Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo| using AWB
Dòng 5:
Có hai ký thuật gia phả Chúa Giê-xu trong các sách Phúc âm:<ref>Tom Wright, ''Luke for Everyone'', Westminster John Knox Press (2004), page 39.</ref> một về họ nội qua người cha pháp lý [[Joseph]] (''Giu-se'' hoặc ''Giô-sép'') trong [[Phúc âm Matthew]] (''Mát-thêu'' hoặc ''Ma-thi-ơ'') 1: 2-16,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?book_id=47&chapter=1&version=19 Phúc âm Matthew 1: 2-16]</ref> và về họ ngoại qua người mẹ với những tham chiếu về người cha được chép ở [[Phúc âm Lu-ca]] 3: 23-38.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Lu-ca%203:%2023-38;&version=19; [[Phúc âm Lu-ca]] 3: 23-38]</ref> Hai ký thuật trên đều truy nguyên phổ hệ của Chúa Giê-xu đến [[Vua David]], rồi từ đó đến [[Abraham]]. Có sự tương đồng nếu tính từ Abraham đến David, nhưng có một ít khác biệt nếu tính từ David đến Joseph. [[Matthew]] khởi đầu với [[Vua Solomon]] và liệt kê các đời vua Judah cho đến vị vua sau cùng, Jeconiah. Sau đó đất nước bị xâm lăng bởi [[Đế quốc Babylon]]. Như thế, Matthew chỉ ra rằng Chúa Giê-xu là hậu duệ chính thức của vương triều [[Israel]]. Trong khi đó, bản gia phả của [[Luca]] dài hơn và chi tiết hơn bản gia phả của Matthew, truy nguyên đến [[Adam]] và cung cấp nhiều tên tuổi hơn trong đoạn từ David đến Chúa Giê-xu, đưa ra các tên của những hậu duệ trực tiếp từ Adam đến Chúa Giê-xu về phía [[Mary]] (''Maria'' hoặc ''Ma-ri'').
 
Joseph chỉ xuất hiện trong phần tường thuật về tuổi thơ của Chúa Giê-xu. Sự kiện Chúa phó thác cho người môn đồ thân yêu bổn phận chăm sóc bà Mary khi ngài đang bị đóng đinh trên thập tự giá (Phúc âm Giăng 19: 25-27<ref>''"Bên thập tự giá của Chúa Giê-xu, có mẹ Ngài đứng đó, với chị mẹ Ngài là Ma-ri vợ Cơ-lê-ô-pa, và Ma-ri Ma-đơ-len nữa. Chúa Giê-xu thấy mẹ mình, và một môn đồ ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi! Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình"'' – Phúc âm Giăng 19: 25-27.</ref>) cho thấy có lẽ Joseph đã từ trần trong thời gian Chúa Giê-xu thi hành thánh chức.<ref name=WebBible> Easton, Matthew Gallego. [http://www.christiananswers.net/dictionary/joseph-fosterfatherofjesus.html Joseph (the foster father of Jesus Christ)]. Truy cập 26 tháng 6 năm 2006</ref> Cả Matthew 13: 55-57<ref>''"Có phải là con người thợ mộc chăng? Mẹ người có phải là Ma-ri, và anh em người là Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, Giu-đe chăng? Chị em người đều ở giữa chúng ta chăng? Bởi đâu mà người nầy được mọi điều ấy như vậy? Họ bèn vì cớ Ngài mà vấp phạm. Song Chúa Giê-xu phán cùng họ rằng: Đấng tiên tri chỉ bị trong xứ mình và người nhà mình khinh dể mà thôi"'' – Phúc âm Matthew 13. 55-57</ref> và [[Mark]] (''Macô'' hoặc ''Mác'') 6: 3<ref>''"Có phải người là thợ mộc, con trai Ma-ri, anh em với Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đe, và Si-môn chăng? Chị em người há chẳng phải ở giữa chúng ta đây ư? Chúng bèn vấp phạm vì cớ Ngài"'' – Phúc âm Mark 6: 3</ref> đều nói về người thân trong gia đình của Chúa Giê-xu. Phúc âm Mark 6: 3 thuật lại rằng những người nghe Chúa Giê-xu giảng luận đều hỏi ''"Có phải người là thợ mộc, con trai Ma-ri, anh em với Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đe, và Si-môn chăng? Chị em người há chẳng phải ở giữa chúng ta đây ư?"''. [[Sứ đồ Phao-lô]], trong thư gởi tín hữu ở Galatia (1: 19), đã viết: ''"nhưng tôi không thấy một sứ đồ nào khác, ngoại trừ James (''Giacôbê'' hoặc ''Gia-cơ'') là em của Chúa"''. Sử gia Do Thái sống vào thế kỷ thứ nhất, [[Josephus]], đã mô tả [[James Người Công chính]] là "em của Giê-xu, được gọi là Chúa Cơ Đốc". Hơn nữa, một sử gia Cơ Đốc, [[Eusebius]] (trước tác trong [[thế kỷ 4]] nhưng trích dẫn những nguồn tài liệu từ trước nay đã thất lạc) có nhắc đến James Người Công chính là em Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, [[Epiphanius]] cho rằng họ là "những người con của người vợ trước của Joseph (không có ký thuật nào về sự kiện này)", trong khi [[Jerome]] lập luận rằng họ là "anh em họ của Chúa Giê-xu". Từ ''adelphos'' trong [[tiếng Hy Lạp]] thường được dịch trong các bản [[Kinh Thánh]] là "anh em" nhưng cũng có thể chỉ các mối quan hệ gia đình, và [[Công giáo La Mã]] cũng như [[Chính Thống giáo Đông phương]], chấp nhận giáo lý Mary đời đời đồng trinh, cho rằng ''adelphos'' nên được hiểu là người họ hàng hoặc anh em họ.
 
