Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Ten-Go”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ZéroBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite news → {{chú thích báo
Dòng 70:
Cuộc họp chấm dứt bằng tiếng hô “Banzai! Banzai!” và ''Yahagi'' của toàn thể thủy thủ đoàn. Một cuộc thực tập tấn công cuối cùng đã diễn ra nhanh chóng trên hải trình. Soái hạm Yamato được xem như đối thủ và các chiến hạm còn lại vừa chạy vừa tấn công mục tiêu này.<ref name="Yamamoto235"/>
 
Cũng trong ngày 6 tháng 4, hai [[tàu ngầm]] của Mỹ [[USS Threadfin (SS-410)|USS ''Threadfin'']] và [[USS Hackleback (SS-295)|USS ''Hackleback'']] đã phát hiện ra hạm đội Nhật lúc đang vượt qua eo Bungo nhưng đã không thể tấn công. Bù lại, hai chiếc tàu ngầm này đã chuyển công điện báo tin về vị trí và hướng đi của hạm đội này về cho hải quân Mỹ.<ref name="Skulski, Janusz 1989 12">{{harvnb|Skulski, Janusz|1989|p=12}}</ref><ref>{{harvnb|Jackson, Robert|2000|p=128}}</ref> Phó Đô đốc [[Marc Mitscher]] sau khi nhận được công điện này đã cho điều 4 Đội đặc nhiệm của mình thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 đến những vị trí thích hợp ở đông bắc Okinawa.<ref name="morison203">{{harvnb|Morison|2002|p=203}}</ref> Đội đặc nhiệm 58.4 do Chuẩn Đô đốc Radford chỉ huy đã được tiếp nhiên liệu vào ngày 6 tháng 4 và cố gắng có mặt vào đêm hôm đó. Chỉ có Đội đặc nhiệm 58.2 của Chuẩn Đô đốc Davison do vấn đề về nhiên liệu đã không thể tham gia trận đánh. Còn 2 đội còn lại, 58.1 và 58.3 nhận nhiệm vụ phóng máy bay truy tìm các chiến hạm Nhật vào sáng ngày hôm sau.<ref name="morison203"/>
 
=== Ngày 7 tháng 4 ===
Dòng 83:
Vào lúc 12 giờ 20 phút, [[radar]] của ''Yamato'' phát hiện rất nhiều máy bay Mỹ còn cách 30.000 m ở hướng 35 độ bên mạn trái và chiếc soái hạm ra lệnh cho tất cả chiến hạm hướng về phía trước với tốc độ cao chuẩn bị chống không kích. Các máy bay Mỹ, sau 2 giờ bay từ Okinawa, bắt đầu tập hợp lại đội hình, bay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ bao vây đoàn tàu Nhật từ khoảng cách vượt tầm cao xạ và lần lượt mở từng đợt tấn công.
 
Đợt tấn công đầu tiên của các máy bay Mỹ diễn ra lúc 12 giờ 30 phút với khoảng 40 chiếc. Một vài chiến hạm Nhật khai hỏa lẻ tẻ khi các phi cơ vừa xuất hiện bắt đầu khai hỏa toàn diện.<ref name="Yamamoto242">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=242}}</ref> ''Yamato'' được trang bị 150 khẩu pháo phòng không, bao gồm cả dàn pháo chính 460 &nbsp;mm có thể bắn loại đạn ''[[Beehive (đạn)|3 Shiki tsûjôdan]]'' ("Kiểu 3 Chung") đặc biệt, loại đạn nổ trên không.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=62,64}}</ref> Súng phòng không tạo nên hỏa lực dày đặc nhưng các phi công Mỹ vẫn xuyên qua được lưới lửa. Hai trái [[bom]] rơi xuống gần cột buồm chính và một [[ngư lôi]] trúng vào cạnh sườn ''Yamato''.<ref name="TBD133">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|2000|p=133}}</ref> Đó đều là thành tích của các máy bay từ hàng không mẫu hạm [[USS Bennington (CV-20)|''Bennington'']].<ref>{{harvnb|Morison|2002|p=205}}</ref> Các [[máy bay ném ngư lôi]] Mỹ chủ yếu tấn công các chiến hạm vào mạn trái tàu, điều này càng làm tăng thêm khả năng đánh chìm đối thủ.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=74}}</ref>
 
