Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Royal Oak (08)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.3) (Bot: Thêm hu:HMS Royal Oak
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{Citation → {{chú thích (5), {{citation → {{chú thích (116)
Dòng 64:
 
== Thiết kế và chế tạo ==
Lớp ''Revenge'' vốn bao gồm ''Royal Oak'' được đặt hàng vào năm [[1913]]-[[1914]], được dự định là một phiên bản đốt than rẻ tiền hơn, nhỏ hơn và chậm hơn so với [[Queen Elizabeth (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Queen Elizabeth'']] thế hệ [[Thiết giáp hạm#Thời đại Dreadnought|siêu-Dreadnought]] đốt dầu trước đó.<ref>{{citationchú thích | last = McKee| title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 12}}</ref> Thiết kế, xem ra là một bước lùi về kỹ thuật, là để đáp ứng một phần các mối lo ngại rằng một sự phụ thuộc hoàn toàn vào dầu đốt – lúc đó toàn bộ phải nhập khẩu – sẽ khiến cả một lớp tàu trở nên vô dụng trong trường hợp có sự phong tỏa hàng hải thành công.<ref name="Watts">{{citationchú thích | last=Watts | title=[[#Watts|The Royal Navy: An Illustrated History]] | pages = 86-87}}</ref> Mặc khác, than chất lượng cao có thể được cung cấp dồi dào, là nguồn cung cấp ngay tại quê nhà luôn được đảm bảo.<ref name="Watts"/> Hơn nữa, tương phản với "Hải đội nhanh" của những chiếc ''Queen Elizabeth'', lớp ''Revenge'' được dự định sẽ là những tàu chiến có pháo mạnh nhất trong hàng chiến đấu.<ref>{{citationchú thích | last = Preston| title = Battleships of World War I | page = 152}}</ref> ''Royal Oak'' và các tàu chị em là những tàu chiến lớn đầu tiên của Hải quân Hoàng gia mà việc thiết kế được giám sát bởi [[Giám đốc Chế tạo Hải quân]] vừa mới được chỉ định, Sir [[Eustace Tennyson-D'Eyncourt]].
[[Tập tin:Royal Oak.jpg|nhỏ|upright|''Royal Oak'' trong hàng tàu chiến, dẫn trước hai chiếc khác]]
''Royal Oak'' được đặt lườn tại [[Căn cứ Hải quân Hoàng gia Devonport|xưởng tàu Devonport]] vào ngày [[15 tháng 1]] năm [[1914]], là chiếc thứ tư trong lớp của nó.{{Ref_label|A|a|none}} Lo ngại về khả năng giới hạn của than, đồng thời đảm bảo được nguồn cung cấp dầu mới bằng một thỏa thuận hợp đồng với [[Anglo-Persian Oil Company]], [[Thứ trưởng thứ nhất Bộ Hải quân Anh]] [[Jackie Fisher, Nam tước thứ nhất Fisher|Jackie Fisher]] hủy bỏ quyết định sử dụng than vào [[tháng 10]] năm [[1914]].<ref name="Watts"/> Còn đang trong quá trình chế tạo, ''Royal Oak'' được thiết kế lại để trang bị 18 nồi hơi đốt dầu [[Yarrow Shipbuilders|Yarrow]] cung cấp cho bốn [[turbine hơi nước]] [[Parsons Marine Steam Turbine Company|Parsons]], mỗi chiếc dẫn động trực tiếp một trục chân vịt ba cánh đường kính 2,9 m (9&nbsp;ft 6 in). Chiếc thiết giáp hạm được hạ thủy vào ngày [[17 tháng 11]] năm đó, và sau khi hoàn tất việc trang bị, được đưa ra hoạt động vào ngày [[1 tháng 5]] năm [[1916]] với chi phí cuối cùng là 2.468.269 [[Bảng Anh]].<ref>{{citationchú thích | last = Parkes & Prendergast (ed.) | title = [[#Janes1939|Jane's Fighting Ships, 1939]]}}</ref> Được đặt tên theo [[Royal Oak]] (cây sồi hoàng gia) mà [[Charles II của Anh|Vua Charles II]] ẩn nấp sau thất bại của ông trong [[trận Worcester]] năm [[1651]], nó là chiếc tàu chiến thứ tám của Hải quân Hoàng gia mang [[HMS Royal Oak|tên ''Royal Oak'']], thay thế cho một chiếc [[thiết giáp hạm tiền-dreadnought]] bị tháo dỡ năm [[1914]]. Trong khi đang được được chế tạo, nó được tạm thời đặt ký hiệu lườn ''67''.<ref>{{citationchú thích | last = Colledge & Dittmar| title = British Warships 1914-1919 | page = 34}}</ref>
 
=== Nâng cấp ===
''Royal Oak'' được tái trang bị giữa những năm [[1922]] và [[1924]], khi giàn hỏa lực phòng không của nó được nâng cấp bằng cách thay thế các khẩu [[pháo QF 3 inch 20 cwt|QF 76 mm (3 inch) 20 cwt]] ban đầu bằng [[hải pháo QF 4 inch Mk V|QF 102 mm (4 inch)]] góc cao.<ref name="scapa_wrecks">{{citationchú thích | last = Smith| title = [[#Smith|The Naval Wrecks of Scapa Flow]] | pages = 89-95}}</ref> Các [[hệ thống kiểm soát hỏa lực]] và [[máy đo tầm xa]] cho dàn pháo chính và pháo hạng hai được hiện đại hóa, đồng thời việc bảo vệ dưới nước được tăng cường bởi [[đai chống ngư lôi]] cho con tàu.<ref name="scapa_wrecks"/><ref>{{citationchú thích| last = Admiralty |title = ADM1/9244: Royal Oak: Reconstruction | publisher = HMSO |year=1923}}</ref> Các ngăn kín nước bố trí hai bên lườn tàu được thiết kế nhằm giảm hiệu ứng nổ của ngư lôi và tăng cường độ ổn định, nhưng cũng làm tăng chiều rộng mạn thuyền hơn 4 mét.<ref name="conways_1922-46">{{citationchú thích | last = Chesneau | title = [[#Conways|Conway's All the World's Fighting Ships 1922-1946]] | page = 23}}</ref>
 
Một đợt tái trang bị ngắn vào mùa Xuân năm [[1927]] chứng kiến sự bổ sung thêm hai khẩu đội 102&nbsp;mm (4 inch) phòng không góc cao và tháo bỏ hai khẩu 152&nbsp;mm (6 inch).<ref name="scapa_wrecks"/> Con tàu được tái trang bị lần cuối cùng từ năm [[1934]] đến năm [[1936]], khi lớp vỏ giáp sàn tàu được nâng lên độ dày 127&nbsp;mm (5 inch) bên trên hầm đạn và đến 89&nbsp;mm (3,5 inch) bên trên các phòng động cơ. Ngoài việc hiện đại hóa chung các hệ thống trên tàu, một máy phóng dành cho [[thủy phi cơ]] trinh sát được bố trí bên trên tháp pháo ''X'', và việc phòng không cũng được tăng cường bằng cách tăng gấp đôi số pháo phòng không 102&nbsp;mm (4 inch) và bổ sung hai khẩu đội [[Hải pháo QF 2 pounder|QF 2-pounder Mark VIII]] (pompom) tám nòng trên các bệ nhô ngang hàng với ống khói.<ref name="scapa_wrecks"/><ref name="conways_1922-46"/> Cột buồm chính được tái cấu trúc thành kiểu ba chân đủ mang trọng lượng của một phòng [[định vị vô tuyến]] và một [[HACS|trạm điều khiển góc cao]] thứ hai.<ref name="scapa_wrecks"/> Vỏ giáp và thiết bị tăng cường khiến cho ''Royal Oak'' trở thành một trong những con tàu trang bị tốt nhất trong lớp ''Revenge'', nhưng lượng rẽ nước gia tăng khiến tầm nước lớn hơn và tốc độ tối đa bị giảm đi nhiều [[knot]].<ref name="scapa_wrecks"/>
Dòng 76:
=== Chiến tranh Thế giới thứ nhất ===
[[Tập tin:RoyalOakatJutland.PNG|nhỏ|''Royal Oak'' trong trận Jutland, tranh màu nước vẽ bởi [[William Lionel Wyllie|William L. Wyllie]] thuộc [[Hàn lâm viện Hoàng gia]]]]
[[Chiến tranh Thế giới thứ nhất]] đã diễn ra gần hai năm khi ''Royal Oak'' được đưa vào hoạt động. Nó được phân về Đội 3 của [[Hải đội Thiết giáp hạm 4 Anh Quốc|Hải đội Thiết giáp hạm 4]] thuộc [[Hạm đội Grand Anh Quốc]], và trong vòng một tháng, được lệnh cùng với hầu hết hạm đội đối đầu với [[Hạm đội Biển khơi Đức]] trong [[trận Jutland]]. Dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân Crawford Maclachlan,<ref>{{citationchú thích | title = Battle of Jutland:Order of Battle | publisher = Schlielauf, Bill | url = http://www.gwpda.org/naval/jutob.htm| accessdate = 2007-02-22}}</ref> ''Royal Oak'' rời Scapa Flow chiều tối ngày [[30 tháng 5]] cùng các thiết giáp hạm [[HMS Superb (1907)|''Superb'']], [[HMS Canada (1913)|''Canada'']] và soái hạm của Đô đốc [[John Jellicoe, Bá tước thứ nhất Jellicoe|John Jellicoe]] là [[HMS Iron Duke (1912)|''Iron Duke'']].<ref>{{Citationchú thích| last = Admiralty| title = ADM53/58646: Ship's Log: HMS Royal Oak, tháng 5 năm 1916 | publisher = HMSO }}</ref><ref>{{citationchú thích | title = Dreadnoughts and Jutland | publisher = Royal Navy | url = http://www.royal-navy.mod.uk/server/show/conWebDoc.1775/changeNav/3533| accessdate = 2006-12-26}}</ref> Trong trận chiến bất phân thắng bại vào ngày hôm sau, ''Royal Oak'' đã bắn tổng cộng 38 quả đạn pháo 380&nbsp;mm (15 inch) và 84 quả 152&nbsp;mm (6 inch),<ref>{{citationchú thích| last = Campbell| title = [[#Campbell|Jutland]] | pages = 346-358}}</ref> bắn trúng ba phát vào chiếc tàu chiến-tuần dương Đức [[SMS Derfflinger|''Derfflinger'']], loại khỏi vòng chiến một trong các tháp pháo của nó, cùng một phát trúng vào tàu tuần dương [[SMS Wiesbaden (1915)|''Wiesbaden'']]. Bản thân nó tránh được thiệt hại, cho dù vào một lúc trong trận đánh nó phải chịu đựng hỏa lực pháo bắn tới.<ref>{{citationchú thích | last = Campbell| title = [[#Campbell|Jutland]] | pages = 152-157}}</ref>
 
