Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Phùng Cơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ASM~viwiki (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 13:
Sau khi Trịnh Tông lên nối ngôi, kiêu binh làm loạn. Tham tụng Nguyễn Khản chạy lên Sơn Tây mưu lấy quân tứ trấn (bốn trấn) về dẹp kiêu binh. Bốn trấn đấy là Sơn Tây - Sơn Nam - Hải Dương - Kinh Bắc, tướng bốn trấn là Nguyễn Điều - Trương Tuân - Hoàng Phùng Cơ - Trịnh Tự Quyền. Hoàng Phùng Cơ đem một chiến thuyền đến sông Bồ Đề (Nhị Hà) mưu rước Trịnh Tông ra ngoài nhưng việc bại lộ.
 
Ông được phong làm trấn thủ [[Sơn Tây]] tước ''Thạc Quận Công'' ([[chữ Hán]]: 碩郡公, nên ông còn được gọi là Quận Thạc), từng đem quân chống chọi với [[Tây Sơn]] nhưng thất bại. Sau khi [[Tây Sơn]] rút quân khỏi [[Đàng Ngoài|Bắc Hà]], Hoàng Phùng Cơ thống lĩnh quân đội từ [[Sơn Tây]] kéo vào kinh thành. Lúc này kinh thành đang hỗn loạn do nội bộ chính quyền chia làm hai phe phái, một theo vua, một theo chúa. Dưới trướng của chúa có một đại tướng khác tên là [[ Đinh Tích Nhưỡng]], ông đã bị [[Đinh Tích Nhưỡng]] rủ rê theo chúa áp chế nhà vua.
 
Vua bị bức bách quá, liền gọi [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] từ [[Nghệ An]] mang quân ra. Khi [[ Nguyễn Hữu Chỉnh]] kéo quân ra, biết mình không phải đối thủ, Hoàng Phùng Cơ rút quân về Sơn Tây.
 
Yến Đô vương Trịnh Bồng chạy ra ngoài, tiếp tục dựa vào Dương Trọng Tế, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ để chống lại Nguyễn Hữu Chỉnh. [[Nguyễn Hữu Chỉnh]]sai người chiêu hàng Hoàng Phùng Cơ về với triều đình nhưng Hoàng Phùng Cơ từ chối. Chiêu Thống Đế Lê Duy Khiêm dùng các phiên mục ở Hưng Hóa, Sơn Tây là Đinh Công Trinh, Đinh Công Hồ quấy phá địa bàn của Hoàng Phùng Cơ.
Hoàng Phùng Cơ đem hơn một vạn quân hai trấn Sơn Tây, Hưng Hóa tiến về Thăng Long đánh [[Nguyễn Hữu Chỉnh]]. [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] sai tướng là Lê Duật và Nguyễn Trọng Hoãn kéo đi ngăn cản. Hoàng Phùng Cơ phá tan được nhưng không đuổi theo dù người con nài xin. Lê Duật tập hợp quân, quay trở lại đánh, Hoàng Phùng Cơ đang nghỉ quân thổi cơm bị đánh bại. Nguyễn Hữu Chỉnh đem kỵ binh đến bắt sống được Hoàng Phùng Cơ đem về.
 
Vì Hoàng Phùng Cơ có công cứu Chiêu Thống Đế khỏi bị Dương Trọng Tế mưu sát, nên ông được chết toàn thây. Nguyễn Hữu Chỉnh sai Hoàng Viết Tuyển đem Hoàng Phùng Cơ đến Thái miếu, cho mặc áo lính, tuyên đọc tội trạng rồi ban thuốc độc tự tử. Thi hài ông được đưa về Sơn Tây an táng, gia quyến không bị tội. Dân chúng trấn Sơn Tây vẫn kính trọng ông.
Dòng 25:
Người con rễ của ông là Trương Đài sau khởi binh chống lại Gia Long Đế Nguyễn Phúc Ánh, bị giết chết.
Thuộc tướng của ông là [[Nguyễn Bá Xuyến]] bị thương trong trận đánh với quân Lê Duật sau này theo hàng quân Nguyễn Phúc Ánh chống lại Tây Sơn. Sau này Nguyễn Bá Xuyến làm An phủ sứ phủ Hoài Đức, tức là phủ Phụng Thiên thời Lê
{{stub}}
 
[[Thể loại:Tướng nhà Lê trung hưng]]
[[Thể loại:Tướng chúa Trịnh]]
 
 
{{stub}}