Theo ký thuật của [[Phúc âm Luca]],<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Lu-ca%201:36;&version=19; Phúc âm Lu-ca 1: 36]</ref> Mary có họ hàng với Elizabeth, mẹ của [[Giăng Báp-tít]] (''Gioan Tẩy giả'').
Dòng 25:
Theo các sách Phúc âm, Chúa Giê-xu là Đấng Messiah, ''"Con Thiên Chúa"'', ''"Chúa và Thiên Chúa"''. Ngài đến để ''"phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người"'' và ''"giảng tin mừng của Nước Trời"''. Các sách Phúc âm cũng thuật lại rằng Chúa Giê-xu đi khắp nhiều nơi để rao giảng tin lành và làm nhiều phép lạ như chữa bệnh, đuổi quỷ, đi trên mặt nước, hóa nước thành rượu, và khiến kẻ chết sống lại như trong câu chuyện của [[Lazarus]].<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?book_id=50&chapter=11&version=19 Phúc âm Giăng 11: 1 – 44]</ref>
 
[[Phúc âm Giăng]] ghi nhận ba kỳ lễ Vượt qua trong thời gian Chúa Giê-xu thi hành thánh chức. Điều này ngụ ý thời gian Chúa Giê-xu rao giảng Phúc âm kéo dài ba năm. Mặc dù có nhiều môn đồ, Chúa Giê-xu rất gần gũi với [[Mười hai Sứ đồ]]. Có những đám đông khổng lồ lên đến hàng ngàn người tìm đến nghe ngài giảng dạy. Dù không được tôn trọng ở quê nhà,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?book_id=48&chapter=6&version=19 Phúc âm Mark 6: 4-6]</ref> và ở Perea (thuộc phía tây sông Jordan), ngài được đặc biệt trọng vọng trong xứ [[Galilee]] (phía bắc Israel).
 
Một trong những bài thuyết giáo nổi tiếng nhất của Chúa Giê-xu là [[Bài giảng trên núi]],<ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%205-7;&version=19; Phúc âm Matthew 5-7]</ref> trong đó có [[Các Phước Lành]] và bài [[Cầu nguyện chung]] (Kinh Lạy Cha). Chúa Giê-xu khuyên bảo tránh xa sự giận dữ, dâm dục, chớ ly dị, thề nguyền và báo thù; tôn trọng và tuân giữ [[Luật pháp Moses]]. Theo ghi chép trong Phúc âm Matthew, Chúa Giê-xu nói: ''"Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn"''.,<ref>''"Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn. Vậy, ai hủy một điều cực nhỏ trong nào trong những điều răn này, và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị xưng là cực nhỏ trong nước [[thiên đàng]]; còn như ai giữ những điều răn ấy, và dạy người ta nữa, thì sẽ được xưng là lớn trong nước thiên đàng"'' – Phúc âm Matthew 5: 17-19</ref> Trong khi diễn giải luật [[Moses (Kinh Thánh)|Moses]], Chúa Giê-xu truyền dạy môn đồ ''"điều răn mới"'' và khuyên họ ''"nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia"'', hãy yêu kẻ thù và cần tuân giữ tinh thần của luật pháp chứ không phải mù quáng theo văn tự.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%205;&version=19; Phúc âm Matthew 5]</ref>
 
