Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n chú thích, replaced: {{cite web → {{chú thích web (3)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Lịch sử: replaced: |thumb| → |nhỏ| (2), |left| → |trái|, [[File: → [[Tập tin:, [[Image: → [[Hình: using AWB
Dòng 31:
 
==Lịch sử==
[[FileTập tin:Muhlenberg.jpg|thumbnhỏ|lefttrái|upright|[[Frederick Muhlenberg]] (1789–1791, 1793–1795) là chủ tịch hạ viện đầu tiên.]]
Chủ tịch hạ viện đầu tiên là [[Frederick Muhlenberg]], được bầu khi là một đảng viên thuộc Đảng Liên bang cho bốn khóa Quốc hội Hoa Kỳ đầu tiên.<ref>Oswald Seidensticker, "Frederick Augustus Conrad Muhlenberg, Speaker of the House of Representatives, in the First Congress, 1789," ''Pennsylvania Magazine of History and Biography''
Vol. 13, No. 2 (Jul., 1889), pp. 184-206 [http://www.jstor.org/stable/20083312 in JSTOR]</ref> Chức vụ chủ tịch hạ viện có được quyền lực lần đầu tiên là dưới thời của [[Henry Clay]] (1811–1814, 1815–1820, và 1823–1825).<ref>C Stewart III, ''Architect or tactician? Henry Clay and the institutional development of the US House of Representatives" [http://dspace.mit.edu/bitstream/handle/1721.1/18148/clay.pdf?sequence=1 1998, online]</ref> Đối ngược với những vị tiền nhiệm của ông, Clay đã tham dự vào một số cuộc tranh luận, và sử dụng ảnh hưởng của mình để đạt được mục đích thông qua các luật lệ mà ông ủng hộ - chẳng hạn như việc tuyên chiến trong [[Chiến tranh 1812]], và vô số luật khác có liên quan đến "[[Hệ thống Mỹ (kế hoạch kinh tế)|Hệ thống Mỹ]]" của Clay. Hơn thế nữa, khi không có ứng cử viên nào nhận được đa số phiếu [[đại cử tri đoàn Hoa Kỳ|đại cử tri đoàn]] trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1824, khiến cho việc chọn [[Tổng thống Hoa Kỳ]] phải được [[Hạ viện Hoa Kỳ]] quyết định. Chủ tịch Hạ viện Clay đưa sự ủng hộ của mình dành cho [[John Quincy Adams]] thay vì [[Andrew Jackson]] và vì thế John Quincy Adams chiến thắng. Sau khi Clay về hưu năm 1825, quyền lực của chủ tịch hạ viện một lần nữa lại bắt đầu suy vong; tuy nhiên vào cùng lúc đó, các cuộc bầu cử chủ tịch hạ viện lại trở nên ngày càng gay go căng thẳng. Khi [[Nội chiến Hoa Kỳ]] sắp đến gần thì một số các phần tử bên trong các đảng chính trị tự đề cử ra ứng cử viên của mình, khiến cho rất khó cho một ứng cử viên nào đạt được một đa số phiếu. Năm 1855 và lần nữa vào năm 1859, chẳng hạn, cuộc đua tranh chức chủ tịch hạ viện kéo dài đến 2 tháng trước khi hạ viện đạt được một kết quả. Các chủ tịch hạ viện có chiều hướng ngồi ở chức vị này rất ngắn hạn; thí dụ từ năm 1839 đến năm 1863 có đến 11 chủ tịch hạ viện, chỉ có một người phục vụ hơn 1 nhiệm kỳ.
