Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Phạm Hàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zup (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 5:
Vũ Phạm Hàm sinh năm Giáp Tý (1864), quê ở làng Đôn Thư, huyện [[Thanh Oai]], tỉnh [[Hà Đông (tỉnh Việt Nam)|Hà Đông]] (nay là [[Hà Nội]]) tự Mộng Hải, Mộng Hồ, hiệu Thư Trì.
 
Năm 21 tuổi, ông đỗ đầu kì [[thi Hương]] ([[Giải nguyên]]) khoa thi Giáp Thân đời vua [[Kiến Phúc]] (1884). Đến khoa [[thi Hội]] năm Nhâm Thìn, [[Thành Thái]] thứ tư (1892) ông đỗ thủ khoa ([[Hội nguyên]]). Do vậy tờ Đồng văn nhật báo đã đăng: ''Vũ quân kỳ khôi tinh giáng thế'', nghĩa là ''ông Vũ phải chăng là sao khôi giáng thế''. Dự [[thi Đình]] cùng năm đó, ông lại đỗ thủ khoa ([[Đình nguyên]]), giành học vị [[Đệ nhất giáp]] [[Tiến sĩ cập đệ]], [[đệ tam danh]] (tức [[Thám hoa]]) nên thường được gọi là Tam nguyên Thám hoa hay Thám Hàm. Khoa này dự vào hàng Tam khôi (Đệ nhất giáp) không có [[Trạng nguyên]], [[Bảng nhãn]], chỉ có Thám hoa. Cũng xin nhắc lại là từ triều vua [[Gia Long]] nhà Nguyễn đã không lấy đỗ Trạng nguyên tại kỳ thi Đình. Khoa thi này lấy đỗ 9 tiến sĩ, 7 [[phó bảng]], trong đó có [[Nguyễn Thượng Hiền]] đỗ [[Đệ nhị giáp]] [[Tiến sĩ xuất thân]] ([[Hoàng giáp]]) và [[Chu Mạnh Trinh]] đỗ [[Đệ tam giáp]] [[Đồng tiến sĩ xuất thân]].[[Tập tin:Lang_Vu_Pham_HamLang Vu Pham Ham.jpg|nhỏ|phải|200px|<center>Khu mộ Vũ Phạm Hàm ở Đôn Thư</center>]]
 
Vũ Phạm Hàm đỗ Đệ nhất giáp Tam nguyên lúc 29 tuổi. Triều [[nhà Nguyễn]] có ba [[Tam nguyên]]: Vị Xuyên [[Trần Bích San]], Yên Đổ [[Nguyễn Khuyến]] và ông. Nhưng Vị Xuyên và Yên Đổ tiên sinh đỗ Đệ nhị giáp (Hoàng giáp). Toàn thể lịch sử Việt Nam chỉ có Vũ Phạm Hàm và Lê Quý Đôn (triều Lê) là đỗ Đệ nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi đó. Ông cũng là vị Tam khôi cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Dòng 35:
Văn thơ của ông chưa được phổ biến và ngày càng có ít người biết vì sách được lưu giữ trong thư viện đều là chữ Nôm và chữ Hán. Những bài đã được phiên dịch ra hoặc phiên âm nhiều người biết như bài phú ''Hương Sơn phong cảnh'', bài ''Vịnh con cua'', bài Đề ở lăng Đinh Tiên Hoàng trên núi Mã Yên - ''Mã Yên Sơn Lăng'' và khoảng hơn một chục bài vịnh về Hồ Tây và Hà Nội chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn tập thơ văn của ông.
 
Ông có đôi câu đối hào hùng khí phách đề trước [http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:Den_Kiep_Bac_1.jpg cửa đền Kiếp Bạc] thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.[[Tập tin:Den_Kiep_Bac_1Den Kiep Bac 1.jpg|nhỏ|phải|200px|<center>Đền Kiếp Bạc</center>]]
 
:''Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí''
Dòng 95:
 
{{Thời gian sống|sinh=1864|mất=1906}}
 
[[Thể loại:Người Hà Nội]]
[[Thể loại:Quan nhà Nguyễn]]
[[Thể loại:Nhà thơ Việt Nam]]
[[Thể_loạiThể loại:Thám hoa Việt Nam]]
[[Thể loại:Nhà giáo Việt Nam]]