Chúa Giê-xu thường dùng dụ ngôn khi giảng dạy, như chuyện kể về [[Người con trai hoang đàng]] (Lu-ca 15: 11-32),<ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Lu-ca%2015:%2011-32&version=19 Phúc âm Lu-ca 15: 11-32]</ref> và câu chuyện [[Người gieo giống]].<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2013:1-9;&version=19; Phúc âm Matthew 13: 1-9]</ref> Giáo huấn của ngài tập chú vào tình yêu vô điều kiện và thấm nhuần tinh thần hi sinh đối với Thiên Chúa và đối với mọi người.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2022:34-40;&version=19; Phúc âm Matt 22: 34-40]</ref> Chúa Giê-xu cũng dạy về tinh thần phục vụ và đức khiêm nhường cũng như lòng bao dung khoan thứ, sống hòa bình, [[Đức tin Cơ Đốc|đức tin]], và ơn thừa hưởng sự sống vĩnh cửu trong "Vương quốc Thiên Chúa". Chúa Giê-xu loan báo những sự kiện sẽ xảy ra, và tiên báo về sự tận cùng của thế giới, là điều sẽ đến cách bất ngờ; do đó, nhắc nhở những người theo ngài hãy luôn tỉnh thức và trung tín trong đức tin. [[Bài giảng trên núi Olive]], được chép trong Phúc âm Matthew 24,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2024;&version=19; Phúc âm Matthew 24]</ref> Mark 13,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%2013;&version=19; Phúc âm Mark 13]</ref> và Lu-ca 21<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke%2021;&version=19; Phúc âm Lu-ca 21]</ref> cung cấp nhiều chi tiết về sự kiện này.
 
Trong giáo huấn của Chúa Giê-xu có những điều xem ra là nghịch lý đối với thế gian nhưng phù hợp với lẽ công bình của Thiên Chúa như lời cảnh báo ''"kẻ đầu sẽ nên rốt, và rốt sẽ nên đầu"'' cũng như lời dặn dò ''"Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ được lại"'' (Matt. 16: 25) và lời khuyên hãy lấy tình yêu thương và lòng hiếu hòa mà đáp trả bạo lực. Giê-xu hứa ban sự bình an cho những người tin ngài,<ref>''"Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi"'' – Phúc âm Giăng 14: 27</ref> và giải quyết mọi nan đề họ đối diện trong cuộc sống<ref>''"Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ"'' - Phúc âm Matthew 11: 28</ref> song Chúa Giê-xu cũng cảnh báo rằng sẽ có sự phân rẽ khiến các thành viên trong gia đình chống nghịch nhau (vì bất đồng về niềm tin).<ref>''"Ta đã đến quăng lửa xuống đất; nếu cháy lên rồi, ta còn ước ao chi nữa! Có một phép báp têm mà ta phải chịu, ta đau đớn biết bao cho đến chừng nào phép ấy được hoàn thành! Các ngươi tưởng ta đến đem sự bình an cho thế gian sao? Ta nói cùng các ngươi, không nhưng thà đem sự phân rẽ. Vì từ nay về sau, nếu năm người ở chung một nhà, thì sẽ phân li nhau, ba người nghịch cùng hai, hai người nghịch cùng ba; cha nghịch cùng con trai, con trai nghịch cùng cha; mẹ nghịch cùng con gái, con gái nghịch cùng mẹ; bà gia nghịch cùng dâu, dâu nghịch cùng bà gia"'' - Phúc âm Lu-ca 12: 49-53</ref>.
Dòng 36:
 