Sau trận đánh, ''Royal Oak'' được cho chuyển sang [[Hải đội Thiết giáp hạm 1 Anh Quốc|Hải đội Thiết giáp hạm 1]]. Vào ngày [[5 tháng 11]] năm [[1918]], tuần lễ cuối cùng của Đệ Nhất thế chiến, nó đang thả neo ngoài khơi [[Burntisland]] tại [[Firth of Forth]] cùng với [[tàu sân bay]] [[HMS Campania (1914)|''Campania'']] (nguyên là một tàu biển chở khách từng đoạt giải [[Blue Riband]] của hãng tàu Cunard Line trước khi cải biến thành tàu sân bay nhằm phục vụ trong chiến tranh) và [[tàu chiến-tuần dương]] [[HMS Glorious (77)|''Glorious'']]. Một cơn gió lốc bất ngờ mạnh đến [[thang đo Beaufort|cấp 10]] đã khiến ''Campania'' bị đứt dây neo và va chạm với ''Royal Oak'' rồi với chiếc ''Glorious'' tải trọng 22.000 tấn. Cả ''Royal Oak'' và ''Glorious'' chỉ bị hư hại nhẹ; nhưng ''Campania'' bị thủng lườn tàu do cú va chạm ban đầu với ''Royal Oak''. Phòng động cơ của con tàu bị ngập nước, và nó nghiêng về phía đuôi và chìm năm giờ sau đó cho dù không có tổn thất về nhân mạng.<ref>{{citationchú thích| last = Admiralty |title = ADM156/90: Board of Enquiry into sinking of HMS Campania | publisher = HMSO |year=1918}}</ref>
 
Vào cuối Thế Chiến I, ''Royal Oak'' đã hộ tống nhiều tàu chiến thuộc Hạm đội Biển khơi Đức đã đầu hàng đi từ [[Firth of Forth]] đến nơi bị chiếm giữ ở [[Scapa Flow]],<ref>{{Citationchú thích| last = Admiralty| title = ADM53/58676: Ship's Log: HMS Royal Oak, tháng 11 năm 1918 | publisher = HMSO }}</ref> và đã hiện diện trong một buổi lễ tại [[Pentland Firth]] để chào đón những con tàu khác khi chúng nối gót.
 
=== Giữa hai cuộc thế chiến ===
Dòng 86:
Việc tái bố trí Hải quân Hoàng gia trong thời bình đã chuyển ''Royal Oak'' sang Hải đội Thiết giáp hạm 2 thuộc [[Hạm đội Đại Tây Dương (Anh Quốc)|Hạm đội Đại Tây Dương]]. Được hiện đại hóa trong những năm [[1922]]-[[1924]], nó được chuyển sang [[Hạm đội Địa Trung Hải (Anh Quốc)|Hạm đội Địa Trung Hải]] vào năm [[1926]] và đặt căn cứ tại [[cảng Grand]] thuộc [[Malta]].
 
Vào đầu năm [[1928]], tại đây đã chứng kiến một sự kiện nổi tiếng mà báo chí đương thời gán cho cái tên "Cuộc binh biến Royal Oak".<ref>{{citationchú thích|title = Admiral's Oaths| newspaper = Time |date = 9 tháng 4 năm 1928 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,787085,00.html}}</ref> Những gì bắt đầu đơn giản chỉ là một sự bất hòa giữa Chuẩn Đô đốc Bernard Collard và hai sĩ quan cao cấp trên ''Royal Oak'' là Đại tá Hải quân [[Kenneth Dewar]] và Trung tá Henry Daniel về ban nhạc của buổi dạ vũ trong phòng sĩ quan,{{Ref_label|B|b|none}} đã chuyển thành một mối hiềm thù cá nhân gay gắt kéo dài nhiều tháng.<ref>{{citationchú thích|title = Trial by Oaths| newspaper = Time |date = 16 tháng 4 năm 1928 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,786821,00.html}}</ref> Dewar và Daniel buộc tội Collard về việc "bới móc trả thù" và công khai làm nhục và xúc phạm họ trước mặt thủy thủ đoàn; đáp trả lại, Collard buộc tội chống lại hai người không tuân hành mệnh lệnh và đối xử với ông ta "tệ hơn là một học viên sĩ quan".<ref>{{citationchú thích | last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |pages = 177-183}}</ref> Khi Dewar và Daniel gửi thư than phiền lên cấp trên trực tiếp của Collard, Phó Đô đốc [[John Kelly (sĩ quan Hải quân Hoàng gia)|John Kelly]], ông này lập tức chuyển thẳng lên Tổng tư lệnh, Đô đốc [[Roger Keyes, Nam tước thứ nhất Keyes|Sir Roger Keyes]]. Khi nhận ra mối quan hệ giữa hai người và vị Đô đốc đã đổ vỡ không thể hàn gắn được, Keyes cách chức cả ba người và gửi họ quay trở về Anh Quốc, trì hoãn một cuộc tập trận hải quân lớn.<ref>{{citationchú thích | last = Gardiner| title = [[#Gardiner|The Royal Oak Courts Martial]] |pages = 132&ndash;134}}</ref> Báo chí tung câu chuyện ra toàn thế giới, mô tả sự việc, với một chút cường điệu, như một cuộc "binh biến".<ref name="time280326">{{citationchú thích|title = Royal Oak| newspaper = Time |date = 26 tháng 3 năm 1928 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,787012,00.html}}</ref> Sự quan tâm của công chúng lên đến mức dấy nên nỗi lo ngại của [[George V của Anh|Vua George V]], người đã cho triệu kiến [[Bộ trưởng Hải quân]] [[William Clive Bridgeman|William Bridgeman]] để yêu cầu giải thích.<ref name="time280326"/>
 
{{External media |align=right | image1=[http://opal.kent.ac.uk/cartoonx-cgi/image/standard/LSE0371 "Syncopated discipline recital on the ''Royal Oak''"]<br/>Tòa án quân sự về vụ "Binh biến" bị đả kích trên báo chí: một biếm họa ''[[Evening Standard]]'' được vẽ bởi [[David Low (họa sĩ biếm họa)|David Low]].<ref>{{citationchú thích| last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |page = 71}}</ref>}}
 
Do những lá thư than phiền, Dewar và Daniel bị buộc tội, theo cách khá tranh luận, vì đã viết ra những tài liệu mang tính lật đổ.<ref>{{citationchú thích | last = Gardiner| title = [[#Gardiner|The Royal Oak Courts Martial]] |page = 176}}</ref> Trong hai phiên [[tòa án quân sự]] được báo chí theo dõi thật chi tiết, cả hai bị xem là có tội và bị khiển trách nặng nề, dẫn đến việc Daniel từ nhiệm khỏi Hải quân. Bản thân Collard bị báo chí và Quốc hội phê phán nặng nề vì đã quá đáng trong cách cư xử, và sau khi được Bridgeman báo trước là "không phù hợp để giữ những vị trí chỉ huy cao cấp",<ref name=hansard_19280417>{{citationchú thích | title = Questions for the First Lord of the Admiralty | journal = Hansard Parliamentary Debates, 18 tháng 4 năm 1928}}</ref> bị buộc phải nghỉ hưu khỏi phục vụ.<ref>{{citationchú thích| last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |page = 162}}</ref>
 
Trong ba người, chỉ có Dewar tiếp tục nghề nghiệp của mình,<ref>{{citationchú thích | last = Gardiner| title = [[#Gardiner|The Royal Oak Courts Martial]] |page = 226}}</ref> cho dù bị tổn hại: ông tiếp tục ở lại phục vụ trong Hải quân Hoàng gia qua một loạt các chức vụ nhỏ và một năm sau đó được thăng Chuẩn Đô đốc một ngày trước khi nghỉ hưu.<ref>{{LondonGazette|issue=33523|startpage=5145|date=6 tháng 8 năm 1929|accessdate=2008-02-27}}</ref> Daniel dự tính hành nghề nhà báo, nhưng sau khi dự định này cùng các cuộc phiêu lưu khác không thành công, ông biến mất trong tối tăm và sức khỏe kém tại Nam Phi.<ref>{{citationchú thích | last = Gardiner| title = [[#Gardiner|The Royal Oak Courts Martial]] |pages = 236&ndash;238}}</ref> Collard lui về cuộc sống dân sự và không bao giờ tuyên bố công khai về sự kiện này lần nào nữa.
 