Tàu ''Yamato'' chỉ còn chạy với tốc độ 18 hải lý mỗi giờ nhưng hạm trưởng, Chuẩn Đô đốc [[Aruga Kōsaku|Kōsaku Aruga]] vẫn hướng dẫn tàu tiếp tục tiến tới.<ref name="TBD133"/> Trong khi đó, nhiều máy bay khác tấn công tuần dương hạm ''Yahagi'' bằng bom nhưng chiếc tàu vẫn thoát khỏi. Tuy nhiên, đến 12 giờ 46 phút, một quả ngư lôi trúng vào mạn trái chính giữa thân tàu ngay vào buồng máy, giết chết toàn bộ các kĩ sư tại đây. Điều này khiến chiếc tàu đi chậm lại, rồi khựng lại thình lình và ngừng hẳn.<ref name="Yamamoto244">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=244}}</ref> Ngay lúc đó, 6 máy bay khác bổ nhào xuống thả bom chiếc tàu. Một trái bom trúng ngay sàn tàu, đốn ngã ít nhất 10 thủy thủ. Tiếp theo một tiếng nổ khác ở phía sau khiến toàn thân ''Yahagi'' rung chuyển dữ dội.<ref name="Yamamoto244"/> Cũng trong đợt tấn công này, hai khu trục hạm ''Hamakaze'' và ''Suzutsuki'' cũng bị thương nặng và ''Hamakaze'' bị chìm không lâu sau.<ref name="Yamamoto245">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=245}}</ref>
Dòng 95:
[[Đại tá]] Jiro Nomura, sĩ quan phụ tá của Aruga, vào lúc 14 giờ 5 phút đã xác định rằng công việc sửa chữa chiếc tàu không thể tiến hành được nữa. Do đó, Phó Đô đốc [[Itō Seiichi|Seiichi Itō]], người đã đứng trên đài chỉ huy suốt trận đánh ra lệnh đình chỉ cuộc hành quân và bỏ tàu.<ref name="Yamamoto254">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=254}}</ref> Khu trục hạm ''Fuyusuki'' được gọi đến bằng cờ hiệu vì radio đã hỏng<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=108}}</ref> để nhận nhiệm vụ di tản, nhưng chiếc khu trục hạm này khó có thể chạy nhanh hơn sức chìm của ''Yamato''. [[Trung tá]] Hidechika Sakuma, hạm trưởng của ''Fuyusuki'', sợ rằng chiếc tàu khổng lồ sẽ lôi luôn chiếc khu trục hạm xuống biển nên không dám đến gần.<ref name="Yamamoto254"/> Đúng 14 giờ 15 phút, quả ngư lôi thứ 12 trúng vào chiếc ''Yamato'', tàu nghiêng 30 độ.<ref name="TBD134"/> Hạm phó Nomura báo cáo hạm trưởng Aruga giây phút cuối cùng sắp đến. Aruga lệnh cho hạm phó rời tàu rồi nhờ một [[hạ sĩ quan]] khác lấy dây cột mình vào trụ hải bàn. Anh này trói Aruga lại rồi cũng lấy dây buộc bản thân nằm cạnh đó. Hạm trưởng Aruga thấy thế quát lên:
:''"Đồ ngu, chúng mày còn trẻ phải sống cho nước Nhật tương lai.<ref name="TBD135">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|2000|p=135}}</ref>"''
[[Phó Đô đốc]] Itō bắt tay các sĩ quan hiện diện trên đài chỉ huy rồi lui vào phòng riêng để chết theo tàu. Chuẩn Đô đốc Morishita, tham mưu trưởng của Itō, đã phải tranh luận sôi nổi với các sĩ quan trên đài chỉ huy muốn chết theo tàu, và cuối cùng ông đã thuyết phục được họ rời bỏ tàu.<ref name="Yamamoto254"/> Lúc 14 giờ 20 phút, ''Yamato'' đã nghiêng hẳn sang một bên rồi từ từ chìm xuống ({{coord|30|22|N|128|04|E|type:event}}). Bất ngờ lúc 14 giờ 23 phút, chiếc tàu phát nổ với âm thanh có thể nghe được từ cách xa 200 &nbsp;km, kế đó khói đen lẫn lộn với khói trắng bốc lên tạo thành hình một chiếc [[nấm]] khổng lồ cao đến 2.000 m.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=253}}</ref> Vụ nổ này thậm chí còn được khẳng định là đã làm rơi một số máy bay Mỹ chứng kiến cảnh đó.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=118}}</ref> Một nhân chứng minh họa cụ thể cho khẳng định trên là Trung úy phi công W. E. Delaney thuộc hàng không mẫu hạm [[USS Belleau Wood (CVL-24)|''Belleau Wood'']].<ref name="Morison208">{{harvnb|Morison|2002|p=208}}</ref> Chiếc máy bay TBF Avenger của ông đang tấn công ''Yamato'' ở tầm thấp nên khi vụ nổ xảy ra, nó bốc cháy và buộc các phi công phải nhảy khỏi máy bay. Hai người khác đi cùng Delaney do gặp trục trặc về dù đã chết đuối riêng ông đã cố gắng nhảy lên một chiếc thuyền cao su và chứng kiến được những giây phút cuối cùng của ''Yamato''.<ref name="Morison208"/> Nguyên nhân của vụ nổ được xác định là do lửa cháy lan đến kho đạn hải pháo trong tàu.<ref>{{harvnb| name="Skulski, Janusz| 1989|p= 12}}<"/ref> Vụ nổ này cũng đã cứu sống Morishita và những người khác vì đã đẩy họ văng ra khỏi tàu.<ref name="Yamamoto254"/>
 
