Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lý Cương''' ([[chữ Hán]]: {{zh|s=李纲|t=李綱|p=Lǐ Gāng}}, [[1083]] - [[1140]]), [[tên tự]] là '''Bá Kỷ''', người Thiệu Vũ quân<ref>Nay là [[huyện cấp thị]] [[Thiệu Vũ]], [[địa cấp thị]] [[Nam Bình]], [[tỉnh]] [[Phúc Kiến]]</ref>, [[tể tướng]] [[nhà Tống]], lãnh tụ phái kháng [[Nhà Kim|Kim]], [[anh hùng dân tộc]] [[Trung Quốc]].
 
==Thiếu thời==
Dòng 19:
Nhưng Khâm Tông lại theo lời bọn đại thần, thay đổi chủ ý, chuẩn bị xa giá để cùng hậu cung, triều đình dời về nam, ông rơi nước mắt can ngăn, Khâm Tông không theo. Lý Cương chạy ra ngoài kêu gọi [[Cấm vệ quân]] tỏ lòng trung thành, mọi người hô lớn: “Nguyện tử thủ!” Ông trở vào, nhận xét gia quyến của Cấm vệ quân đều ở kinh thành, một khi rời khỏi thì lòng người ly tán, giữa đường chẳng may có biến thì khó thoát khỏi kỵ binh của Kim. Khâm Tông mới quyết định ở lại.
 
Lý Cương được nhiệm chức Thân chinh hành doanh sử, phụ trách phòng ngự Khai Phong. Ông soái quân dân Khai Phong trong vài ngày kịp thời hoàn thành tổ chức phòng ngự, tự lên thành đốc chiến, đẩy lui quân Kim. Kim soái Hoàn Nhan Tông Vọng thấy khó lòng đánh hạ Khai Phong, chuyển sang thi hành kế dụ hàng, triều đình nhà Tống tỏ ý chịu khuất phục. Lý Cương vì kiên quyết phản đối cắt đất cầu hòa, lại thêm [[Diêu Bình Trọng]] tập kích doanh trại Kim thất bại, bọn Lý Bang Ngạn đẩy hết trách nhiệm cho ông, nên bị bãi quan. Hơn 10 vạn quân dân Khai Phong phẫn nộ, tập trung trước cửa cung,reo vang cả đất trờihÐt, Tống Khâm Tông đành thu hồi mệnh lệnh, Lý Cương mới được dùng trở lại.
 
Tháng 2, quân Kim rút lui, Lý Cương đổi nhiệm chức Tri Xu Mật viện sự.
 
==Biến cố Tĩnh Khang==
Tháng 6, triều đình mượn lý do giải vây Thái Nguyên, đẩy Lý Cương ra ngoài làm Hà Bắc, Hà Đông lộ Tuyên phủ sứ. Các quan chức Tuyên phủ phó sứ, Chế trí phó sứ, Sát phóng sứ đều nghe lệnh trực tiếp từ triều đình, ông chưa từng nắm được chút binh quyền nào, nhiều lần dâng sớ trình bày nhưng không có kết quả, vì vậy cuộc chiến giải vây chẳng có chút tiến triển gì!.
 
Tháng 8, triều đình nghị hòa, một loạt thành viên phái chủ chiến là bọn [[Từ Xử Nhân]], [[Ngô Mẫn]], [[Hứa Hàn]], [[Trần Quá Đình]], [[Lý Hồi]],… bị đày ra ngoài. Lý Cương nghe tin, than rằng: “Việc lớn không thể làm được rồi!” rồi dâng sớ xin bãi chức. Triều đình lấy [[Chủng Sư Đạo]] làm Tuyên phủ sứ thay cho Lý Cương, triệu ông về kinh.
 
Tháng 9, Lý Cương bị bãi Tri Xu Mật viện sự, nhận hàm Quan Văn điện học sĩ, ra nhiệm chức Tri Dương Châu, ông dâng sớ xin miễn chức. Không lâu sau, bị gán cho tội danh “''chuyên bàn việc đánh, thiệt quân phí của''” mà chịu bãi chức, đổi nhận hư hàm Đề cử Bạc Châu Minh Đạo cung.
Dòng 46:
Tháng 10 cùng năm đến năm thứ 3 (1129), Tống Cao Tông tiếp tục chạy về nam, quận huyện Lưỡng Hà nối nhau thất thủ. Trong thời gian này, Lý Cương chịu thêm một phen chỉ trích, đầu tiên bị bãi chức Quan Văn điện đại học sĩ, đày đi Ngạc Châu <ref>Nay là [[Vũ Xương]], [[Vũ Hán]], [[Hồ Bắc]]</ref>, rồi bị biếm làm Đan Châu đoàn luyện phó sứ, đày đi Vạn An quân <ref>Nay là [[Vạn Ninh]], [[Hải Nam]]</ref>, đến mùa đông năm thứ 3 (1129) mới được phép tự do cư trú.
 
Tháng 2 năm Thiệu Hưng thứ 2 (1132), Lý Cương được khởi dụng làm Hồ Quảng tuyên phủ sứ kiêm Tri Đàm Châu, kiến nghị triều đình tại một dải Kinh Hồ đồn trú trọng binh để mưu tính đoạt lại [[Trung Nguyên]]. Tấu nghị còn chưa lên đường, ông lại tiếp tục chịu đàn hặc, bị bãi chức, nhận hàm Đề cử Tây Kinh Sùng Phúc cung, tức là bị đày đi [[Phúc Châu]].
 
