Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàng hóa công cộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 2:
 
==Tính chất của hàng hóa cộng cộng==
*Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ khôngngăn chocản ainhững người không có vé vào xem.
*Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng không bó hẹp trong phạm vi địa phương, quốc gia mà có tính chất quốc tế. Tri thức có thể coi là một [[hàng hóa công cộng quốc tế]], mọi người dân trên thế giới đều có thể "tiêu dùng" nó.
 
==Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy==
Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như [[quốc phòng]], [[ngoại giao]], [[đèn biển]], [[phát thanh]]...Các hàng hóa đó có [[chi phí biên]] để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng.