Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ấp Chiến lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{fact}} → {{fact|date=6-01-2013}} (3)
Dòng 18:
Ấp được xây với hệ thống phòng thủ, thường có hai vòng rào. Vòng ngoài bằng [[dây kẽm gai]], [[tre]] hoặc bụi gai. Vòng trong đắp đất, trên gắn kẽm gai. Giữa vòng ngoài và vòng trong là hào sâu khoảng hơn một [[mét]] cắm chông nhọn. Mỗi ấp đều có một hoặc nhiều chòi canh có tầm nhìn xa; các cổng ra vào được canh gác cẩn mật.
 
Ban ngày, người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ muốn vào ấp phải qua sự kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Ban đêm, các cổng ra vào được đóng kín lại, nhưng các trường hợp cấp thiết của dân ở bên trong vẫn được giải quyết.{{fact|date=6-01-2013}} Mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp từ bên ngoài vào đều bị phát hiện vì trong ấp có hệ thống báo động. Chung quanh ấp là một diện tích đồng trống để lính canh dễ theo dõi việc di chuyển phía ngoài.
 
Khu vực đầu tiên áp dụng Ấp chiến lược là khu [[đồn điền]] [[cao su]] Lai Khê, quận [[Bến Cát]], tỉnh [[Bình Dương]]; tiếp theo là các tỉnh [[Phú Yên]], [[Bình Định]] và [[Quảng Ngãi]].<ref name="Hamlet Program"/>
Dòng 41:
 
== Kết quả ==
Ban đầu, Quốc sách Ấp chiến lược thực hiện hiệu quả, hoạt động của du kích quân Giải phóng bị ngưng trệ. Tuy nhiên, trong khi thi hành thì nhiều viên chức lấy ngân sách Ấp chiến lược rồi bắt dân phải gánh chịu khoản này như phải nộp [[tiền]], công sức và [[tre]] để làm hàng rào cho ấp. Trong trường hợp ở Vị Thanh thì 20.000 dân công được huy động để xây một ấp cho 6.500 người nên người bỏ ra công sức không hẳn là người được hưởng lợi. Trong khi đó việc đồng áng bị trễ nải vì dân phải xung công xây ấp.<ref name="PSYOP"/> Cũng có trường hợp dân địa phương bị cưỡng bách dời vào ấp.<ref name="Hamlet Program"/> Hậu quả là dân quê bị gom vào một nơi nhất định, họ phải rời quê cha đất tổ và mảnh đất đã gắn bó nhiều năm, làm xáo trộn nếp sống thường nhật và gây tâm lý bất bình của dân chúng ở nông thôn. {{fact|date=6-01-2013}}
 
Riêng trong năm 1963, quân Giải phóng và người dân miền Nam đã phá hoàn toàn 2.895 Ấp chiến lược trong số 6.164 ấp được lập, số còn lại đã bị phá đi phá lại 5.950 lần ấp. Quân Giải phóng giành quyền làm chủ ở 12.000 thôn trong tổng số 17.000 thôn toàn miền Nam, gồm hơn 5 triệu dân trong tổng số 14 triệu dân toàn miền Nam. Hơn 1,5 triệu ha trên tổng số 3,5 triệu ha ruộng đất đã về tay nông dân; hơn 23.000 thanh niên miền Nam đã gia nhập quân Giải phóng. Hàng nghìn ấp chiến lược đã biến thành làng chiến đấu, hệ thống Ấp chiến lược bị sụp đổ đến 4/5.<ref name="chinhphu.vn"/>
 
Nhận xét về việc thất bại của Ấp chiến lược, một số điểm khác được nêu ra như ngân sách eo hẹp; tổ chức kém; thiếu nhân sự chuyên môn; thi hành vội vã. Bên cạnh đó phía quân Giải phóng thì phát động phong trào "phá ấp chiến lược", tập hợp những người dân nông thôn phản đối chính sách này quay ra phá ấp để trở về quê cũ.{{fact|date=6-01-2013}}
 
== Chú thích ==