Trên mặt biển đầy những ván gỗ trôi nổi, dầu loang khắp nơi và những thủy thủ Nhật còn sống sót đã cùng hát vang bài ca quen thuộc của hải quân Nhật, bài ''Chiến sĩ ca'':
Dòng 101:
Thỉnh thoảng, xen vào âm thanh bi tráng này là những tiếng la to “''Tenno Heika Banzai''” (Thiên Hoàng vạn tuế), chứng tỏ một người nào đó đang hát đã bị thương nặng hoặc kiệt sức nên đành bỏ dở nửa chừng bài hợp xướng và xuôi tay vĩnh viễn.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=255}}</ref>
 
Trong lúc đó, các [[tàu khu trục|khu trục hạm]] còn lại của Nhật trên đường rút chạy tiếp tục bị các máy bay Mỹ truy đuổi. ''Asashimo'' và ''Kasumi'' bị máy bay Mỹ dùng bom đánh chìm; ''Suzutsuki'' bị trúng một trái bom vào ngay mũi, phải trở về Sasebo bằng động cơ hơi nước; ''Hatsushimo'' không hề bị trúng một viên đạn nào và thủy thủ đoàn chỉ có 2 người bị thương; ''Fuyuzuki'' hầu như an toàn mặc dù trúng 2 [[tên lửa|hỏa tiễn]] nhưng hàng chục thủy thủ thiệt mạng vì đạn [[đại liên]]; ''Yukikaze'' cũng hư hại nhẹ và có 3 thủy thủ thiệt mạng.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=260}}</ref> Ba chiếc khu trục hạm này đã chất đầy những người còn sống sót được vớt từ biển lên, bao gồm 280 người của ''Yamato'' (những tài liệu khác nhau cho rằng thủy thủ đoàn của ''Yamato'' từ 2.750 đến 3.300 người),<ref>{{harvnb| Jentschura, Hansgeorg|1977|p=39}} cho số liệu Yamato có 2.498 thủy thủ thiệt mạng</ref><ref>CombinedFleet.com cho số liệu 3.063</ref><ref>Abe, Saburo, ''Tokko Yamato Kantai'' (''Hạm đội tấn công đặc biệt Yamato'')" thì cho số liệu 3056 người.</ref> 555 người của ''Yahagi'' (trong tổng số 1.000 thủy thủ đoàn) và 800 người của ''Isokaze'', ''Hamakaze'' và ''Kasumi''. Một số cựu binh Nhật còn sống sót đã khẳng định máy bay Mỹ đã bắn đạn [[súng máy]] vào những nhóm thủy thủ còn sống sót đang nổi trên mặt nước,<ref>{{Chú thích web|url=http://www.pbs.org/wgbh/nova/supership/surv-ishida.html | title=Survivor Stories: Ishida | author=Naoyoshi Ishida | coauthors=Keiko Bang | month=9 | year=2005 | work=Sinking the Supership | publisher=[[NOVA (loạt phim truyền hình)|NOVA]]}}</ref><ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=256,257}}</ref> trong khi số khác lại nói máy bay Mỹ đã ngừng tấn công để cho các khu trục hạm cứu vớt các thủy thủ.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=144}}</ref> Trưa ngày [[8 tháng 4]], Đệ nhị hạm đội, giờ đây chỉ còn lại 4 khu trục hạm, đã về đến [[Sasebo]].<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=140}}</ref><ref name="TBD136">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|2000|p=136}}</ref> Lúc 17 giờ 10 phút, Đô đốc Mitscher gửi báo cáo cho Đô đốc Spruance nói rằng lực lượng của ông đã tấn công ''Yamato'', [[Tuần dương hạm Agano|''Agano'']], 7 hoặc 8 khu trục hạm khác và kết quả là đánh chìm được 3, làm 2 chiếc khác bị thương rất nặng và mất khoảng 7 máy bay.<ref name="Morison209">{{harvnb|Morison|2002|p=209}}</ref> Trong báo cáo của mình, Mitscher đã có sự nhầm lẫn giữa hai tuần dương hạm ''Yahagi'' và ''Agano''.
 
