Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hầm đường bộ Đèo Ngang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 3:
'''Hầm đường bộ Đèo Ngang''' xuyên qua dãy [[Hoành Sơn (dãy núi)|Hoành Sơn]], trên [[quốc lộ 1A]].
 
Cửa hầm phía Bắc thuộc địa phận [[tỉnh Việt Nam|tỉnh]] [[Hà Tĩnh]]; cửa hầm phía Nam thuộc địa phận tỉnh [[Quảng Bình]]. Hầm chính dài 495 m; cộng với hệ thống đường dẫn nên toàn tuyến dài 2.156,41 m. Hầm có chiều rộng 11,5m, cao 7,5m với 6 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m, đảm bảo cho các phương tiện cơ giới đạt tốc độ tối đa 60 &nbsp;km/h. Khi chưa có hầm đường bộ Đèo Ngang, muốn vượt dãy Hoành Sơn bằng đường bộ phải theo [[đèo Ngang]] dài hơn và khó đi hơn.<ref>[http://www.moc.gov.vn/Vietnam//Management/ScienceTechnology/8287200706281003540/ Công tác trắc địa trong xây dựng đường hầm.]</ref>
 
Công việc xây dựng bắt đầu từ tháng 4 năm 2003 và hoàn thành vào tháng 8 năm 2004. Chủ đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ này là [[Tổng công ty Sông Đà]].<ref>[http://www.moc.gov.vn/Vietnam//NewsEvent/BuildPhylum/7970200705311055460/ Công văn số 1138/BXD - KTTC của Bộ Xây dựng (Việt Nam) về việc hướng dẫn thực hiện chi phí Ban quản lý dự án Dự án hầm đường bộ qua đèo Ngang.]</ref> Đơn vị thi công là Công ty Sông Đà 10, một đơn vị trực thuộc tổng công ty nói trên. Giải pháp công nghệ đào hầm do nhóm tác giả thuộc [[Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải]] thực hiện, dựa trên công nghệ được chuyển giao từ dự án xây dựng [[hầm đường bộ Hải Vân]]. Giải pháp này đã đoạt giải nhì trong cuộc thi [[Sáng tạo khoa học Việt Nam]] 2005 (VIFOTEC).<ref>[http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2006/04/3B9E8B4B/ Anh Thi, "Công nghệ mới xây dựng đường hầm bộ đèo Ngang", ''VnExpress''.]</ref> Chủ đầu tư dự án sẽ tiến hành thu phí trong thời gian 18 năm.<ref>*[http://www.sggp.org.vn/thoisu/nam2004/thang8/14229/ Đại Dương, "Khánh thành hầm đường bộ qua đèo Ngang", ''Sài Gòn Giải Phóng Online''.]</ref>