Vụ xì căng đan chứng tỏ một sự tổn hại đến danh tiếng của Hải quân Hoàng gia, vốn đang là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới vào thời đó, và nó bị chế nhạo ở trong nước lẫn nước ngoài qua những bài xã luận, tranh châm biếm,<ref>{{citationchú thích| last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |page = 1}}</ref> và ngay cả một vở oratorio jazz hài được viết bởi [[Erwin Schulhoff]].<ref>{{chú thích web|url=http://www.exil-archiv.de/html/biografien/schulhoff.htm|title=Erwin Schulhoff|work=exil-archiv|publisher=Else Lasker-Schüler-Foundation|accessdate=3 tháng 9 năm 2009}} {{de-icon}}</ref> Một hậu quả của sự việc bị tổn hại này là quyết định của Bộ Hải quân xem xét lại những phương cách mà sĩ quan hải quân có thể sử dụng để than phiền về thái độ của cấp trên.<ref name=hansard_19280417/>
 
=== Nội chiến Tây Ban Nha ===
Trong cuộc [[Nội chiến Tây Ban Nha]], ''Royal Oak'' được giao thực hiện các cuộc “tuần tra không can thiệp” chung quanh [[bán đảo Iberia]]. Trong một chuyến tuần tra như vậy cách [[Gibraltar]] khoảng 55&nbsp;km (30 hải lý) về phía Đông vào ngày [[2 tháng 2]] năm [[1937]], nó bị ba máy bay của [[Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha|lực lượng Cộng Hòa]] tấn công. Chúng đã ném ba quả bom (chỉ có hai quả phát nổ) ở khoảng cách 500 m bên mạn phải mũi con tàu, cho dù không gây ra thiệt hại gì.<ref name="RO_Log_Feb_1937">{{Citationchú thích| last = Admiralty| title = ADM53/105583: Ship's Log: HMS Royal Oak, tháng 2 năm 1937 | publisher = HMSO }}</ref> [[Đại biện Ngoại giao]] Anh Quốc đã phản kháng sự kiện này lên Chính quyền Cộng hòa, vốn đã nhìn nhận lỗi lầm và đưa ra lời xin lỗi về cuộc tấn công.<ref>{{citationchú thích |title = Incident near Gibraltar| newspaper = The Scotsman |date = 4 tháng 2 năm 1937}} (Subscription required)</ref><ref>{{citationchú thích| title = Bombing Attack on HMS Royal Oak | version = ''Attacks on HM Ships tháng 8 năm 1936 tháng 9 năm 1937'' |year=1937| publisher = HMSO}}</ref> Đến cuối tháng đó, đang khi ở ngoài khơi [[Valencia, Tây Ban Nha|Valencia]] vào ngày [[23 tháng 2]] năm [[1937]]; trong khi đang xảy ra một cuộc không kích của [[Tây Ban Nha thuộc Franco|phe Quốc gia]], ''Royal Oak'' bị bắn trúng một quả đạn pháo phòng không từ một vị trí của phe Cộng hòa,<ref name="RO_Log_Feb_1937"/> khiến năm người bị thương, kể cả thuyền trưởng của ''Royal Oak'' là T.B. Drew.<ref>{{citationchú thích |title = Shell falls on the Royal Oak| newspaper = The Scotsman |date = 25 tháng 2 năm 1937}} (Subscription required)</ref> Tuy nhiên người Anh đã không phản kháng phe Cộng hòa trong dịp này, cho rằng sự kiện trên là một "[[thiên tai]]".<ref>{{citationchú thích |title = Shell hurts five on ship| newspaper = Washington Post |date = 24 tháng 2 năm 1937}} (Subscription required)</ref> Sang [[tháng 5]] năm [[1937]], nó cùng với chiếc [[HMS Forester (H74)|HMS ''Forester'']] đã hộ tống SS ''Habana'', một tàu biển chở hành khách, vận chuyển trẻ em [[Basque]] tị nạn sang Anh Quốc.<ref>{{citationchú thích | last = BBC | authorlink = BBC | title = Britain's Basque bastion | url = http://www.bbc.co.uk/legacies/immig_emig/england/southampton/article_1.shtml | accessdate = 2008-02-01}}</ref> Đến [[tháng 7]], khi chiến sự tại phía Bắc Tây Ban Nha bùng lên, ''Royal Oak'' đã cùng với thiết giáp hạm [[HMS Resolution (09)|HMS ''Resolution'']] cứu thoát chiếc tàu hơi nước ''Gordonia'' khi các tàu chiến phe Quốc gia tìm cách chiếm nó ngoài khơi [[Santander, Cantabria|Santander]]. Tuy nhiên vào ngày [[14 tháng 7]] nó đã không thể ngăn cản tàu tuần dương phe Quốc gia [[Almirante Cervera (tàu tuần dương Tây Ban Nha)|''Almirante Cervera'']] chiếm giữ chiếc tàu chở hàng Anh ''Molton'' khi chiếc này tìm cách vào Santander. Chiếc tàu buôn đang tham gia triệt thoái những người tị nạn.<ref>Gretton, [[#Gretton|''The Naval Aspects of the Spanish Civil War'']] pp 379-381</ref>
 
Cùng thời gian này, ''Royal Oak'' tham gia cùng 14 tàu chiến khác của Hải quân Hoàng gia trong cuốn phim Anh ''[[Our Fighting Navy]]'' năm [[1937]], cốt truyện xoay quanh một cuộc đảo chính tại một nước cộng hòa hư cấu Bianco tại Nam Phi. ''Royal Oak'' đóng vai một thiết giáp hạm nổi loạn ''El Mirante'', khi lực lượng nắm quyền buộc một thuyền trưởng Anh phải chọn lựa giữa người yêu hay nghĩa vụ của ông.<ref>{{citationchú thích | title = Film & TV Database | publisher = [[British Film Institute]] | accessdate= 2009-03-17 | url=http://ftvdb.bfi.org.uk/sift/title/306119}}</ref> Cuốn phim không được giới phê bình đón nhận, nhưng cũng có được các cảnh quay ấn tượng về các hoạt động hải quân.<ref>{{citationchú thích | first = S. P. | last = Mackenzie | title = British War Films, 1939-1945: The Cinema and the Services | year = 2001 | publisher = Continuum International | isbn = 1852852585 | page = 18}}</ref>
 
=== Chiến tranh Thế giới thứ hai ===
[[Tập tin:Royal Oak carrying Queen Maud.jpg|nhỏ|''Royal Oak'' đưa di hài của Hoàng hậu Maud quay trở về Na Uy]]
Vào năm [[1938]], ''Royal Oak'' được cho quay lại [[Hạm đội Nhà Anh Quốc|Hạm đội Nhà]] và được đặt làm [[soái hạm]] của Hải đội Thiết giáp hạm 2 đặt căn cứ tại [[Căn cứ Hải quân Hoàng gia Portsmouth|Portsmouth]]. Ngày [[24 tháng 11]] năm [[1938]], nó đưa di hài của [[Maud của Wales|Hoàng hậu Maud của Na Uy]] vốn sinh trưởng tại Anh quay trở về [[Na Uy]] để cử hành lễ quốc tang tại [[Oslo]], với chồng là [[Haakon VII của Na Uy|Vua Haakon VII]] cùng đi theo trên tàu.<ref>{{citationchú thích |title = Late Queen Maud | newspaper = The Scotsman |date = 24 tháng 11 năm 1938}} (Subscription required)</ref> Được cho ngừng hoạt động vào [[tháng 12]] năm [[1938]], ''Royal Oak'' tái hoạt động vào [[tháng 6]] tiếp theo, rồi đến mùa Hè năm [[1939]] thực hiện một chuyến đi huấn luyện ngắn tại [[eo biển Anh Quốc]] chuẩn bị cho một đợt bố trí kéo dài 30 tháng tại Địa Trung Hải, khi thủy thủ đoàn được phát trước những bộ đồng phục nhiệt đới.<ref>{{citationchú thích| last = Turner | title = [[#Taylor|Last Dawn]] | page = 45}}</ref> Do tình trạng chiến tranh có thể xảy ra, chiếc thiết giáp hạm lại được chuyển hướng lên phía Bắc đến [[Scapa Flow]], và nó neo đậu tại đây khi chiến tranh được tuyên bố vào ngày [[3 tháng 9]].<ref>{{citationchú thích | last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 17}}</ref>
 