Sau khi những gì còn lại của Đệ nhị hạm đội về đến [[Sasebo]], Tổng tư lệnh hạm đội Liên hợp đã gửi giấy tuyên dương công trạng cho hạm đội này vì đã dũng cảm xả thân, giúp cho các máy bay tấn công đặc biệt thu được một kết quả vĩ đại trong cuộc chiến vào ngày [[7 tháng 4]].<ref name="Yamamoto261">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=261}}</ref> Kết quả vĩ đại ở đây là việc 114 máy bay của Nhật, bao gồm 60 [[máy bay tiêm kích]], 40 [[máy bay ném bom]] và 14 [[Thần phong|Kamikaze]] đã tấn công, gây hư hại cho hàng không mẫu hạm [[USS Hancock (CV-19)|''Hancock'']], thiết giáp hạm [[USS Maryland (BB-46)|''Maryland'']] và khu trục hạm [[USS Bennett (DD-473)|''Bennett'']] trong khi khoảng 100 máy bay bị bắn hạ.<ref name="Yamamoto261"/>
Dòng 107:
== Kết quả ==
[[Tập tin:Yamato battleship explosion.jpg|nhỏ|phải|250px|[[yamato (thiết giáp hạm Nhật)|''Yamato'']] sau khoảnh khắc vụ nổ.]]
Cuộc hành quân Ten-Go là trận đánh cuối cùng của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Kết quả là Đệ nhị hạm đội ra khơi với 1 siêu [[thiết giáp hạm]], 1 [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] và 8 [[tàu khu trục|khu trục hạm]] sau 2 giờ bị tấn công bởi 386 [[máy bay]] xuất phát từ các [[tàu sân bay|hàng không mẫu hạm]] Mỹ, chỉ còn 4 khu trục hạm tồn tại. Trong khi đó, phía Mỹ chỉ có 12 [[phi công]] thiệt mạng và 10 máy bay bị bắn rơi do hỏa lực phòng không của các chiến hạm Nhật, một số phi hành đoàn được tàu ngầm và thủy phi cơ giải cứu. 2.449 người của Yamato, 446 người của Yahagi và 721 người của các khu trục hạm thiệt mạng<ref name="Yamamoto262"/> (con số thiệt mạng của người Nhật trong trận này nằm từ 3.700 đến 4.250 theo nhiều tài liệu khác nhau). Việc đánh chìm chiếc ''Yamato'' được xem là một chiến thắng lớn của Mỹ, và biên tập viên quân sự [[Hanson W. Baldwin]] của tờ ''[[The New York Times|New York Times]]'' đã viết rằng: "Sự kiện đánh chìm chiếc thiết giáp hạm mới ''Yamato'' của Nhật ... là một bằng chứng ... nếu thật sự cần đến, là đã đánh đúng vào điểm yếu chết người của người Nhật trên bầu trời và trên mặt biển".<ref>{{citechú newsthích báo|title = Okinawa's Fate Sealed: Sinking of Yamato Shows Japan's Fatal Air and Sea Weakness | first = Hanson | last = Baldwin | work = The New York Times | date = 9 tháng 4 năm 1945 | page = 12}}</ref>
 
Các khu trục hạm Nhật trở về sau cuộc hành quân này chỉ còn tham gia chiến đấu rất ít trong thời gian còn lại của cuộc chiến. ''Suzutsuki'' đã không bao giờ được sửa chữa. ''Fuyuzuki'' sau khi được sửa chữa lại bị trúng [[thủy lôi]] của Mỹ tại [[Moji]] vào ngày [[20 tháng 8]], [[1945]] và nó không còn được sửa chữa lần nữa. ''Yukikaze'' sống sót qua cuộc chiến với tình trạng hầu như không bị hư hại. ''Hatsushimo'' bị lãnh một trái thủy lôi vào ngày [[30 tháng 7]] gần [[Maizuru]], nằm trong biển Nhật Bản và nó trở thành chiến hạm thứ 129, cũng là khu trục hạm cuối cùng của Nhật chìm trong Thế chiến thứ hai.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=231}}</ref>
Dòng 209:
{{Chiến tranh thế giới thứ hai}}
{{Các chủ đề|Chiến tranh thế giới thứ hai|Châu Á|Hoa Kỳ|Nhật Bản}}
 
{{DEFAULTSORT:Ten-Go}}
{{Sao chọn lọc}}
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|de}}
 
{{DEFAULTSORT:Ten-Go}}
[[Thể loại:Hải quân Đế quốc Nhật Bản]]
[[Thể loại:Chiến dịch quần đảo Nhật Bản]]
Hàng 223 ⟶ 226:
{{Link FA|fr}}
{{Link FA|sv}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|de}}
{{Liên kết chọn lọc|th}}
 
[[id:Operasi Ten-Go]]
[[ca:Operació Ten-Gō]]