Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh tôn giáo Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n cosmetic change using AWB
Dòng 15:
 
Tháng 1 năm [[1562]], [[Chỉ dụ Saint-Germain]] được ban hành, cho phép người [[Huguenot]] thờ phụng trong nhà riêng và bên ngoài thành phố. Tuy nhiên, ngày [[1 tháng 3]], một nhóm tùy tùng của Nhà Giuse tấn công những người Huguenot khi họ đang thờ phượng tại [[Wassy-sur-Blaise]] ở [[Champagne]] và ra tay tàn sát họ. Sự kiện này khiến bùng nổ tình trạng thù nghịch, và chỉ dụ bị thu hồi dưới áp lực của Nhà Guise. Jean de la Fontaine, một người Huguenot, thuật lại:
<blockquote>“Những người Kháng Cách đang nhóm lại cầu nguyện bên ngoài tường thành, phù hợp với chỉ dụ của nhà vua, khi ấy, Công tước Guise đến gần. Một số trong những tùy tùng của ông phỉ báng những người đang thờ phượng, do bị sỉ nhục có người phản ứng, công tước bị thương ở mặt. Nhìn thấy máu trên mặt công tước khiến đám tùy tùng nổi giận, và sau đó là cuộc tàn sát cư dân ở Vassy.”<ref> Rev. James Fontaine and Ann Maury, ''Memoirs of a Huguenot family'' (New York) 1853.</ref></blockquote>
 
Biến cố này khiến bùng nổ cuộc chiến tranh tôn giáo lần thứ nhất. Nhà Bourbon, dưới quyền lãnh đạo của Louis I nhà Bourbon, Hoàng thân Condé, tổ chức phòng vệ cho các nhà thờ Kháng Cách và bắt đầu thiết lập những vị trí chiến lược tại các thị trấn dọc sông [[Loire]]. Trong khu vực này, tại mặt trận [[Dreux]] và [[Orléans]], xảy ra những cuộc đụng độ lớn; tại Dreux, Condé bị nhà Guise bắt, trong khi đó Montmorency, quan tổng đốc, bị rơi vào tay nhà Bourbon. Tháng 2 năm [[1563]], tại Orléans, [[François, Công tước nhà Guise]] bị ám sát. Do e sợ cuộc chiến kéo dài, Catherine dàn xếp một cuộc ngừng bắn và ban hành [[Chỉ dụ Amboise]] ([[1563]]).
Dòng 21:
Tuy nhiên, những động thái này của Catherine chẳng làm phe nào hài lòng, riêng cánh Guise chống đối quyết liệt điều mà họ cho là một sự nhượng bộ nguy hiểm đối với bọn dị giáo. Trong khi đó, tình hình trở nên căng thẳng ở những vùng lân cận, đăc biệt là ở [[Hà Lan]]. Phe Huguenot tỏ ra nghi ngờ ý đồ của Tây Ban Nha khi [[Felipe II của Tây Ban Nha|Vua Felipe II]] thiết lập một hành lang chiến lược kéo dài từ [[Ý]] dọc theo sông [[Rhine]]. Cảm thấy mối đe dọa đang đến gần, Condé ra tay trước, mưu tính bắt cóc Vua Charles IX nhưng thất bại,<ref>[[:en:Surprise of Meaux]]</ref> ngay hôm sau, [[29 tháng 9]] năm [[1567]], xảy ra vụ bạo loạn ở [[Michelade]], những đám đông người Kháng Cách, phẫn uất vì bị áp bức và cấm đoán hành đạo, tàn sát 24 [[linh mục]] và tu sĩ Công giáo. Hai biến cố này khơi mào cho chiến tranh tôn giáo lần thứ hai, kéo dài đến khi ký kết [[Hòa ước Longjumeau]] vào tháng 3 năm 1568 với một cuộc ngừng bắn mà cả hai phe đều không cảm thấy hài lòng.
[[Tập tin:Catherine de Medicis.jpg|140px|trái|nhỏ|[[Catherine de' Medici]]]]
Tháng 9 trong năm ấy, lại bùng nổ cuộc chiến lần thứ tư. Lần này Catherine và Charles quyết định liên kết với Nhà Guise. Quân đội Huguenot, dưới quyền thống lĩnh của Louis I de Bourbon, hoàng thân Condé, được hỗ trợ bởi đạo quân của Paul de Mouvans đến từ đông nam nước Pháp, cùng một đội dân binh Kháng Cách đến từ [[Đức]], trong đó có 14 000 kỵ binh của Công tước xứ Zweibrücken.<ref name="Jouanna, p.181">Jouanna, p.181.</ref> Khi Zweibrücken tử trận, quyền chỉ huy về tay Công tước xứ Mansfeld, [[William III của Anh|William of Orange]], và hai em trai của ông, Louis và Henry.<ref> name="Jouanna, p.181.<"/ref> Phần lớn nguồn tài chính của phe Huguenot được cung cấp bởi [[Elizabeth I của Anh|Nữ hoàng Elizabeth I]].<ref> name="Jouanna, p.181.<"/ref> Phe Công giáo đặt dưới quyền chỉ huy của Công tước d’Anjou (về sau là [[Henri III của Pháp]]), và nhận được sự hỗ trợ từ [[Tây Ban Nha]], các lãnh thổ của giáo hoàng (''Papal States''), và Đại Công tước xứ Tuscany.<ref>Jouanna, p.182.</ref>
 