Vào [[tháng 10]], ''Royal Oak'' tham gia truy tìm chiếc [[tàu chiến-tuần dương]] Đức [[Gneisenau (tàu chiến-tuần dương Đức)|''Gneisenau'']], vốn nhận được lệnh tiến vào Bắc Hải nhằm đánh lạc hướng cho các [[thiết giáp hạm bỏ túi]] [[Deutschland (thiết giáp hạm Đức)|''Deutschland'']] và [[Admiral Graf Spee (thiết giáp hạm Đức)|''Admiral Graf Spee'']] tiến hành các hoạt động [[chiến tranh cướp tàu buôn|cướp tàu buôn]].<ref name="mckee_p23_24">{{citationchú thích| last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]] | pages = 23&ndash;24}}</ref> Cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả, đặc biệt là đối với ''Royal Oak'', khi tốc độ tối đa vào lúc đó chỉ có chưa đến 37&nbsp;km/h (20 knot), không đủ để theo kịp phần còn lại của hạm đội.<ref name="mckee_p23_24"/> Ngày [[12 tháng 10]], ''Royal Oak'' quay trở về Scapa Flow trong tình trạng kém, méo mó bởi những trận bão tại Bắc Đại Tây Dương, nhiều thuyền cứu sinh bị vỡ và nhiều khẩu pháo cỡ nhỏ không hoạt động.<ref name="mckee_p23_24"/><ref name="weaver_p29_30">{{citationchú thích | last = Weaver | title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | pages = 29&ndash;30}}</ref> Nhiệm vụ vừa qua đã bộc lộ sự lạc hậu của một tàu chiến cũ 25 tuổi.<ref name="mckee_p23_24"/> Lo ngại về một cuộc do thám trên không gần đây của máy bay trinh sát Đức báo trước một cuộc không kích sắp xảy ra tại Scapa Flow, Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Nhà [[Charles Forbes (Đô đốc)|Charles Forbes]] ra lệnh cho phần lớn hạm đội phân tán đến các cảng an toàn hơn. Tuy nhiên ''Royal Oak'' được giữ lại, các khẩu pháo [[phòng không]] của nó được xem là một bổ sung hữu ích vào hệ thống phòng thủ tại Scapa Flow còn đang khan hiếm.<ref name="weaver_p29_30"/>
 
==Bị đánh chìm==
Dòng 111:
{{main|Scapa Flow}}
[[Tập tin:Scapa Flow.svg|nhỏ|Scapa Flow]]
Scapa Flow là một nơi neo đậu gần như lý tưởng. Tọa lạc tại trung tâm của quần đảo [[Orkney]] ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Scotland, cảng tự nhiên này đủ lớn để chứa toàn bộ Hạm đội Grand,<ref>{{citationchú thích | last = Miller| title = [[#Miller|Scapa]] | page = 15}}</ref> được vây quanh bởi một chuỗi các hòn đảo phân cách bởi các eo biển nông có dòng nước [[thủy triều]] chảy xiết. Mối đe dọa của U-boat đã được nhận thức từ lâu, và một loạt các biện pháp phòng ngự đã được trang bị vào những năm đầu của Đệ Nhất thế chiến.<ref name= "ADM199_158">{{citationchú thích| last = Admiralty |title = [[#Enquiry|ADM199/158: Board of Enquiry into sinking of HMS Royal Oak]] | publisher = HMSO |date=tháng 10 năm 1939}}</ref> Các [[tàu ụ cản]] được đánh chìm tại các điểm trọng yếu, và các hàng rào nổi được bố trí để ngăn chặn ba cửa biển ra vào rộng nhất. Được vận hành bằng tàu kéo cho phép các tàu bạn có thể băng ngang, chúng từng được cho là có thể để lọt, nhưng khá hiếm hoi, một chỉ huy U-boat gan dạ có thể tìm cách thoát qua mà không bị phát hiện trước khi hàng rào được đóng lại.<ref name= "ADM199_158"/> Hai tàu ngầm từng mưu toan xâm nhập trong chiến tranh đã gặp phải số phận không may mắn. Vào ngày [[23 tháng 11]] năm [[1914]], [[SM U-18|''U-18'']] bị đâm thủng hai lần trước khi mắc cạn và toàn bộ thủy thủ đoàn bị bắt;<ref>{{citationchú thích | url=http://uboat.net/wwi/boats/index.html?boat=18|title=WWI U-boats:U 18 | publisher=uboat.net | accessdate=2008-03-29}}</ref><ref name=MillerScapa51>{{citationchú thích | last = Miller| title = Scapa| page = 51}}</ref> và chiếc [[SM UB-116|''UB-116'']] bị [[máy dò âm dưới nước]] phát hiện và bị tiêu diệt với tổn thất toàn bộ thủy thủ đoàn vào ngày [[28 tháng 10]] năm [[1918]].<ref>{{citationchú thích | last = Miller| title = Scapa| pages = 24-25 }}</ref><ref>{{citationchú thích| url=http://uboat.net/wwi/boats/index.html?boat=UB+116 | publisher=uboat.net | title=WWI U-boats:UB 116 | accessdate=2008-03-29}}</ref>
 
Scapa Flow cung cấp nơi neo đậu chính cho [[Hạm đội Grand Anh Quốc]] trong phần lớn thời gian của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng trong những năm giữa hai cuộc chiến, chúng được chuyển đến [[Rosyth]] có vị trí thuận tiện hơn thuộc [[Firth of Forth]].<ref name= "ADM199_158"/><ref>{{citationchú thích | title = Scapa Flow | publisher = firstworldwar.com | date = 22 tháng 12 năm 2002 | url = http://www.firstworldwar.com/atoz/scapaflow.htm | accessdate = 2006-12-24}}</ref> Tuy nhiên Scapa Flow được tái sử dụng khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp bắt đầu, trở thành một căn cứ của [[Hạm đội Nhà Anh Quốc]].<ref name= "ADM199_158"/> Các công trình phòng thủ thiên nhiên và nhân tạo, trong khi vẫn chắc chắn, được nhận biết là cần phải được cải thiện; và trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, đang trong quá trình được tăng cường thêm các tàu ụ cản.<ref>{{citationchú thích|title = Lord's Admissions| newspaper = Time |date = 20 tháng 11 năm 1939 | url = http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,762806,00.html}}</ref>
 
===''Chiến dịch Đặc biệt P'': Cuộc đột kích của ''U-47''===
[[Tập tin:U-47 raid.svg|nhỏ|400px|Bản đồ xâm nhập Scapa Flow bởi tầu ngầm ''U-47'']]
Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Hải quân Đức [[Karl Dönitz]] đặt ra một kế hoạch tấn công Scapa Flow bằng tàu ngầm trong vòng vài ngày sau khi chiến tranh nổ ra.<ref name="doenitz">{{citationchú thích | last = Dönitz| title = Ten Years and Twenty Days | pages = 67&ndash;69}}</ref> Ông nhắm vào hai mục đích: một là, việc dời chỗ Hạm đội Nhà khỏi Scapa Flow sẽ thả lỏng sự phong tỏa của Anh tại [[Bắc Hải]] cho phép Đức tự do hơn trong việc tấn công các đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương; hai là, đòn tấn công sẽ là một hành động biểu trưng cho sự báo thù, tấn công đúng vào nơi mà [[Hạm đội Biển khơi Đức]] đã đầu hàng [[Đánh đắm Hạm đội Đức tại Scapa Flow|tự đánh đắm]] sau khi Đức thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Dönitz đã chọn Trung tá Hải quân (Kapitänleutnant) [[Günther Prien]] cho nhiệm vụ này,<ref name="doenitz"/>{{Ref_label|C|c|none}} dự trù cuộc đột kích vào đêm [[13 tháng 10|13]]/[[14 tháng 10]] năm [[1939]], khi thủy triều cao và bầu trời không trăng.<ref name="doenitz"/>
 
Dönitz được giúp đỡ bởi những bức ảnh chất lượng cao có được từ chuyến bay trinh sát, trình bày những điểm yếu trong hệ thống phòng thủ và một sự thừa thãi các mục tiêu.<ref name="doenitz"/> Ông hướng dẫn Prien xâm nhập Scapa Flow từ hướng Đông qua eo biển Kirk, băng qua phía Bắc [[Lamb Holm]], một đảo nhỏ và thấp nằm giữa [[Burray]] và [[Mainland, Orkney|Mainland]].<ref name="u47_log">[[#U47Log|U-47: Log]]</ref> Prien thoạt tiên nhầm lẫn eo biển Skerry xa hơn về phía Nam là con đường được chọn, và bất ngờ nhận ra ''U-47'' đang hướng đến một lối đi nông bị bịt kín. Ông buộc phải ra lệnh quay mũi nhanh sang hướng Đông Bắc.<ref>{{citationchú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 86}}</ref> Trên mặt biển, và được chiếu sáng bởi nền bầu trời [[bắc cực quang]] sáng rõ,<ref>{{citationchú thích | last = Prien | title = [[#Prien|Mein Weg nach Scapa Flow]] |page = 152}}</ref> chiếc tàu ngầm đi qua lại giữa hai [[tàu ụ cản]] ''Seriano'' và ''Numidian'' bị đánh chìm, tự mắc cạn tạm thời trên một sợi cáp căng từ chiếc ''Seriano''.<ref name="u47_log"/> Nó bị bắt gặp ngắn ngủi trong ánh đèn pha của một chiếc taxi trên bờ, nhưng người lái xe không đưa ra tín hiệu báo động nào.<ref name="weaver_ch3">{{citationchú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]], ''Chapter 3: ''The Car on the Shore}}</ref>{{Ref_label|D|d|none}} Sau khi lọt vào cảng lúc 00 giờ 27 phút ngày [[14 tháng 10]], Prien ghi dòng chữ đắc thắng ''Wir sind in Scapa Flow!!!''{{Ref_label|E|e|none}} vào nhật ký con tàu rồi chuyển sang hướng Tây Nam đi nhiều kilô-mét trước khi quay ngược lại.<ref name="u47_log"/> Hoàn toàn bất ngờ đối với ông, chỗ neo đậu hiện ra hầu như trống trơn; Prien không thể biết rằng mệnh lệnh phân tán hạm đội của Forbes đã dời đi gần hết các mục tiêu lớn nhất. Lúc đó ''U-47'' đã hướng mũi thẳng đến bốn chiếc tàu chiến, bao gồm chiếc [[tàu tuần dương]] hạng nhẹ [[HMS Belfast (C35)|''Belfast'']] vừa mới được đưa ra hoạt động, đang thả neo ngoài khơi [[Flotta]] và [[Hoy]] ở khoảng cách 8&nbsp;km, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy là Prien đã nhìn thấy chúng.<ref>{{citationchú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow | page = 101}}</ref>
 