[[Tập tin:First century palestine.gif|nhỏ|230px|phải|Xứ Judaea và Xứ Galilee trong thời Chúa Giê-xu]]
Chúa Giê-xu sống gần gũi với những người bị xã hội khinh rẻ như giới thu thuế (nhân viên thuế vụ của [[Đế chế La Mã]], thường bị khinh miệt vì lợi dụng chức quyền để nhũng nhiễu), trong đó có Matthew (về sau là một trong [[Mười hai Sứ đồ]]); khi người Pharisee chỉ trích Giê-xu vì thường tiếp xúc với kẻ [[tội lỗi]], Chúa Giê-xu đáp lại rằng chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc, không phải người khỏe mạnh hoặc tưởng mình là khỏe mạnh,<ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%209:9-13;&version=19; Phúc âm Matthew 9: 9-13]</ref> ''"Hãy đi và học cho biết câu này nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của tế lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội"''. (Matt. 9: 13). Theo Lu-ca và Giăng, Chúa Giê-xu tìm đến để rao giảng phúc âm cho cộng đồng Samaria (những người theo một hình thức biến dị của [[Do Thái giáo]] và bị người Do Thái xem là tà giáo) cạnh giếng [[Jacob]] tại [[Sychar]]<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%204:1-42;&version=19; Phúc âm Giăng 4: 1-42]</ref>
 
Bốn sách Phúc âm đều thuật lại sự kiện Chúa Giê-xu được chào đón vinh hiển khi vào thành [[Jerusalem]]. Ấy là trong kỳ lễ Vượt qua (15 Nisan; vào mùa xuân) theo Phúc âm Giăng,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2012:12-19;&version=19; Phúc âm Giăng 12: 12-19]</ref> họ hô vang ''Hosanna'' để chúc tụng Chúa là Đấng Messiah.
 
== Chết trên thập tự giá ==
Câu chuyện Chúa Giê-xu vào Đền thờ được ký thuật trong ba sách Phúc âm đồng quan,<ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%2011:15-19;&version=19; Phúc âm Mark 11: 15-19]</ref><ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2021:12-17;&version=19; Phúc âm Matthew 21. 12-17]</ref><ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke%2019:45-48;&version=19; Phúc âm Lu-ca 19: 45-48]</ref> và trong Phúc âm Giăng.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%202:12-25;&version=19; Phúc âm Giăng 2: 12-25]</ref> Khi bước vào Đền thờ, Chúa Giê-xu nhìn thấy trong sân đầy những thú nuôi dùng để dâng tế lễ, và bàn của những người đổi bạc. Họ đổi tiền đang lưu hành sang những đồng nửa ''shekel'', loại tiền đồng dùng trong nghi thức đền thờ. Theo các sách phúc âm, Chúa Giê-xu đánh đuổi thú nuôi, hất đổ những bàn đổi tiền và nói ''"Có lời chép rằng, Nhà ta sẽ là nhà cầu nguyện; song các ngươi biến thành hang trộm cướp"'' (Matthew 21: 13; Mark 11: 17; Lu-ca 19: 46).
 
Theo các sách phúc âm đồng quan, Chúa Giê-xu dùng bữa cùng các môn đồ, gọi là [[Tiệc Ly]], rồi đến Vườn [[Gethsemane]] để cầu nguyện. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giê-xu bẻ bánh, dâng lời tạ ơn, đưa bánh cho các môn đồ mà nói rằng ''"Nầy là thân thể ta"''; Rồi lấy chén, tạ ơn, đưa cho các môn đồ mà nói rằng ''"Hết thảy hãy uống đi; vì này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội"''. Sau cùng, ngài căn dặn môn đồ: ''"Hãy làm điều này để nhớ đến ta"''.
Dòng 51:
Bốn sách Phúc âm thuật lại Pilate ra lệnh đóng đinh Chúa Giê-xu với tấm bảng treo trên đầu cây thập tự viết rằng [[INRI|''"Người này là Giê-xu, Vua dân Do Thái"'']]. Buộc phải vác thập tự giá lên đồi [[Golgotha]], nơi ngài bị đóng đinh. Theo Phúc âm Luca, khi bị treo trên cây thập tự, Chúa Giê-xu cầu nguyện: ''"Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì"'' (Luca 23. 34). Nhiều người đi qua nhiếc móc Chúa Giê-xu và có kẻ cho uống giấm khi nghe Giê-xu kêu khát. Theo Phúc âm Giăng, Mary và những phụ nữ khác đến bên chân thập tự giá. Khi thấy Chúa Giê-xu đã chết, một người lính La Mã dùng giáo đâm vào hông để kiểm tra, tức thì máu và nước chảy ra.<ref>''"Khi quân lính đến nơi Chúa Giê-xu, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chân Ngài; nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra"''. - Phúc âm Giăng 19: 33-34</ref>
 
