Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dãy núi Karpat”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n cosmetic change using AWB
Dòng 17:
|map=Carpathians-satellite.jpg | map_caption=Hình ảnh từ vệ tinh của dãy núi Karpat
}}
'''Dãy núi Karpat''' hay '''dãy núi Carpat''' ({{lang-ro|Carpaţi}}; [[tiếng Séc|Séc]], [[tiếng Ba Lan|Ba Lan]] và [[tiếng Slovak|Slovakia]]: ''Karpaty''; [[tiếng Ukraina|Ukraina]]: ''Карпати'' (Karpaty); [[tiếng Đức|Đức]]: ''Karpaten''; [[tiếng Serbia|Serbia]]: ''Karpati'' / ''Карпати''; [[tiếng Hungary|Hungary]]: ''Kárpátok'') là một dãy núi tạo thành hình vòng cung dài khoảng 1.500 &nbsp;km ngang qua [[Trung Âu]] và [[Đông Âu]], làm cho nó trở thành dãy núi lớn nhất tại châu Âu. Dãy núi này là nơi sinh sống của các quần thể [[gấu nâu]], [[chó sói Á-Âu|sói xám]], [[sơn dương châu Âu]] và [[chi Linh miêu|linh miêu]] lớn nhất tại châu Âu, với mật độ cao nhất tại [[Romania]]<ref>[http://www.human-wildlife.info/images/Europa%20Baer.JPG gấu nâu] [http://www.human-wildlife.info/images/Europa%20Wolf.JPG sói xám] [http://www.human-wildlife.info/images/Europa%20Luchs.JPG linh miêu Á-Âu]</ref> cũng như của trên một phần ba các loài thực vật tại châu Âu<ref>[http://www.eoearth.org/article/Carpathian_montane_conifer_forests The Encyclopedia of Earth: Carpathian montane conifer forests]</ref>.
 
Một chuỗi các rặng núi kéo dài thành hình vòng cung từ [[Cộng hòa Séc]] ở phía tây bắc; qua [[Slovakia]], [[Ba Lan]], [[Ukraina]] và [[Romania]] ở phía đông, qua khu vực [[Cổng Sắt (Danub)|Cổng Sắt]] trên sông [[sông Donau|Danub]] giữa [[Romania]] và [[Serbia]] ở phía nam để kết thúc trong lãnh thổ Serbia như là [[dãy núi Karpat Serbia]] (Karpatske planine). Rặng núi cao nhất trong dãy núi Karpat là [[Tatras]] nằm trên biên giới [[Ba Lan]] và [[Slovakia]], với các đỉnh cao nhất vượt trên 2.600 m về cao độ, tiếp theo là [[dãy núi Nam Karpat]] tại [[Romania]], trong đó các đỉnh cao nhất vượt quá 2.500 m. Dãy núi Karpat thường được chia thành ba phần chính: Tây Karpat (Séc, Ba Lan, Slovakia, Hungary), Đông Karpat (đông nam Ba Lan, đông Slovakia, Ukraina, Romania) và Nam Karpat (Romania, Serbia<ref>[http://www.carpathians.pl/carpathians01.html Carpathian Heritage Society: About the Carpathians]</ref>).
Dòng 39:
 
[[Tập tin:Lacul Bucura, Lacul Ana a Lacul Bucurelu.jpg|nhỏ|200px|Hồ Bucura, Nam Karpat, [[Romania]].]]
Dãy núi Karpat bắt đầu từ [[sông Donau|sông Danub]] gần [[Bratislava]]. Nó bao quanh [[Rus Karpathia]] và [[Transylvania]] trong một hình bán nguyệt lớn, lướt về phía đông nam và kết thúc trên sông Danub gần [[Orşova]] ở Romania. Chiều dài của dãy Karpat là trên 1.500 &nbsp;km còn chiều rộng của các dãy núi nằm trong khoảng từ 12 tới 500 &nbsp;km. Chiều rộng lớn nhất của dãy Karpat tương ứng với các cao độ cao nhất của nó. Hệ thống sơn mạch này đạt tới bề rộng lớn nhất của nó trong cao nguyên Transylvania và độ cao nhất tại nhóm [[dãy núi Tatra|Tatra]] (rặng núi cao nhất, với [[đỉnh Gerlachovský]] có độ cao 2.655 &nbsp;m (8.705 &nbsp;ft) trên mực nước biển trong lãnh thổ Slovakia, gần biên giới với Ba Lan). Nó che phủ diện tích 190.000 &nbsp;km² và là hệ thống núi trải rộng thứ hai tại [[châu Âu]], sau [[Alps]].
 
Mặc dù nói chung được coi như là một dãy núi, nhưng Karpat trên thực tế không tạo thành một dãy liên tục các núi. Thay vì thế, nó bao gồm vài nhóm khác biệt về mặt [[sơn văn học]] và địa chất, thể hiện một sự đa dạng cấu trúc lớn như của [[Alps]]. Dãy núi Karpat, chỉ ở một vài nơi đạt được các cao độ trên 2.500 m; thiếu các đỉnh dốc đứng, các dải băng tuyết trải rộng, các [[sông băng]] lớn, các thác nước cao và hàng loạt các hồ lớn; những dặc trưng khá phổ biến của dãy núi Alps. Không có khu vực nào trong dãy núi Karpat bị tuyết che phủ quanh năm và ở đây hoàn toàn không có sông băng. Dãy Karpat ở cao độ lớn nhất của nó cũng chỉ cao như khu vực Trung Alps, và chúng chia sẻ các đặc trưng chung như biểu hiện bề ngoài, khí hậu và [[quần thực vật]].