Trên đường quay trở lại, một trinh sát viên trên cầu tàu nhìn thấy ''Royal Oak'' nằm cách khoảng 4.000 m về phía Bắc, nhận diện chính xác nó là một thiết giáp hạm thuộc [[Revenge (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Revenge'']]. Hầu như che khuất đàng sau nó là một con tàu thứ hai mà chỉ có mũi được nhìn thấy bởi ''U-47''. Prien nhầm lẫn nó là một tàu chiến-tuần dương thuộc [[Renown (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp ''Renown'']], tình báo Đức sau đó gán cho nó là chiếc [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']].<ref name="u47_log"/> Thực ra đó chính là [[tàu chở thủy phi cơ]] thời Đệ Nhất thế chiến [[HMS Pegasus (1934)|''Pegasus'']].<ref>{{citationchú thích | last = Snyder | title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 91}}</ref>
[[Tập tin:Scapa Flow from Gaitnip cliffs small.jpg|trái|nhỏ|Địa điểm ''Royal Oak'' bị tấn công ngày hôm nay, vẫn còn nhìn thấy dầu nổi lên từ xác tàu đắm]]
Lúc 00 giờ 58 phút, ''U-47'' bắn một loạt ba quả [[ngư lôi]] từ các ống phóng trước mũi, một quả thứ tư kẹt lại trong ống phóng. Hai quả đã không tìm thấy mục tiêu, chỉ có một quả ngư lôi duy nhất đánh trúng mũi chiếc ''Royal Oak'' lúc 01 giờ 04 phút, làm chấn động con tàu khiến thủy thủ đoàn tỉnh giấc.<ref name="snyder_p95">{{citationchú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 95}}</ref> Không có hư hại nào được nhận thấy, cho dù dây neo bên mạn phải bị cắt đứt, kêu loảng xoảng ồn ào khi nó bị trượt xuống. Ban đầu, người ta đoán rằng có một vụ nổ bên trong ở kho chứa chất dễ cháy phía trước con tàu, nơi dùng để chứa những vật liệu như [[dầu hỏa]]. Bị ám ảnh bởi vụ nổ không giải thích được đã từng phá hủy [[HMS Vanguard (1909)|HMS ''Vanguard'']] tại Scapa Flow vào năm [[1917]],<ref name=MillerScapa51/>{{Ref_label|F|f|none}} một thông báo được truyền qua hệ thống tăng âm của ''Royal Oak'' yêu cầu kiểm tra nhiệt độ các hầm đạn,{{Ref_label|G|g|none}} nhưng nhiều thủy thủ đã quay trở lại giường ngủ, không nhận thức được rằng con tàu đang bị tấn công.<ref name="snyder_p95"/><ref>{{citationchú thích | last = McKee| title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 39}}</ref>
 
Prien xoay tàu ngầm của mình và tìm cách bắn một loạt khác qua các ống phóng phía đuôi, nhưng tất cả lại trượt. Nạp lại các ống phóng phía mũi, ông phóng thêm một loạt ba quả, tất cả đều nhắm vào ''Royal Oak'',<ref name="u47_log"/> Lần này ông thành công: lúc 01 giờ 16 phút cả ba liên tiếp nhau đánh trúng chiếc thiết giáp hạm ở giữa tàu và phát nổ.<ref>{{citationchú thích | last = McKee| title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 42}}</ref><ref>{{citationchú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | page = 118}}</ref> Các vụ nổ làm thủng một lỗ lớn trên vỏ giáp sàn tàu, phá hủy phòng ăn thủy thủ đoàn và làm mất điện.<ref name="Weaver_p60-61">{{citationchú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | pages = 60&ndash;61}}</ref> Thuốc phóng từ một hầm đạn bị kích nổ và các đám cháy nổ nhanh chóng lan truyền qua các khoảng trống bên trong tàu.<ref name="Weaver_p60-61"/> ''Royal Oak'' nhanh chóng bị nghiêng khoảng 15°, đủ để đẩy các lỗ cửa sổ đang mở ra bên mạn phải tàu xuống dưới mực nước.{{Ref_label|H|h|none}} Nó lật nghiêng hơn nữa qua mạn tàu đến 45°, giữ lại đó trong nhiều phút trước khi biến mất dưới mặt nước lúc 01 giờ 29 phút, chỉ 13 phút sau đợt tấn công thứ hai của Prien.<ref>{{citationchú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 121}}</ref> 833 người đã tử nạn cùng con tàu, bao gồm Chuẩn Đô đốc [[Henry Blagrove]], Tư lệnh Hải đội Thiết giáp hạm 2. Hơn một trăm trong số những người chết là những [[thiếu sinh hải quân]] chưa đến 18 tuổi, tổn thất lớn nhất loại này từ trước đến nay trong một hoạt động của hải quân Hoàng gia.<ref name="Turner_96-97">{{citationchú thích| last = Turner | title = [[#Taylor|Last Dawn]] | pages = 96&ndash;97}}</ref> Chiếc thuyền gỗ của Đô đốc neo đậu bên mạn thuyền cũng bị kéo chìm theo cùng ''Royal Oak''.
 
===Các nỗ lực cứu hộ ===
<div style="font-size: 85%">
{| class="wikitable" align="right" style="margin:0em 0em 1em 1em;"
|+Trích các bức điện trao đổi giữa Bộ Hải quân (ADMY) và Đô đốc chỉ huy Orkney và Shetland (ACOS)<ref>{{citationchú thích | last = Weaver| title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | pages = 80&ndash;83}}</ref>
|-
!colspan="1" align=center bgcolor="#EFEFEF" width="40" | Thời gian
Dòng 154:
</div>
 
[[Tàu liên lạc]] ''Daisy 2'' dưới sự điều khiển của John Gatt thuộc [[Hải quân Trừ bị Hoàng gia|Hải quân Trừ bị]] đã neo đậu qua đêm bên mạn trái của ''Royal Oak''. Khi chiếc thiết giáp hạm đang chìm bắt đầu nghiêng sang mạn phải, Gatt ra lệnh cho ''Daisy 2'' cắt dây neo, nhưng nó cũng tạm thời bị mắc vào đai giáp chống ngư lôi của ''Royal Oak'' đang nhô lên và bị nhấc khỏi mặt biển một lúc trước khi tự thoát ra được.<ref>{{citationchú thích | last = Weaver | title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]], ''Chapter 5: ''Daisy, Daisy}}</ref>
 
Nhiều người trong số thủy thủ đoàn của ''Royal Oak'' tìm cách nhảy được ra khỏi con tàu đang chìm không mặc gì hơn là đồ ngủ trên người và đã không chuẩn bị cho làn nước lạnh giá. Một lớp dày dầu đốt đã bao phủ mặt nước, tràn vào phổi và bụng thủy thủ và làm vướng víu những cố gắng bơi. Trong số những người tìm cách bơi qua khoảng cách 800 mét đến bờ biển gần nhất, chỉ có một nhóm nhỏ là sống sót.<ref name="Snyder_p135-139">{{citationchú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | pages = 135-139}}</ref> Gatt đã cho bật sáng những đèn pha trên chiếc ''Daisy 2'' rồi cùng với người của mình tìm cách cứu được 386 người khỏi mặt nước, kể cả chỉ huy của ''Royal Oak'' là Thuyền trưởng, Đại tá William Benn.<ref>{{citationchú thích |title = Royal Navy's Loss| newspaper = The Scotsman |date = 16 tháng 10 năm 1939}} (Subscription required)</ref> Những nỗ lực cứu hộ được tiếp tục trong hai giờ rưỡi cho đến gần 04 giờ 00 sáng, khi Gatt từ bỏ việc tìm kiếm những người còn sống sót và chuyển những người đã vớt được sang ''Pegasus''. Cho dù được trợ giúp bởi những chiếc thuyền của ''Pegasus'' và của cảng,<ref>{{Citationchú thích| last = Admiralty| title = ADM53/110029: Ship's Log: HMS Pegasus, tháng 10 năm 1939 | publisher = HMSO }}</ref> ông là người đã vớt được hầu hết những người sống sót, một hành động mà vì đó ông được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập Phục vụ Dũng cảm (Anh Quốc)|Huân chương Chữ thập Phục vụ Dũng cảm]],<ref>{{citationchú thích | title = Central Chancery of the Orders of Knighthood | newspaper = Supplement to London Gazette | date = 1 tháng 1 năm 1940}}</ref> phần thưởng quân sự duy nhất được phía Anh trao tặng có liên quan đến thảm họa này.<ref>{{citationchú thích | last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]] | pages = ''Dedication''}}</ref>
 