Quân đội Kháng Cách bao vây vài thành phố trong vùng [[Poitou]] và [[Saintonge]] (với mục tiêu bảo vệ La Rochelle), rồi bao vây tiếp [[Angoulême]] và [[Cognac]]. Song, ngày [[16 tháng 3]] năm [[1569]], Hoàng thân Condé thiệt mạng trong [[trận Jarnac]], buộc [[Đô đốc de Coligny]] phải nắm quyền chỉ huy lực lượng Kháng Cách. [[Trận Roche-l’Abeille]] chỉ là một chiến thắng danh dự cho phe Kháng Cách, nhưng họ không chiếm được [[Poitiers]], rồi bị đánh bại tại mặt trận Montcontour ([[30 tháng 10]], 1569). Coligny và đạo quân của ông triệt thoái về hướng tây nam để sáp nhập với Gabriel, công tước Montgomery. Mùa xuân năm [[1570]], họ chiếm [[Toulouse]], mở đường băng qua miền nam nước Pháp đến thung lũng sông [[Rhône]], rồi đến [[Charité-sur-Loire]].<ref>Jouanna, p.184.</ref> Chính những món nợ khổng lồ của hoàng gia và mong muốn hòa giải của Charles IX giúp kiến tạo [[Hòa ước Saint-Germaine-en-Laye]] ([[8 tháng 8]] năm [[1570]]), lần này lại có thêm nhượng bộ cho phe Huguenot.
 
== Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy ==
[[Tập tin:Francois_Dubois_001Francois Dubois 001.jpg|nhỏ|phải|230px|[[Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy]],<br /> tranh của [[François Dubois]].]]
Bất kể cuộc ngưng bắn, những đám đông Công giáo tiếp tục tàn sát người Huguenot tại những thành phố như [[Rouen]], [[Orange]], và [[Paris]]. Việc triều chính trở nên phức tạp hơn khi Charles IX công khai đứng về phía các lãnh tụ Huguenot – nhất là Đô đốc [[Gaspard de Coligny]]. Trong khi đó, mối quan ngại của thái hậu ngày càng gia tăng khi thấy Coligny và những người ủng hộ ông càng có nhiều quyền lực, và tỏ ra muốn liên minh với [[Anh]] và phiến quân [[Hà Lan]].
 
Ngày [[18 tháng 8]], Coligny cùng nhiều người Huguenot quyền thế và giàu có đến Paris dự hôn lễ của Công chúa [[Marguerite nhà Valois]] với [[Henri IV của Pháp|Henri Navarre]] (cô dâu là người Công giáo còn chú rể là người Kháng Cách). Ngày [[22 tháng 8]], Coligny thoát chết trong một vụ ám sát, nhưng ông bị mất một ngón tay ở bàn tay phải, và tay trái bị chấn thương. Trong khi các sử gia cho rằng thủ phạm là Charles de Louvier, sieur de Maurevert, thì khó có thể khẳng định ai là người ra lệnh (dù có lời đồn đoán người chủ mưu là [[Catherine de' Medici]]).<ref>Jouanna, 196.</ref> Ngày [[23 tháng 8]], trong một phiên họp riêng của hoàng gia, Catherine và những người theo bà tin rằng phe Huguenot có thể đang chuẩn bị một vụ lật đổ, rồi họ quyết định, với sự chuẩn thuận của nhà vua, tiến hành một vụ đánh úp bằng cách ám sát một số nhà lãnh đạo Huguenot, là những người có khả năng tổ chức một cuộc đánh trả. Sáng sớm ngày [[24 tháng 8]], Công tước Guise đến chỗ trọ của Coligny, giết Coligny và vài người ở đó, ném xác Coligny qua cửa sổ rơi xuống đường. Đám đông người dân Paris xúm lại cắt xẻo xác Coligny, kéo lê trong bùn, ném xuống sông, treo lên giá, rồi thiêu.<ref>Jouanna, 199.</ref> Trong năm ngày kế tiếp, thành phố trở nên hỗn loạn bởi người ta đổ xô đi săn tìm để tàn sát người Huguenot, kể cả phụ nữ và trẻ em, và cướp phá nhà cửa của họ. Nhà vua không lường trước được vụ tàn sát này.<ref>Jouanna, 201.</ref> Trong vài tuần sau đó, cuộc tàn sát lan ra đến hơn chục thành phố khắp nước Pháp. Biến cố này được gọi là vụ [[Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy]]. Có lẽ khoảng 2 000 người Huguenot bị giết ở Paris, và trong vài tuần lễ kế tiếp, có thêm nhiều ngàn người thiệt mạng tại các tỉnh; tổng cộng, có khoảng 10 000 người bị sát hại trong vụ thảm sát.<ref>Jouanna, 204.</ref>
 