Dòng 39:
Quyền lực của chủ tịch hạ viện được nâng lên tầm cao dưới thời của đảng viên Cộng hòa [[Thomas Brackett Reed]] (1889–1891, 1895–1899) làm chủ tịch hạ viện. "Sa hoàng Reed", biệt danh mà các đối thủ của ông đã dùng để gọi ông,<ref>Robinson, William A. "Thomas B. Reed, Parliamentarian". ''The American Historical Review'', October, 1931. pp. 137–138.</ref> đã tìm cách chấm dứt sự ngăn cản thông qua các đạo luật mà đảng thiểu số thường tiến hành bằng chiến thuật không bỏ phiếu mặc dù có mặt tại phòng họp hạ viện.<ref>{{chú thích web | last=Oleszek | first=Walter J. | url=http://www.rules.house.gov/archives/pre20th_rules.htm | title=A Pre-Twentieth Century Look at the House Committee on Rules | publisher=U.S. House of Representatives | date=December 1998 | accessdate=July 5, 2007}}</ref> Bằng cách từ chối bỏ phiếu như thế, đảng thiểu số có thể tin chắc rằng số phiếu biểu quyết cần thiết không đạt được thì kết quả biểu quyết sẽ trở thành bất hợp lệ và vì vậy 1 đạo luật sẽ không thể trở thành luật. Tuy nhiên, Reed tuyên bố rằng các thành viên hạ viện có mặt tại phòng họp hạ viện nhưng từ chối bỏ phiếu sẽ vẫn được tính phiếu vì mục đích đạt được con số phiếu cần thiết. Bằng cách này và những lệnh khác, Reed muốn bảo đảm rằng các đảng viên Dân chủ không thể ngăn cản chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa. Vị thế chủ tịch hạ viện lên đến đỉnh điểm trong nhiệm kỳ của đảng viên Cộng hòa [[Joseph Gurney Cannon]] (1903–1911). Cannon đã thực hiện sự kiểm soát khác thường đối với tiến trình lập pháp; ông định đoạt chương trình nghị sự của Hạ viện Hoa Kỳ, bổ nhiệm thành viên cho tất cả các ủy ban hạ viện, chọn ra các chủ tịch ủy ban hạ viện, lãnh đạo ủy ban luật pháp hạ viện, và định đoạt ủy ban hạ viện nào sẽ được xem xét mỗi đạo luật. Ông sử dụng quyền lực của mình 1 cách mạnh mẽ để đoan chắc rằng các đề nghị của đảng Cộng hòa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua. Tuy nhiên vào năm 1910, các đảng viên Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa bất mãn đã cùng hợp sức với nhau tước lấy rất nhiều quyền lực của ông trong đó có bao gồm khả năng nêu tên các thành viên ủy ban và chức chủ tịch Ủy ban Phát luật Hạ viện Hoa Kỳ.<ref>Charles O. Jones, "Joseph G. Cannon and Howard W. Smith: An Essay on the Limits of Leadership in the House of Representatives," ''Journal of Politics'' (1968), 30: 617-646 doi: 10.2307/2128798</ref> 15 năm sau, Chủ tịch Hạ viện [[Nicholas Longworth]] đã phục hồi lại được rất nhiều quyền lực đã mất nhưng không phải là tất cả những quyền lực đã bị mất từ chức vụ này.
 
[[ImageHình:JGCannon.jpg|thumbnhỏ|upright|[[Joseph Gurney Cannon]] (1903–1911) là một trong những Chủ tịch Hạ viện quyền lực nhất.]]
Một trong số những chủ tịch hạ viện có ảnh hưởng nhất là đảng viên Dân chủ [[Sam Rayburn]].<ref>{{chú thích web | url=http://www.thc.state.tx.us/samrayhouse/srhdefault.html | title=Sam Rayburn House Museum | publisher= Texas Historical Commission | accessdate= July 5, 2007 |archiveurl = http://web.archive.org/web/20070701112906/http://www.thc.state.tx.us/samrayhouse/srhdefault.html <!-- Bot retrieved archive --> |archivedate = July 1, 2007}}</ref> Rayburn là chủ tịch hạ viện phục vụ lâu nhất trong lịch sử, giữ chức vụ này từ năm 1940 đến 1947, 1949 đến 1953, và từ 1955 đến 1961. Ông giúp tạo hình cho nhiều đạo luật, làm việc thầm lặng trong hậu trường cùng với các ủy ban hạ viện. Ông cũng giúp thông qua một số luật nội địa và các chương trình viện trợ ngoại quốc mà các tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] và [[Harry Truman]] chủ trương. Người kế nhiệm Rayburn, đảng viên Dân chủ [[John William McCormack]] (phục vụ từ 1962–1971), là một chủ tịch hạ viện ít có ảnh hưởng hơn, đặc biệt là vì có sự không hài lòng của các thành viên trẻ hơn trong đảng Dân chủ. Trong giữa thập niên 1970, quyền lực của chủ tịch hạ viện một lần nữa lại phát triển dưới thời của đảng viên Dân chủ [[Carl Albert]] làm chủ tịch. Ủy ban Luật pháp Hạ viện Hoa Kỳ không còn là một ủy ban bán độc lập như đã từng như vậy trước đó kể từ cuộc cải tổ năm 1910; thay vào đó, một lần nữa chức vụ này lại trở thành một thứ vũ khí của giới lãnh đạo đảng. Hơn nữa, vào năm 1975, chủ tịch hạ viện được phép bổ nhiệm đa số thành viên cho Ủy ban Pháp luật Hạ viện Hoa Kỳ. Trong khi đó quyền lực của các vị chủ tịch ủy ban bị tước bỏ làm tăng thêm sức ảnh hưởng to lớn của chủ tịch hạ viện.