Theo bốn sách phúc âm, Chúa Giê-xu trút hơi thở cuối cùng trước khi trời tối, [[Joseph người Arimathea]], một người Do Thái giàu có và là thành viên Tòa Công luận, đến gặp Pilate để xin an táng Chúa Giê-xu, ông đặt xác trong một ngôi mộ. Theo ký thuật của Giăng, [[Nicodemus]], người được nhắc đến trong những phần khác của Phúc âm Giăng,<ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2019:38-42;&version=19; Phúc âm Giăng 19: 38-42]</ref> tìm đến cùng Joseph lo việc an táng. Các sách Phúc âm đồng quan đều thuật lại hiện tượng động đất và bầu trời tối sầm từ mười hai giờ trưa đến ba giờ chiều.
 
== Phục sinh và Lên Trời ==
[[Tập tin:Grunewald - christ.jpg|nhỏ|phải|170px|Một họa phẩm thế kỷ 16 miêu tả [[Sự Phục sinh của Chúa Giê-xu]] của [[Matthias Grünewald]]]]
Theo các sách Phúc âm, Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết sau ba ngày kể từ khi bị đóng đinh trên cây thập tự. Phúc âm Matthew thuật lại một thiên sứ hiện ra bên ngôi mộ và báo tin sự sống lại của Chúa Giê-xu cho những phụ nữ khi họ đến xức xác theo tục lệ. Quang cảnh hiện ra của thiên sứ đã làm các lính canh hôn mê.<ref> [http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2028:2-4;&version=19; Phúc âm Matthew 28: 2-4]</ref> Trước đó, thầy thượng tế và người Pharisee xin Pilate cho lính đến gác mộ vì họ tin rằng các môn đồ sẽ tìm cách cướp xác. Vào buổi sáng phục sinh, Chúa Giê-xu hiện ra với [[Mary Magdalene]]. Khi Mary nhìn vào ngôi mộ, hai thiên sứ hỏi bà tại sao khóc; và khi bà nhìn quanh, thấy Chúa Giê-xu nhưng không nhận ra cho đến khi ngài gọi bà.
 
Theo ký thuật của sách [[Công vụ các Sứ đồ]], Chúa Giê-xu hiện ra cho nhiều người tại nhiều địa điểm khác nhau trong suốt bốn mươi ngày. Sau khi sống lại, Chúa Giê-xu đến với hai người khách bộ hành đang trên đường đến thành [[Emmaus]]. Khi các môn đồ nhóm lại, Giê-xu hiện ra với họ ngay buổi chiều phục sinh. Thư Corinthian thứ nhất, Phúc âm cho người Hebrew, và một số tư liệu cổ khác đều đề cập đến việc hiện ra cho James (''Giacôbe'' hoặc ''Gia-cơ''). Theo Phúc âm Giăng, một môn đồ tên [[Thomas]] tỏ vẻ hoài nghi về [[sự phục sinh của Chúa Giê-xu]], nhưng sau khi đặt tay vào vết đâm bên hông, ông thốt lên ''"Lạy Chúa tôi, Thiên Chúa của tôi!"''. Sau đó, Chúa Giê-xu đến xứ Galilee và hiện ra với vài môn đồ bên bờ hồ. Sau khi ủy thác cho các môn đồ sứ mạng rao giảng Phúc âm trên khắp đất, Chúa Giê-xu về trời, ''"Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc họ đang nhìn xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa"'' (Công vụ 1: 9). Chúa Giê-xu hứa trở lại để ứng nghiệm lời tiên tri về sự tái lâm.
 
== Ghi chú ==
{{reflistTham khảo|2}}
== Liên kết ngoài ==
* [http://video.google.com/videoplay?docid=6121524153548519701&q=jesus&hl=en Jesus Movie (Google Video)]