Cả Vua [[Felipe của Tây Ban Nha]] và [[Giáo hoàng]] [[Gregory XIII]] đều tuyên bố hài lòng với kết quả của vụ thảm sát, <ref>Carter Lindberg: ''The European Reformations'' (Blackwell, 1996) p.295.</ref> khiến những người chống đối trên khắp [[châu Âu]] tức giận và tỏ ra kinh tởm.<ref>According to Stephen Budiansky in chapter 1 of ''Her Majesty's Spymaster: Elizabeth I, Sir Francis Walsingham, and the Birth of Modern Espionage'' (Viking, 2005)</ref>
 
Vụ thảm sát làm khởi phát cuộc chiến lần thứ tư, khi phe Công giáo bao vây các thành phố [[Sommières]], [[Sancerre]], và [[La Rochelle]]. Sự đối đầu chấm dứt khi Công tước Anjou lên trị vì [[Ba Lan]], và [[Chỉ dụ Boulogne]] được ban hành trong tháng 7 năm [[1573]]. Người Kháng Cách Pháp bị tước bỏ những quyền họ có trước đây. Chiếu theo các điều khoản trong hiệp ước, tất cả người Huguenot được ân xá, được quyền tự do thờ phụng, nhưng bị giới hạn trong ba thị trấn La Rochelle, [[Montauban]], và [[Nimes]]. Ngay cả tại những nơi này, họ cũng chỉ được phép thực hành đức tin trong nhà riêng; riêng những nhà quý tộc Kháng Cách được cử hành hôn lễ và [[báp têm]], nhưng số người tham dự bị giới hạn trong các thành viên gia đình, với sự hiện diện của không quá mười người bên ngoài.<ref>Jouanna, p.213.</ref>
Dòng 113:
{{reflist|2}}
== Tham khảo ==
* H. M. Baird, ''History of the Rise of the Huguenots of France, v1'' (1889), [http://books.google.com/books?vid=OCLC10527542 ''History of the Rise of the Huguenots of France, v2''] (1889). New edition, two volumes, New York, 1907.
* H. M. Baird, [http://books.google.com/books?vid=0JW0RZbmycVwhnR8f1XC4KG&id=i4sNAAAAIAAJ ''The Huguenots and the Revocation of the Edict of Nantes''], (1895).
* E. M. Hulme, [http://books.google.com/books?vid=0KJ-6-iWXnL7Ly9Uv-I6FV2&id=GjQNAAAAIAAJ ''The Renaissance, the Protestant Revolution, and the Catholic Reaction in Continental Europe''], (New York) 1914
* {{fr icon}} Arlette Jouanna and Jacqueline Boucher, Dominique Biloghi, Guy Thiec. ''Histoire et dictionnaire des Guerres de religion''. Collection: Bouquins. Paris: Laffont, 1998. ISBN 2-221-07425-4
* R. J. Knecht, ''The French Wars of Religion 1559–1598 (Seminar Studies in History)'' ISBN 0-582-28533-X
Dòng 129:
* [http://www.museeprotestant.org/Pages/Notices.php?scatid=3&cim=-1&noticeid=886&lev=1&Lget=EN The Wars of Religion] at The Virtual Museum of French Protestantism
{{Các chủ đề|Pháp|Lịch sử|Cơ Đốc giáo}}
 
{{Link GA|ja}}
 
[[Thể loại:Chiến tranh tôn giáo Pháp| ]]
Hàng 135 ⟶ 137:
[[Thể loại:Bắt đầu 1562]]
[[Thể loại:Chấm dứt năm 1598]]
 
{{Link GA|ja}}
 
[[ar:حروب فرنسا الدينية]]