Năm thứ 4 (1134), được trở về Thiệu Vũ cư trú. Liên quân Kim, Ngụy Tề tiến đánh Nam Tống, ông lại trình lên kế sách phòng ngự, đề xuất tập kích Toánh Xương <ref>Nay là [[Hứa Xương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref> ở sau lưng quân địch.
Dòng 82:
Hằng ngày ông đến một quán thức ăn nhẹ (chữ Hán: 小吃, tiểu cật) <ref>Thức ăn nhẹ của huyện Sa (Sa huyện tiểu cật) đã được phát triển thành một [[thương hiệu]] địa phương tại Trung Quốc</ref> ở mé đông chùa Hưng Quốc để dùng bữa sáng. Chủ quán là La Phát Thổ, lớn tuổi, tính thật thà không khéo ăn nói. Vợ La là Nhạc Tú Cơ, dung mạo xinh xắn, da dẻ trắng đều, tính thông minh giỏi giang, lại giỏi làm các thức ăn nhẹ là Biển nhục <ref>'''Biển nhục''', '''Nhục yến''' hay '''Biển thực''' là một món ăn Trung Quốc theo cách gọi của người [[Phúc Kiến|Mân]] – [[Đài Loan|Đài]]: bên ngoài được nắm lại bởi một lớp vỏ mỏng làm từ bột mì, bên trong được nhồi vừa phải bởi một viên nhân làm từ [[thịt]], [[rau]], [[hải sản]],… Hình dáng của bánh, độ dày của vỏ và chất liệu của nhân, tùy theo vùng, miền mà thay đổi, nhân đó tên gọi cũng thay đổi. Người phương bắc Trung Quốc gọi là '''[[hồn đồn]]''' (đây cũng là tên gọi nguyên thủy của loại bánh này, là do đọc trại '''[[hỗn độn]]'''), người một dải [[Ba (nước)|Ba]] [[Thục (nước)|Thục]] ở tây nam gọi là '''[[sao thủ]]''', người [[Vũ Hán]] gọi là '''[[thanh thang]]''', người [[Quảng Châu]] gọi là '''[[vân thôn]]''' (người [[Việt Nam]] đọc trại là [[vằn thắn]] hay [[hoành thánh]]). Biển nhục có chút khác biệt so với Hồn đồn: vỏ mỏng nhân lớn, chú trọng mùi vị tươi ngon. Cần phân biệt '''Hồn đồn''' <được nấu và dùng với canh nóng> và '''[[Giáo tử]]''' ([[bánh chẻo]]) hay '''[[Chưng giáo]]''' (bánh chẻo hấp), còn gọi là '''[[Thủy giáo]]''' ([[sủi cảo]]) hay '''[[Hà giáo]]''' ([[há cảo]], tức sủi cảo nhân hải sản, đại biểu là [[tôm]]) <được hấp và dùng với nước chấm></ref>, Thiêu mại ([[xíu mại]]), Ngư hoàn ([[cá viên]]), Bàn cao ([[bánh bò]])… Hai vợ chồng tuy nhiều khác biệt nhưng rất hòa hợp; còn với người ngoài, thức ăn của họ là ngon nhất vùng. Có người nhân đó gọi Nhạc Tú Cơ là Biển nhục Tây Thi, dù món ăn ngon nhất của quán lại là Thiêu mại. Thiêu mại của Biển nhục Tây Thi có một lớp vỏ mỏng, hấp chín xong thì trong suốt như ngọc, chấm với nước tương rồi cho vào miệng, cảm thấy ngọt ngào giòn tan, răng ngập trong mùi vị tươi ngon. Biển nhục Tây Thi tuy không học hành, nhưng rất biết đại thể, đối với Lý Cương vô cùng kính trọng, mỗi khi ông đến, không chỉ các món ăn được làm một cách đặc biệt, mà còn phục vụ chén lớn hơn hẳn của người khác.
 
Một ngày nọ, Lý Cương có hẹn với bọnđám Đặng Túc đi chơi núi Thất Đóa. Sau khi ăn sáng, ông dặn dò La Phát Thổ vào giữa trưa đưa thức ăn đến gác Ngưng Thúy. Không ngờ trong lúc Phát Thổ đưa thức ăn, Biển nhục Tây Thi ở nhà bị một đám lưu manh vũ nhục. Buổi chiều, Lý Cương về nhà khách, Phát Thổ đến trình bày tình cảnh của vợ mình. Ông nổi giận, lập tức lên ngựa đưa Phát Thổ đến gặp [[Tri huyện]] báo án. Tri huyện không dám chậm trễ, trong đêm phái đi 4 tổ Lệ bộ, mỗi tổ 8 người, lùng bắt đám lưu manh. Giữa trưa ngày thứ 2 thì bắt được bọn chúng đưa về huyện phủ. Đám lưu manh này thường ngày làm nhiều việc xấu xa, dân chúng rất căm phẫn, vì thế khi Tri huyện hỏi cách xử trí, Lý Cương đề nghị nghiêm trừng làm gương. Sau đó, huyện Sa trở nên thái bình vô sự, mọi người yên ổn làm ăn, vợ chồng La Phát Thổ sinh được 1 trai 1 gái, rất đỗi cảm kích ông.
 
==Tham khảo==