Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dãy núi Sulaiman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n cosmetic change using AWB
Dòng 22:
|map_caption=}}
 
'''Dãy núi Sulaiman''' ([[tiếng Ba Tư]], [[tiếng Urdu]]: سليمان) là một [[dãy núi]] và một đặc trưng địa chất chính của [[Pakistan]]. Nó là dãy núi có ranh giới với [[sơn nguyên Iran]] và [[tiểu lục địa Ấn Độ]]. Ranh giới của dãy núi Sulaiman về phía bắc là vùng cao nguyên khô cằn của dãy núi [[Hindu Kush]], với trên 50 % bề mặt đất đai nằm trên độ cao trên 2.000 &nbsp;m (6.500 &nbsp;ft). Dãy núi này chủ yếu nằm trong tỉnh [[Balochistan (Pakistan)|Balochistan]] và [[Địa khu Bộ lạc Quản chế Liên bang]] (FATA) của [[Pakistan]] với chiều dài 400 &nbsp;km (249 dặm Anh)<ref name = AS>[http://www.answers.com/topic/sulaiman-mountains www.answers.com]</ref>. Núi có đỉnh cao nhất trong dãy núi Sulaiman là [[Takht-e-Sulaiman]] có hai đỉnh, với đỉnh cao nhất của nó là 3.443 &nbsp;m (11.295 &nbsp;ft) nằm ở pía bắc của dãy núi, trong địa phận FATA của [[Pakistan]].
 
Dãy núi Sulaiman và vùng cao nguyên ở phía tây và tây nam của nó tạo thành một chướng ngại vật tự nhiên ngăn gió mang hơi ẩm thổi vào từ [[Ấn Độ Dương]], tạo ra điều kiện khí hậu khô cằn trải suốt từ miền nam tới miền bắc [[Afghanistan]]. Ngược lại, vùng [[châu thổ]] sông Ấn tương đối thấp và bằng phẳng nằm ở phía đông và nam dãy núi Sulaiman. Vùng châu thổ nhiều mưa gió này lại chịu các trận lụt nặng nề và chủ yếu là sự hoang vu do không cấy trồng gì.
 
==Đặc điểm==
[[Takht-e-Sulaiman]] (nghĩa là ngai vàng của Solomon/Sulaiman) hay Kaisargarh/Kasi Ghar (hai đỉnh cao 3,443 m/11.295 &nbsp;ft và 3.379 m/11.085 &nbsp;ft)<ref name = AS />, [[Takatu]] và [[Giandari]] là một số đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Sulaiman. Dãy núi này chạy tới khu vực [[sông Ấn]] gần [[Mithankot]] và thị trấn [[Rajanpur]] trong huyện [[Rajanpur (huyện)|Rajanpur]] của tỉnh [[Punjab (Pakistan)|Punjab]].
 
Dải nếp uốn Sulaiman, một chuỗi núi chạy theo hướng bắc-nam nằm tại phía tây miền trung [[Pakistan]] thuộc phân đoạn địa văn ba nếp; là dải nếp uốn Sulaiman ở phía tây, vùng [[bồn địa trước]] sông Ấn ở giữa và nền Punjab ở phía đông. Dải nếp uốn Sulaiman chứa các địa tầng [[đá phiến sét]], [[đá vôi]] và [[sa thạch]] thuộc đại Trung sinh và/hoặc thời kỳ có niên đại trẻ hơn. Zindapir Anticlinorium là một bộ phận hợp thành của dải nếp uốn Sulaiman. Nó được đánh dấu bằng các loại đá cao độ thấp, được hình thành từ các trầm tích đại dương trong thời kỳ từ thế Paleocen tới thế Pliocen-Pleistocen của mảng Nam Á (Ấn-Pakistan) và bị đè lên trên bởi một lớp [[siwalik]] dày. Các trầm tích bồi tích do sông Ấn và các chi lưu của nó mang theo che phủ bòn địa trước sông Ấn và nền Punjab cận kề đang chìm lún về phía tây<ref name =PJHR>[http://www.hdip.com.pk/Iqbal-PJHR%20(Zindapir).htm Geological Interpretation of Earthquakes Data of Zindapir Anticlinorium, Sulaiman Foldbelt, Pakistan] trên website của Pakistan Journal of Hydrocarbon Research. Quyển 14, (6/2004), trang 41-47, 5 hình, 1 bảng.</ref>.