==Diễn biến tiếp theo==
Dòng 162:
Người Anh thoạt tiên lẫn lộn về nguyên nhân làm chìm tàu, suy đoán là do một vụ nổ trên tàu hoặc một cuộc không kích.<ref name= "ADM199_158"/> Sau khi nhận thức rằng một cuộc tấn công bằng tàu ngầm là lời giải thích duy nhất khả thi, các biện pháp được tiến hành để khóa các lối ra vào vũng biển, nhưng ''U-47'' đã thoát ra và đang trên đường quay trở về Đức. [[BBC]] thông báo tin tức chìm tàu vào gần trưa ngày [[14 tháng 10]], và tin tức trên radio được tình báo vô tuyến Đức và bản thân ''U-47'' nghe được. Các thợ lặn được gửi đến xác tàu đắm sáng hôm đó sau vụ nổ đã tìm thấy những mảnh vụn của một quả ngư lôi Đức, xác nhận phương tiện dùng để tấn công.
 
Ngày [[17 tháng 10]], [[Bộ trưởng Hải quân Anh Quốc]] [[Winston Churchill]] chính thức thông báo việc mất chiếc ''Royal Oak'' đến [[Hạ nghị viện Anh Quốc|Hạ nghị viện]], trước tiên thừa nhận rằng cuộc đột kích là "một kỳ tích đáng kể của kỹ năng chuyên nghiệp và dũng cảm", nhưng khẳng định sự mất mát không ảnh hưởng đến cán cân lực lượng giữa các thế lực hải quân.<ref>{{citationchú thích | title = U-Boat Warfare | journal = Hansard Parliamentary Debates, 17 tháng 10 năm 1939}}</ref> Một [[Ủy ban Điều tra]] Bộ Hải quân được triệu tập từ ngày [[18 tháng 10|18]] đến ngày [[24 tháng 10]] để xác định những hoàn cảnh mà cảng Scapa Flow bị xâm nhập. Cùng lúc đó, Hạm đội Nhà được lệnh ở lại các cảng an toàn hơn cho đến khi các vấn đề về an toàn tại đây được giải quyết.<ref>{{citationchú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 8: ''Flowers for a Fallen Hero | pages = 112-128}}</ref> Churchill bị buộc phải trả lời những chất vấn của Quốc hội là tại sao ''Royal Oak'' có trên tàu quá nhiều [[thiếu sinh hải quân]],<ref>{{citationchú thích | title = Boys (Active Service) | url=http://hansard.millbanksystems.com/commons/1939/oct/25/boys-active-service |journal = Hansard Parliamentary Debates, 25 tháng 10 năm 1939}}</ref> mà hầu hết đã bị thiệt mạng. Ông đã bảo vệ cho truyền thống của Hải quân Hoàng gia gửi những thiếu sinh quân tuổi từ 15 đến 17 ra biển; nhưng sau đó việc thực hành này nói chung được chấm dứt không lâu sau vụ thảm họa, và những người dưới 18 tuổi chỉ phục vụ trên những tàu chiến thường trực trong những hoàn cảnh rất ngoại lệ.<ref name="Turner_96-97"/>
 
[[Bộ Tuyên truyền]] [[Đức quốc xã]] nhanh chóng lợi dụng sự thành công của cuộc đột kích,<ref name="scapa_wrecks"/><ref>{{citationchú thích |title = German claims| newspaper = The Scotsman |date = 17 tháng 10 năm 1939}} (Subscription required)</ref> và những tin tức truyền thanh theo lời tường thuật của [[Hans Fritzsche]] trình bày một cảm giác chiến thắng suốt nước Đức.<ref>{{citationchú thích | title = Two Broadcasts by Hans Fritzsche | url = http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/hf1.htm | accessdate = 2007-01-01}}</ref> Prien và thủy thủ đoàn của ông về đến [[Wilhelmshaven]] lúc 11 giờ 44 phút ngày [[17 tháng 10]] và lập tức được hoan nghênh như những anh hùng, khi biết được rằng Prien được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập sắt|Huân chương Chữ thập sắt Hạng nhất]], và mỗi người trong thủy thủ đoàn Huân chương Chữ thập sắt Hạng hai.<ref name="Snyder_p179-180">{{citationchú thích | last = Snyder| title = The Royal Oak Disaster | pages = 179&ndash;180}}</ref> [[Hitler]] gửi máy bay riêng của mình đến để đưa toàn bộ thủy thủ đoàn đến [[Berlin]], nơi ông trao thêm cho Prien [[Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ]].<ref>{{citationchú thích | last=Williamson | first=Gordon | coauthors=Bujeiro, Ramiro | title=Knight's Cross and Oak-Leaves Recipients 1939-40 | publisher=Osprey Publishing | date=2004 | pages=20-23 | isbn=978-1841766416 | url=http://books.google.co.uk/books?id=d4vIp-yLuYsC&pg=PA20}}</ref> Phần thưởng này, lần đầu tiên được trao tặng cho một sĩ quan tàu ngầm Đức, sau này trở thành một tưởng thưởng thường lệ dành cho các chỉ huy U-Boat thành công. Dönitz được thưởng công bằng việc thăng hàm từ Đại tá lên Chuẩn Đô đốc và là Đô đốc Tư lệnh hạm đội U-Boat.<ref name="Snyder_p179-180"/>
 
Prien được đặt biệt danh "The Bull of Scapa Flow" (Con bò Scapa Flow) và thủy thủ đoàn của ông đã trang trí tháp điều khiển của ''U-47'' bằng một biểu trưng con bò khịt mũi, sau này được lấy làm biểu tượng cho cả [[Hải đội U-boat 7]]. Bản thân ông được nhiều lời mời phỏng vấn trên radio và báo chí,<ref name="Snyder_p179-180"/> và quyển tự truyện của ông được xuất bản một năm sau đó với tựa đề ''Mein Weg nach Scapa Flow''.{{Ref_label|I|i|none}} Được viết thuê bởi một nhà báo Đức, trong những năm sau chiến tranh một số điểm được nêu liên quan đến những sự kiện vào [[tháng 10]] năm [[1939]] bị đặt nghi vấn rất nhiều.<ref>{{citationchú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 10: ''The Neger in the Woodpile}}</ref><ref>{{citationchú thích | last = McKee| title = Black Saturday, ''Chapter 13: ''Such Exaggerations and Inaccuracies...}}</ref>
[[Tập tin:Churchill Barrier 1.jpg|nhỏ|phải|Churchill Barrier 1 giờ đây chặn ngang eo Kirk, con đường mà Prien xâm nhập Scapa Flow]]
Báo cáo chính thức của Bộ Hải quân Anh Quốc về thảm họa lên án hệ thống phòng thủ tại Scapa Flow, khiển trách Đô đốc chỉ huy Orkney và Shetland, Sir [[Wilfred French]], về tình trạng không chuẩn bị của chúng. French bị đưa về danh sách nghỉ hưu,<ref>{{citationchú thích | last = Weaver | title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | page = 120}}</ref> mặc dù đã lên tiếng cảnh báo vào mùa Hè trước đó về hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm kém cỏi của Scapa Flow, và tình nguyện đích thân đưa một con tàu nhỏ hoặc tàu ngầm băng qua các tàu ụ cản để chứng minh quan điểm của mình.<ref>{{citationchú thích | last = Weaver | title =Nightmare at Scapa Flow | page = 123}}</ref> Theo lệnh của Churchill, các con đường tiếp cận phía Đông vào Scapa Flow được lấp kín bằng [[đường nổi]] bê-tông nối liền [[Lamb Holm]], [[Glimps Holm]], [[Burray]] và [[South Ronaldsay]] đến [[Mainland, Orkney|Mainland]]. Được xây dựng chủ yếu bởi [[tù binh chiến tranh]] người Ý,<ref>{{citationchú thích | title = The Churchill Barriers | publisher = Undiscovered Scotland | url = http://www.undiscoveredscotland.co.uk/eastmainland/churchill | accessdate = 2007-02-03 }}</ref> [[Churchill Barriers]], như chúng được gọi, cuối cùng cũng hoàn tất vào [[tháng 9]] năm [[1944]], cho dù chỉ được chính thức khai trương không lâu sau [[Ngày chiến thắng tại Châu Âu|Ngày chiến thắng]] vào [[tháng 5]] năm [[1945]].<ref>{{citationchú thích | title = The Churchill Barriers | work = Burray | url = http://www.simontreasure.name/html/burray_.html | accessdate = 2007-02-03}}</ref> Giờ đây chúng là một phần của hạ tầng kiến trúc vận tải tại Orkney, mang con đường A961 giữa các hòn đảo.
 
