Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điếu Ngư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.2+) (Bot: Đổi en:Fishing Town thành en:Diaoyu Fortress
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 4:
Người Mông Cổ đã tiến hành cuộc chiến dữ dội chống lại nhà Tống trong [[thế kỷ 13]]. Trong giai đoạn từ năm 1243 tới năm 1279, thành Điếu Ngư đã trải qua trên 200 cuộc đối đầu quân sự với kỳ công "kháng cự dai dẳng" kéo dài 36 năm, dưới sự chỉ huy của [[Vương Kiên]] (王堅)<ref>[[Hịch tướng sĩ]] của [[Hưng Đạo Vương]] Trần Quốc Tuấn viết là Vương Công Kiên.</ref>, [[Mã Thiên]] (马千), [[Trương Giác (tướng Tống)|Trương Giác]] (張玨), [[Vương Lập]] (王立) <ref>Hịch tướng sĩ viết là Nguyễn Văn Lập.</ref>.
 
Thành cổ Điếu Ngư có diện tích khoảng 2,5 kilômét vuông. Nằm trên ngọn núi thấp cùng tên, phía nam [[sông Gia Lăng]] (嘉陵江), được bao quanh là nước ở ba phía, nó nằm cách khoảng 5 &nbsp;km về phía đông của quận [[Hợp Xuyên]] (thành phố [[Trùng Khánh]]), gần nơi hợp lưu của các con sông [[sông Cừ|Cừ]] (渠江), [[sông Phù|Phù]] (涪江) và Gia Lăng. Địa hình vách đá nhưng khá nên thơ. Năm 1242, [[chế trí sử]] [[Tứ Xuyên]] kiêm tri phủ [[Trùng Khánh]] là Dư Thủy/Giới (余始/玠) đã cho xây một pháo đài tại đây để chống lại người Mông Cổ trong thời kỳ Nam Tống (1127-1279).
 
Mặc dù có quân đội đông đảo tới vài chục ngàn người do đích thân đại hãn Mông Kha chỉ huy nhưng người Mông Cổ đã không thể chiếm được pháo đài nhỏ này khi đó do Vương Kiên (?-1264) chỉ huy. Vương Kiên đã thắng nhiều trận, lên tới đỉnh điểm là cái chết của Mông Kha và tướng tiên phong Uông Đức Thần (汪德臣). Được biết đến như là 'nơi bẻ roi của Thượng Đế' do roi là dấu hiệu chỉ huy trong các trận đánh của Mông Kha. Ông này bị thương tại Điếu Ngư và cuối cùng chết ngày [[11 tháng 8]] (tức [[21 tháng 7]] âm lịch) năm [[1258]] tại chùa Ôn Tuyền. Vì lý do này, Điếu Ngư được các nhà sử học châu Âu và châu Á biết đến như là “Nơi bẻ roi của Thượng Đế”. Do chứa nhiều di tích lịch sử—bao gồm cầu tàu thủy quân, các chỗ tập luyện, các tháp canh, và pháo đài với các khẩu pháo bên trong—nên năm 1982 Điếu Ngư đã được [[Quốc vụ viện]] Trung Quốc xếp là “Khu phong cảnh danh thắng trọng điểm quốc gia” và năm 1996 xếp là “đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc”.