chúa Giê-xu đáp rằng: Ta là con đường, chân lý, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.”'' – Phúc âm Giăng 14: 6</ref> Ngài là đầu của những người được chọn, như thế giao ước là nền tảng cho giáo thuyết đền tội thay thế và con người nhận lãnh sự cứu rỗi nhờ sự vâng phục của Chúa Cơ Đốc.<ref>[[Westminster Confession of Faith]] (1647) [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VII.html VII.3]; [http://www.reformed.org/documents/wcf_with_proofs/ch_VIII.html XIII] </ref>
 
===Đức tin trong cuộc sống===
Dòng 61:
Ý niệm về ý nghĩa của sự thờ phượng cũng là một trong những đặc điểm của Thần học Calvin. Theo đó, chỉ có các giáo huấn và hình mẫu về sự thờ phượng chép trong Kinh Thánh mới được chấp nhận. Nói cách khác, Thiên Chúa đã quy định trong Kinh Thánh mọi điều cần thiết ngài muốn con người thực hiện khi thờ phượng ngài trong hội thánh, bất cứ điều gì thêm vào đều không được chấp nhận.
 
Nguyên tắc thờ phượng này hạn chế quyền lực của giáo hội nhằm bảo vệ quyền tự do của tín hữu. Mặc dù đức tin ảnh hưởng sâu đậm trên mọi khía cạnh của đời sống, giáo hội không được vượt qua thẩm quyền Kinh Thánh mà buộc tín hữu làm những điều Kinh Thánh không dạy bảo.<ref>{{citechú bookthích sách |author=George Gillespie |title=A Dispute against the English Popish Ceremonies Obtruded on the Church of Scotland |date=1637}}</ref>
==Ảnh hưởng==
===Thần học Calvin và Chủ nghĩa Tư bản===
Một số học giả cho rằng thần học Calvin đã thiết lập cơ sở cho sự phát triển của [[chủ nghĩa tư bản]] ở [[châu Âu]] sau này. Luận điểm này được triển khai trong các tác phẩm có nhiều ảnh hưởng của [[R. H. Tawney]] (1880-1962), và [[Max Weber]] (1864-1920).
 
Trong tác phẩm nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi ''Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus'' (Đạo đức Kháng Cách và Tinh thần Chủ nghĩa Tư bản)<ref name="EESoc-22">''Essays in Economic Sociology'', Princeton University Press, 1999, ISBN 0-691-00906-6, [http://books.google.com/books?vid=ISBN0691009066&id=WaV7Q35jy_AC&pg=PA7&lpg=PA7&dq=Weber+father+1897&sig=Vn8HESDQxkYniFLOZay3NPeMDQ0 Google Print, p.22]</ref> Weber trình bày luận cứ cho rằng đạo đức [[Kháng Cách]], nhất là Thần học Calvin cho phép mưu cầu các lợi ích kinh tế thuần lý và các hoạt động trần thế trong khuôn khổ các hoạt động này tạo ra những kết quả tích cực trong tâm linh và có ý nghĩa đạo đức.<ref name="Bendix60">{{citechú bookthích sách |last=Bendix |first=Reinhard |authorlink=Reinhard Bendix |title=Max Weber: An Intellectual Portrait |url=http://books.google.com/books?vid=ISBN0520031946&id=63sC9uaYqQsC&pg=PA1&lpg=PA1&sig=g-kn8gtBIRvG-ss0I_-BmrBz9YE |date=[[July 1]] [[1977]] |publisher=University of California Press |id=ISBN 0-520-03194-6 |pages=pp.60,61 }}</ref> Đó không phải là mục tiêu, nhưng là kết quả tất yếu của các giáo huấn tôn giáo. Một tín hữu, trong công việc hằng ngày, có nghĩa vụ làm việc hết sức mình để chu toàn công việc hầu cho danh Chúa được cả sáng.<ref>''"Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa"'' - Colossians 3: 23</ref>
 
Như thế, theo đạo đức Kháng Cách, mọi nghề nghiệp chính đáng đều được xem là “thiên chức”, được Chúa chúc phước và được xem là thiêng liêng. Thế giới quan Kháng Cách, xem mọi lĩnh vực của cuộc sống đều là thiêng liêng khi được cung hiến cho [[Thiên Chúa]] và thực thi ý chỉ của ngài nhằm nuôi dưỡng và cải thiện cuộc sống, đã ảnh hưởng sâu sắc trên quan niệm về chức nghiệp.
Dòng 73:
 
Đặc trưng tư tưởng của giáo thuyết Calvin là nhấn mạnh tới nỗ lực của cá nhân chứ không coi trọng vai trò của các định chế, và loại trừ những xu hướng huyền bí, những xu hướng nặng về nghi thức – nói khác đi, đây chính là lối tư duy dẫn đến quá trình “giải ma thuật” (''Entzauberung'') và quá trình lý tính hóa lối sống của người tín đồ Calvin.
Chính ở điểm này mà, theo Weber, có một sự gặp gỡ hết sức quan trọng giữa một số yêu cầu trong lôgic thần học Calvin với một số yêu cầu của lôgic tư bản chủ nghĩa – hay giữa tư duy duy lý khổ hạnh Calvin với tư duy duy lý của nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa.<ref>{{citechú thích web
| title = Lời Giới thiệu Đạo đức Tin Lành và Tinh thần Chủ nghĩa Tư bản của Max Weber
| publisher = Phong Điệp.net
Dòng 104:
*[http://www.shepherdserve.org/calvinism/calvin_intro.htm The Five Points of Calvinism Considered] by David Servant (non-Calvinist)
{{Các chủ đề|Tin Lành|Cơ Đốc giáo}}
 
[[Thể loại:Thần học Calvin]]
[[Thể loại:Cải cách Kháng Cách]]
Hàng 116 ⟶ 117:
[[az:Kalvinizm]]
[[id:Calvinisme]]
[[ml:കാൽവിൻവാദം]]
[[ms:Calvinisme]]
[[be:Кальвінізм]]
Dòng 149:
[[li:Calvinisme]]
[[hu:Kálvinizmus]]
[[ml:കാൽവിൻവാദം]]
[[nl:Calvinisme]]
[[ja:カルヴァン主義]]