Trong những năm tiếp theo, một tin đồn lan truyền là Prien đã được hướng dẫn vào Scapa Flow bởi Alfred Wehring, một điệp viên Đức sinh sống tại Orkney dưới vỏ bọc một thợ đồng hồ người Thụy Sĩ tên Albert Oertel.<ref name=haywood>{{citationchú thích | last = Haywood| title = [[#Haywood|Myths & Legends]] | pages = 30-31}}</ref> Sau cuộc tấn công, Oertel đào thoát trên chiếc tàu ngầm ''B-06'' quay trở về Đức.<ref name=McKee_Ch14>{{citationchú thích | last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]], ''Chapter 14: ''The Watchmaker who never was}}</ref> Bài tường thuật các sự kiện có nguồn gốc từ một bài báo của phóng viên Curt Riess đăng trên số ngày [[16 tháng 5]] năm [[1942]] của tạp chí Mỹ ''[[Saturday Evening Post]]'' rồi sau đó được thêm thắt bởi các tác giả khác.<ref name=haywood/><ref>{{Citationchú thích | last = Knobelspiesse | first = A. V. | title = Masterman Revisited | publisher = Center for the Study of Intelligence | year = 1996 | url = https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/kent-csi/docs/v18i1a02p_0001.htm | accessdate = 2007-06-10}}</ref> Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm sau chiến tranh trong hồ sơ lưu trữ tại Đức lẫn Orkney đều không thể tìm thấy những chứng cứ cho sự hiện hữu của Oertel hay Wehring hoặc một tàu ngầm có tên ''B-06'', và toàn bộ câu chuyện được xem là hư cấu.<ref>{{citationchú thích | last = Snyder | title = The Royal Oak Disaster | page = 174}}</ref><ref>{{citationchú thích | first = Walter | last = Pforzheimer | title = Literature on Intelligence | journal= Proc. 31st Annual Military Librarian's Workshop | year=1987 | pages = 23-37 | publisher = [[Defense Intelligence Agency]] | url = http://units.sla.org/division/dmil/MLWproceedings/MLW_31_ADA220404.pdf | format=PDF | accessdate = 2007-06-10}}</ref>
{{clear}}
 
Dòng 176:
=== Nghĩa trang Chiến tranh Quốc gia ===
[[Tập tin:St-Magnus-Royal-Oak-memorial.jpg|nhỏ|Đài tưởng niệm tại Nhà thờ St Magnus, nơi trưng bày chiếc chuông của ''Royal Oak'']]
Mặc dù ''Royal Oak''chìm ở vùng nước tương đối nông, đa số các thi thể bên trong nó đã không thể lấy ra được. Được đánh dấu bằng một chiếc phao tại tọa độ {{coord|58|55|50|N|2|59|00|W|region:GB_type:landmark}}, xác tàu đắm được chỉ định là một [[Nghĩa trang Chiến tranh Quốc gia]], và mọi việc bơi lặn hay bất kỳ hình thức khảo sát không có giấy phép nào đều bị ngăn cấm theo [[Đạo luật Bảo vệ Di sản Quân sự 1986]].<ref>{{citationchú thích | title = Wrecks designated as Military Remains | publisher = Maritime and Coastguard Agency | url = http://www.mcga.gov.uk/c4mca/mcga-environmental/mcga-dops_row_receiver_of_wreck/mcga-dops-row-protected-wrecks/mcga-dops-sar-row.htm | accessdate = 2006-12-27}}</ref> Trong điều kiện nước trong, có thể thấy lườn tàu bị lật úp ở khoảng cách 5 mét từ mặt nước. Các ký tự làm bằng đồng tạo nên tên con tàu ''Royal Oak'' bị tháo dỡ bởi như vật kỷ niệm của một người bơi lặn nghiệp dư trong những năm [[thập niên 1970|1970]]. Chúng được trao trả sau gần hai mươi năm và hiện đang được trưng bày tại trung tâm du khách Scapa Flow ở [[Lyness]] thuộc [[Hoy]]. Việc mất chiếc ''Royal Oak'' được tưởng nhớ trong một buổi lễ tổ chức hàng năm trong đó thợ lặn của Hải quân Hoàng gia đặt một Biểu trưng Hải quân Hoàng gia (White Ensign) dưới nước ở đuôi tàu.<ref>{{citationchú thích| publisher = Royal Navy: News and Events | date = tháng 10 năm 2006 | title = HMS Shoreham Visits the Orkneys | url = http://www.royal-navy.mod.uk/server/show/ConWebDoc.6986/changeNav/3533 | accessdate = 2008-02-03}}</ref> Một đài tưởng niệm tại [[Nhà thờ St. Magnus, Kirkwall|Nhà thờ St Magnus]] ở [[Kirkwall]] gần đó trưng bày một biển đồng dành để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng, phía sau một quyển sách ghi danh sách tên của họ. Danh sách này đã không được Chính phủ công bố cho đến khoảng 40 năm sau vụ đánh chìm. Mỗi tuần một trang của cuốn sách được lật qua. Chiếc chuông của con tàu được vớt trong những năm [[thập niên 1970|1970]], và sau khi phục chế được bổ sung vào đài tưởng niệm tại St Magnus.<ref>{{citationchú thích | title = Memorial to HMS Royal Oak | publisher = St Magnus Cathedral | url = http://sites.scran.ac.uk/stmagnus/smc036.htm | accessdate = 2006-12-27}}</ref> Một số thi thể, bao gồm những người không thể nhận diện, được chôn ở nghĩa trang hải quân tại Lyness.<ref>{{citationchú thích | last = Smith| title = [[#Smith|The Naval Wrecks of Scapa Flow]] | page = 104}}</ref>
 
=== Sự quan tâm về môi trường ===
''Royal Oak'' chìm với khoảng 3.000 tấn dầu đốt trên tàu, số lượng chính xác không thể biết được vì những ghi chép đã bị mất cùng với con tàu. Dầu rỉ ra từ lườn tàu bị rỉ sét với tốc độ ngày càng tăng trong nhứng năm [[thập niên 1990|1990]] và những sự lo ngại về tác động đến môi trường đã khiến [[Bộ Quốc phòng (Anh Quốc)|Bộ Quốc phòng]] phải cân nhắc các phương án tháo rút dầu.<ref>{{citationchú thích|title=New battle engulfs Royal Oak |first=John |last=Arlidge |newspaper=The Observer |date=18 tháng 2 năm 2001 |url=http://www.guardian.co.uk/uk/2001/feb/18/johnarlidge.theobserver}}</ref> Tình trạng hiện tại của ''Royal Oak'' như một Nghĩa trang Quốc gia đòi hỏi các cuộc khảo sát và mọi kỹ thuật được đề nghị nhằm tháo rút dầu phải được thực hiện thận trọng: các kế hoạch vào những năm [[thập niên 1950|1950]] để cho nổi và tháo dỡ xác tàu đắm đã bị hủy bỏ do sự phản đối của công chúng.<ref>{{citationchú thích| last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 210}}</ref> Ngoài những mối quan tâm về đạo đức, những hoạt động được quản lý kém còn có thể đưa đến mất cân bằng xác tàu đắm, đưa đến việc thải ra môi trường với quy mô lớn số dầu còn lại;<ref>{{citationchú thích | title = HMS Royal Oak plans delayed by a year | newspaper = The Orcadian | date=23-29 tháng 4 năm 2001 | url = http://www.orcadian.co.uk/archive/2001/archive32.htm}}</ref> hơn nữa con tàu vẫn còn đang chứa nhiều tấn [[vũ khí chưa nổ]].<ref name="MOD Oak">{{citationchú thích | title = Technology gives new view of HMS Royal Oak | publisher = ''Defence News'', Ministry of Defence | date=30 tháng 10 năm 2006 | url=http://www.mod.uk/DefenceInternet/DefenceNews/EquipmentAndLogistics/TechnologyGivesNewViewOfHmsRoyalOak.htm }}</ref>
{{Externalimages
|align=right
|image1=[http://www.hmsroyaloak.co.uk/survey.html Sonogram of ''Royal Oak'']<br/>Hình ảnh sonar độ phân giải cao trình bày xác tàu đắm với nhiều chi tiết hơn so với trước đây.<ref name="MOD Oak"/>
}}
Bộ Quốc phòng Anh ủy quyền cho Đội điều tra Đơn vị lặn Khảo cổ học thực hiện một loạt các khảo sát bằng phương pháp [[Sonar quét cạnh bên]] để chụp ảnh xác tàu đắm và đánh giá tình trạng của nó.<ref>{{citationchú thích | title = The Fallen Oak | publisher = ADUS | url = http://www.adus-uk.com/TheFallenOak.html | accessdate = 2009-05-19 }}</ref> Những hình ảnh sonar độ phân giải cao trình bày chiếc ''Royal Oak'' nằm hầu như lật úp với cấu trúc thượng tầng của nó cắm vào đáy biển. Mũi tàu bị bắn tung bởi quả ngư lôi đầu tiên của Prien và một lỗ trống to bên mạn phải là kết quả của ba vụ nổ từ loạt thứ hai thành công.<ref name="MOD Oak"/><ref>{{citationchú thích | last = Watson | first = Jeremy | title = Picture perfect: the fallen Oak | newspaper = The Scotsman on Sunday | date = 24 tháng 9 năm 2006}}</ref> Sau nhiều năm trì hoãn, công việc bơm dầu được bắt đầu và đến năm [[2006]], mọi thùng chứa hai đáy đều đã sạch dầu. Một sơ đồ thử nghiệm vào năm [[2007]] để tháo dầu khỏi các thùng chứa cánh bên trong bằng thiết bị [[cắt bằng tia nước|cắt lạnh]] đã thành công và Bộ Quốc phòng dự định tiếp tục các nỗ lực rút hết số dầu còn lại có thể tiếp cận được trong những năm tiếp theo.<ref name="MOD Oak"/> Các điều kiện hoạt động khó khăn buộc phải giới hạn công việc này trong những tháng mùa Hè.
 
== Tham khảo ==
Dòng 191:
'''a.''' {{Note_label|A|a|none}} Chiếc thứ tư đồng hạng được đặt lườn: [[HMS Royal Sovereign (05)|''Royal Sovereign'']] được bắt đầu chế tạo cùng ngày hôm đó. Những thay đổi trong thiết kế của lớp khiến cho ''Royal Oak'' là chiếc thứ hai được đưa ra hoạt động.<ref>[[#Janes1919|''Jane's Fighting Ships'']] (1919), p47</ref>
 
'''b.''' {{Note_label|B|b|none}} Collard nóng tính đã gọi một cách nhục mạ chỉ huy dàn nhạc Percy Barnacle "tên chó chết" trước sự hiện diện của các vị khách mời, và đã phát biểu "chưa bao giờ nghe thấy âm thanh nào máu me hơn".<ref>{{citationchú thích | last = Glenton| title = [[#Glenton|The Royal Oak Affair]] |pages = 28-34}}</ref>
 
'''c.''' {{Note_label|C|c|none}} Dönitz nói về Prien: "Theo tôi, anh ta có đủ mọi phẩm chất cá nhân và khả năng chuyên môn cần có. Tôi trao cho anh ta toàn bộ hồ sơ về đề tài và để anh ta toàn quyền tự do chấp nhận nhiệm vụ này hay không, nếu anh ta thấy phù hợp."<ref name="doenitz"/>
Dòng 199:
'''e.''' {{Note_label|E|e|none}} {{lang-de|"Chúng ta đang ở Scapa Flow!"}}
 
'''f.''' {{Note_label|F|f|none}} Trung tá R.F. Nichols, Thuyền phó ''Royal Oak'', đã thoát chết 22 năm trước như một học viên sĩ quan mới trên ''[[HMS Vanguard (1909)|Vanguard]]'' khi ông rời tàu ngay vào đêm nó bị nổ tung.<ref>{{citationchú thích | title = Vanguard's Casualties + Survivors | publisher = Great War Document Archive | url = http://www.gwpda.org/naval/vancaslt.htm | accessdate = 2008-01-01}}</ref> Ông tham dự buổi tiệc trên chiếc ''Gourko'', và chỉ ở lại lâu hơn do buổi trình diễn kéo dài hơn dự tính.<ref>{{citationchú thích| last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | page = 101}}</ref>
 
'''g.''' {{Note_label|G|g|none}} Thuốc phóng được sử dụng để bắn đạn pháo có xu hướng phát nổ đếu bị quá nóng. Ủy ban Điều tra được triệu tập để khảo sát việc mất chiếc ''Vanguard'' kết luận rằng một liều thuốc phóng đã phát nổ, có thể không ổn định hay đặt không cẩn thận, rất có thể là nguyên nhân của thảm họa.<ref>{{citationchú thích| last = Smith | title = [[#Smith|Naval Wrecks of Scapa Flow]] | pages = 84-85}}</ref>
 
'''h.''' {{Note_label|H|h|none}} Các lỗ cửa sổ bên mạn tàu thực ra không hoàn toàn mở, chúng được lắp các tấm chắn sáng, được thiết kế để cho phép thông gió mà không lộ ánh sáng. Điều quan trọng là chúng không kín nước.<ref>{{citationchú thích | last = Snyder| title = [[#Snyder|The Royal Oak Disaster]] | pages = 115}}</ref>
 
'''i.''' {{Note_label|I|i|none}} {{lang-de|Con đường của tôi đến Scapa Flow}}
Dòng 213:
===Thư mục ===
{{refbegin}}
* <cite style="font-style:normal" id="Enquiry">{{citationchú thích| last = Admiralty |title = ADM199/158: Board of Enquiry into sinking of HMS Royal Oak | publisher = HM Stationery Office |year=1939}}
* <cite style="font-style:normal" id="Campbell">{{citationchú thích | last = Campbell, N.| title = Jutland | publisher = Conway Classics|year=1998 | location = London| id = ISBN 0-85177-750-3}}
* <cite style="font-style:normal" id="Conways">{{citationchú thích | last = Chesneau | first= Roger| title = Conway's All the World's Fighting Ships 1922&ndash;1946 | publisher = Conway Maritime |year=1997 | id = ISBN 0-85177-146-7 }}
* <cite style="font-style:normal" id="Dönitz">{{citationchú thích | last = Dönitz | first = Karl | title = Memoirs: Ten Years and Twenty Days (English translation by R.H. Stevens) | publisher = Da Capo Press|year=1959 |id = ISBN 0-3068-0764-5}}
* <cite style="font-style:normal" id="Gardiner">{{citationchú thích | last = Gardiner| first = Leslie| title = The Royal Oak Courts Martial| publisher = Blackwood |year=1965 }}
* <cite style="font-style:normal" id="Glenton">{{citationchú thích | last = Glenton| first = Robert | title = The Royal Oak Affair: The Saga of Admiral Collard and Bandmaster Barnacle | publisher = Leo Cooper |year=1991 | id = ISBN 0-85052-266-8}}
* <cite style="font-style:normal" id="Gretton">{{citationchú thích | last = Gretton| first = Peter | title = The Forgotten Factor: The Naval Aspects of the Spanish Civil War| publisher = Oxford University Press |year=1984}}
* <cite style="font-style:normal" id="Haywood">{{citationchú thích | last = Haywood| first = James | title = Myths and Legends of the Second World War | publisher = Sutton Publishing |year=2003 | id = ISBN 0-7509-3875-7}}
* <cite style="font-style:normal" id="U47Log">{{citationchú thích | last = Kriegsmarine | title = Log of the U-47 |year=1939 |publisher = (reproduced in Snyder and Weaver)}}
* {{citationchú thích | author = Kriegsmarine | title = Report on Sinking of Royal Oak | version = British Admiralty [[Naval Intelligence Division]] translation 24/T 16/45|work=uboatarchive.net |url = http://www.uboatarchive.net/U-47RoyalOak.htm |
accessdate = 2006-12-22}}
* <cite style="font-style:normal" id="Miller">{{citationchú thích | last = Miller | first = James | title = Scapa: Britain's famous war-time naval base | publisher = Birlinn Ltd|year=2000 | location = England | id = ISBN 1-84158-005-8}}
* <cite style="font-style:normal" id="McKee">{{citationchú thích | last = McKee | first = Alexander | title = Black Saturday: The Royal Oak tragedy at Scapa Flow | publisher = Cerberus |year=1959 | location = England | id = ISBN 1-84145-045-6}}
* <cite style="font-style:normal" id="Janes1919">{{citationchú thích | last = Parkes and Prendergast (ed.) | title = Jane's Fighting Ships | publisher = David & Charles |year=1919| id = ISBN 0-71534-716-0}} (Reprinted 1969)
* <cite style="font-style:normal" id="Janes1939">{{citationchú thích | last = Parkes and Prendergast (ed.) | title = Jane's Fighting Ships | publisher = David & Charles |year=1939| id = ISBN 0-71535-017-X}} (Reprinted 1971)
* <cite style="font-style:normal" id="Prien">{{citationchú thích | last = Prien | first = Günther | title = Mein Weg nach Scapa Flow | publisher = Wingate-Baker | id = ISBN 0-09305-060-7}} Translated into English by Georges Vatine as ''I sank the Royal Oak''.
* <cite style="font-style:normal" id="Smith">{{citationchú thích | last = Smith | first = Peter | title = The Naval Wrecks of Scapa Flow | publisher = The Orkney Press |year=1989 | id = ISBN 0-9076-1820-0}}
* <cite style="font-style:normal" id="Snyder">{{citationchú thích | last = Snyder | first = Gerald| title = The Royal Oak Disaster | publisher = Presidio Press|year=1976 | id = ISBN 0-89141-063-5}}
* <cite style="font-style:normal" id="Taylor">{{citationchú thích | last = Taylor| first = David| title = Last Dawn: The Royal Oak Tragedy at Scapa Flow | publisher = Argyll|year=2008 | id = ISBN 978-1-906134136}}
* <cite style="font-style:normal" id="Watts">{{citationchú thích | last = Watts | first = Anthony | title = The Royal Navy: An Illustrated History | publisher = | id = ISBN 1-85409-324-X}}
* <cite style="font-style:normal" id="Weaver">{{citationchú thích | last = Weaver | first = H.J. | title = Nightmare at Scapa Flow: The truth about the sinking of HMS Royal Oak | publisher = Cressrelles |year=1980 | location = England | id = ISBN 0-85956-025-2}}
{{refend}}
 
Dòng 267:
{{Link FA|es}}
{{Link FA|pl}}
 
[[cs:HMS Royal Oak (08)]]
[[de:HMS Royal Oak (08)]]