Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Tam Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Hậu Bách Tế và Hậu Cao Câu Ly: chú thích, replaced: {{Cite web → {{chú thích web
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{citation → {{chú thích (3)
Dòng 8:
{{Lịch sử Triều Tiên}}
 
'''Hậu Tam Quốc Triều Tiên''' (892–936) bao gồm [[Tân La]], [[Hậu Bách Tế]] và [[Hậu Cao Câu Ly]] (về sau bị [[Cao Ly]] thay thế). Hai quốc gia sau tự tuyên bố là thực thể thừa kế hai quốc gia tương ứng trong [[Tam Quốc Triều Tiên]] đã bị Tân La thôn tính trước đó. Thời kỳ này phát sinh sau những bất ổn trên quy mô toàn quốc dưới triều đại của [[Chân Thánh nữ vương]] (Jinseong), và thường dùng để chỉ thời kỳ từ khi [[Chân Huyên]] (Gyeon Hwon) lập nên [[Hậu Bách Tế]] đến khi [[Cao Ly]] thống nhất bán đảo.<ref name= "three kingdoms ekc">{{citationchú thích | url = http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=260575&v=43 | language = tiếng Hàn | publisher = Nate | title = thời Hậu Tam Quốc | encyclopedia = Bách khoa Văn hóa Hàn Quốc}}.</ref>
 
==Bối cảnh==
Trong thế kỷ 9 và 10, [[Tân La Thống nhất]] đã bị rung chuyển bởi các vấn đề phát sinh từ sự lệ thuộc vào "[[chế độ cốt phẩm]]", một hệ thống tầng lớp cứng nhắc mà theo đó chỉ có những người xuất thân quý tộc mới có thể được bổ nhiệm vào vị trí cấp cao. Hệ thống này đã bị lạm dụng như là một phương tiện để giúp hoàng tộc chiếm ưu thế chính trị và điều này đã gây nên nhiều bất ổn trong giai đoạn sau của Tân La. Tầng lớp quý tộc địa phương được gọi là ''hojok'' (hangul:호족, hanja: 豪族, "hào tộc"), tức là quý tộc cấp thôn hay lý trưởng, đã tăng cường quyền thế của mình trong thời kỳ này bằng cách tập hợp tư binh.<ref>{{citationchú thích | title = Korea through the Ages | volume = 1 | pages = 99–103}}.</ref> Bất đồng được đào sâu thêm trong tầng lớp quý tộc sau cái chết của [[Huệ Cung Vương]] (Hyegong) khi diễn ra cuộc tranh đua kế vị ngai vàng và tranh giành quyền lực liên miên giữa các ''hào tộc''. Không chỉ có bầu không khí chính trị nằm trong tình trạng hỗn độn, tài chính quốc gia của Tân La cũng rất thảm hại. Sưu thuế khó khăn mà lại không có sự phối hợp của quý tộc. Như một kết quả tất yếu, gánh nặng thuế lại đè lên vai người nông dân, dẫn đến cuộc nổi dậy năm 889, tức năm thứ 3 [[Chân Thánh nữ vương]] trị vì. Nhiều cuộc khởi nghĩa và nổi dậy đã xảy ra trong 100 năm sau.<ref name="three kingdoms ekc"/>
 
==Hậu Bách Tế và Hậu Cao Câu Ly==
Vào lúc Tân La bắt đầu sụp đổ, [[Chân Huyên]] (Gyeon Hwon), một tướng trước đây của Tân La, đã lãnh đạo quân nổi dậy chiếm đô phủ của [[Gwangju|Mujinju]] (hangul:무진주, hanja:武珍州, "Vũ Trân Châu") năm 892. Sau đó, ông đã chinh phục vùng tây nam và đến năm 900, Gyeon Hwon tuyên bố mình là vua của [[Hậu Bách Tế]], một quốc gia hồi sinh danh tiếng của [[Bách Tế]]. Ông đặt kinh đô tại Wansanju (완산주, 完山州, Hoàn Sơn Châu), tức [[Jeonju]] ngày nay, và tiếp tục mở rộng vương quốc.<ref name="three kingdoms ekc"/><ref name="gyeon hwon doosan">{{citationchú thích | language = tiếng Hàn| url = http://100.naver.com/100.nhn?docid=9401 | title = Gyeon Hwon | encyclopedia = [[Bách khoa toàn thư Doosan]] | publisher = Naver}}.</ref>
 
[[Cung Duệ]] (Gung Ye) đến từ Tân La được tin là có xuất thân hoàng gia hoặc quý tộc.<ref>{{chú thích web |url= http://people.aks.ac.kr/front/tabCon/ppl/pplView.aks?pplId=PPL_4HKO_A9999_1_0000746 |title=Gung Ye at The Academy of Korean Studies |work=people.aks.ac.kr |accessdate=7 tháng 3 năm 2011}}</ref> Ông là một nhà sư nhưng đã sớm tham gia các cuộc nổi dậy chính trị, và trở thành lãnh đạo của nhiều đội quân. Ông đã chiếm được nhiều đất đai và lập căn cứ tại Myeongju (명주, 溟州, Minh Châu), tức [[Gangneung]] ngày nay vào năm 895 với sự ủng hộ của các lãnh đạo bản địa, bao gồm cả [[Cao Ly Thái Tổ|Vương Kiến]] (Wanggeon). Năm 901, Cung Duệ thành lập [[Hậu Cao Câu Ly]] song đã sớm đổi tên thành [[Hậu Cao Câu Ly|Ma Chấn (Majin)]] vào năm 904, và dời đô về [[Cheorwon]]. Ông tiếp tục đổi tên vương quốc thành [[Hậu Cao Câu Ly|Thái Phong (Taebong)]] vào năm 911.<ref name="three kingdoms ekc"/><ref name="taebong doosan">{{ko}} [http://100.naver.com/100.nhn?docid=154547 Taebong] at [[Doosan Encyclopedia]]</ref>