Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Phi (khu vực)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 27:
Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000 mét. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa [[Kalahari]]. Phần Đông Nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy [[Drakensberg]] cao hơn 3000 mét ăn sát ra biển. Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ẩm và dịu hơn khu vực [[Bắc Phi]]. Phần phía đông, nhờ ảnh hưởng của [[dòng biển nóng]] và gió Đông Nam thổi từ đại dương vào, nên thời tiết quanh năm nóng ẩm, mưa tương đối nhiều. Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có [[rừng nhiệt đới]] bao phủ. Càng đi sâu vào nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, [[rừng nhiệt đới ẩm]] chuyển sang [[rừng thưa]] rồi [[xa van]]. Rừng thưa và xa van ở Nam Phi có diện tích khá rộng với giới động vật phong phú không kém xa van ở Trung Phi. Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu [[Địa Trung Hải]], thích hợp trồng các loại cây ăn quả [[cận nhiệt đới]].
 
vip
== Kinh tế - Xã hội ==
<!--Do các khu vực chính của châu Phi được phân bố tương đối rõ ràng, nên chúng ta có thể xác định đuợc các quốc gia thuộc khu vực này, đó là: [[Angola]], [[Burundi]], [[Cameroon]], [[Cộng hòa công-gô]], [[Cộng hòa Dân chủ Công gô]], [[Cộng hòa Trung Phi]]; Guinea xích đạo;gabon;ruanda;tchad;zambia.trong đó có một số nước đôi khi vẫn được coi là thuộc khu vực trung phi.-->
Ở Nam Phi hầu như không có thành phố nào trên năm triệu dân nhưng cũng có các thành phố tương đối lớn có từ một triệu đến năm triệu dân như: [[Luanda]], [[Lusaka]], [[Harare]], [[Pretoria]], [[Maputo]], [[Johannesburg]], [[Cape Town]], [[Durban]]. Dân cư Nam Phi đang chịu hậu quả của sự bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các khu vực châu phi là cao nhất thế giới (2,4%). Dân số tăng nhanh và hạn hán triền miên đã làm cho nhiều người ở Nam Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa. Ngoài ra, đại dịch AIDS cũng ảnh hưởng xấu lên sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
 
<!--Và ngoại ô(các vùng chung quanh)những thành phố này luôn đạt mức độ trên 50 người.các nơi khác ở nam phi nói riêng và châu phi nói chung rất hoang sơ,heo hút,thường chỉ có dưới hai người.đó là do khí hậu khắc nghiệt hoặc điều kiện giao thông không thuận lợi(hoang mạc,núi cao,dẫn đến dân cư tập trung về các nơi khác có điệu kiện sống tốt hơn.hiện nay,-->
Dân cư thuộc khu vực Nam Phi thuộc các chủng tộc [[Nê-grô-ít]], [[Ơ-rô-pê-ô-ít]] và người lai, phần lớn theo [[đạo Thiên Chúa]]. Trên đảo [[Ma-da-ga-xca]] có [[người Man-gát]] thuộc chủng tộc [[Môn-gô-lô-ít]]. Nam Phi có nhiều tộc người, với nhiều thổ ngữ khác nhau.
<!--Trước đây, [[thực dân]] châu Âu thành lập các quốc gia Nam Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo...và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người. Điều đó đã làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước, và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên ([[Bu-run-di]], [[Ru-an-da]]), gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội và tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp. (đoạn này hình như ko nói về Nam Phi)-->
 
Nền kinh tế của nhiều nước Nam Phi vẫn là tự cung tự cấp. Việc trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề. Trước đây, [[Cộng hòa Nam Phi]] là quốc gia có chế độ [[phân biệt chủng tộc]] (chế độ [[A-pac-thai]]) nặng nề bậc nhất thế giới. Phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã giành được thắng lợi với cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 4 năm [[1994]].
 
== Kinh tế ==