Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học viện Quốc gia Hành chánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
 
 
Chương trình học chia thành ba ban: ''tham sự'', ''đốc sự''/''giám sự'', và ''cao học''. Tham sự là chương trình một năm ngay tại Học Viện, Có tất cả 4 khóa Tham Sự ( mỗi khóa 100 sinh viên)và một khóa Tham Sự Đặc Biệt dành cho các sắc tộc, đốc sự (hành chánh) hay giám sự (kinh tế), Nhưng kể từ năm 1963 (?) chỉ còn Ban Đốc Sự. Kể từ ngày thành lập Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đến 1975, có tất cả 21 khóa Đốc Sự (mỗi khóa có 100 sinh viên được thi tuyển vào), học trình là ba năm sáu tháng, năm đầu tiên học lý thuyết tại Học Viện, năm thứ hai, được đi thực tập tại các địa phương (Tỉnh và Đô Thành, năm thứ ba về lại Học Viện học lý thuyết (hành chánh, tài chánh, xã hội, ngoại giao, toán, kinh tế. Sau năm thứ 3, sinh viên có 6 tháng đi thực tập tại các bộ tại Trung ương và chọn một đề tài luận văn tốt nghiệp. Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với ngạch trật phó đốc sự hạng 3 và được cử đi làm việc theo nhu cầu bao gồm Bộ Nội Vụ (cho các Tỉnh, Quận)tùy nhu cầu, sinh viên mới ra trường được đề cử làm Phó Quận Trưởng (tại các Quận) hay Trưởng Ty (tại Tỏa Hành Chánh Tỉnh) hay Phó Tỉnh Trưởng (Tòa Hành Chánh Tỉnh). Tại các Bộ chuyên môn ở Trung Ương ( Như Chủ sự Các phòng, Chánh sự vụ các Nha, Giám Đốc các Sở). Các sinh viên cao học là hai năm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành về khoa học xã hội. MônCó tất cả 8 khóa Cao Học (cả Ngoại giao).

Các môn học gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh, Quốc tế Công Pháp, Luật Hiến Pháp, Xã Hội Học và cả huấn luyện quân sự tại các Trung tâm huấn luyện Đồng Đế Nha Trang, Quang Trung, Thủ Đức.
 
== Nhân vật liên quan ==