Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồi mã thương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{fact}} → {{fact|date=7-01-2013}} (2)
Dòng 1:
{{sơ khai võ thuật}}
'''Hồi mã thương''' ([[chữ Hán]]: 回馬槍) hay '''hồi mã thế''' là một kỹ thuật chiến đấu tay đôi trong các cuộc chiến đấu bằng [[Thương (vũ khí)|thương]] thời cổ. Đây được coi là một tuyệt chiêu võ thuật của người [[Trung Hoa]]. Hồi mã thương là đòn thế cơ bản và đặc trưng của Dương gia thương pháp được cho là bắt nguồn từ thời [[nhà Tống]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], được sáng chế bởi các danh tướng của gia đình họ Dương ([[Dương gia tướng]]) và được ưa chuộng sử dụng trong thời này.{{fact|date=7-01-2013}}
 
== Kỹ thuật ==
Kỹ thuật cốt yếu của Hồi mã thương nguyên thủy phải gồm 03 yếu tố đó là vũ khí ([[thương (vũ khí)|thương]]), phương tiện ([[ngựa]] - mã) và chiến thuật (hồi - đột ngột tập kích trở lại).
 
Nói chung đây là một chiến thuật chiến đấu mà các chiến sĩ chủ yếu dùng cây thương làm vũ khí. Trong chiêu này, người ta giả vờ thua chạy, nhử cho đối thủ đuổi theo thật sát sau lưng rồi bất ngờ quay ngựa phóng thương (hoặc đâm ngược) để phản kích. Sự độc đáo của đòn hồi mã thương là tính bất ngờ, khiến đối phương không kịp trở tay.{{fact|date=7-01-2013}}
 
Một kỹ thuật được cho là tương đồng với hồi mã thương là chước đà [[dao]] hay đà đao. Trong tác phẩm [[Tam Quốc diễn nghĩa]], nhân vật [[Quan Vũ]] sử dụng chiêu hồi mã thế khi đánh nhau với [[Hoàng Trung]], theo đó Quan Vũ kịch chiến không phân thắng bại với Hoàng Trung, ông ta bèn quay ngựa bỏ chạy, dù Hoàng Trung đuổi theo để bất ngờ xoay thanh đại đao chém ngược lại. Nhưng Hoàng Trung lại ngã ngựa vì ngựa ông ta gãy chân nên chiêu này không thi triển được, sau đó Quan Vũ tha chết cho Hoàng Trung<ref>Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, Hồi thứ 53</ref>.