Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Ông Bắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chỉnh chính tả
n nhỏ
Dòng 3:
 
==Lịch sử==
Chùa Ông Bắc được xây dựng cách đây[[thế trênkỷ trăm năm19]], khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên,; sau đó thuộc thôn [[Mỹ Phước]], huyện [[Tây Xuyên]], phủ [[Tuy Biên]], tỉnh An Giang thời [[nhà Nguyễn]]<ref>Năm [[1832]], [[Minh Mạng]] đổi Ngũ trấn thành Lục tỉnh là [[Phiên An]], [[Biên Hòa]], [[Định Tường]], [[Vĩnh Long]], [[An Giang]] và [[Hà Tiên]]. Khi ấy, An Giang có 2 phủ: Tuy Biên, Tân Thành và 4 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên, Vĩnh An. Địa danh Long Xuyên ra đời từ năm [[1870]], sau khi Pháp đến chiếm thành An Giang trước đó 3 năm. Trước khi Pháp đến tên Long Xuyên được dùng để chỉ xứ [[Cà Mau]] hiện nay.</ref>.
 
Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ do những [[người Hoa]] từ tỉnh [[Quảng Đông]] ([[Trung Quốc]]) đến lập nghiệp rồi xây dựng để làm nơi hội họp, sinh hoạt.
 
Như hai câu đối tại cổng chính đã thể hiện rõ ý nghĩa này:
:''Tác khách tận đồng hương bạt thiệp châu nhai đôn nghĩa khí,''
:''Cư dân hàm lạc nghiệp kinh dinh đồng trụ dụ tài nguyên''.
 
Tạm dịch:
:''Làm khách xứ người cùng một gốc quê hương lặn lội đến sườn núi đỏ bạt ngàn, càng hun đúc nghĩa khí,''
:''Đến ở vùng đất này đều an cư lạc nghiệp, tài nguyên phong phú, làm ăn giàu có.''
 
Đến năm [[Giáp Ngọ]] ([[1887]]), ông Quảng Thành Lợi và Hòa Mậu Xương là hai người Hoa giàu có trong vùng, đứng ra vận động đồng hương và người dân tín ngưỡng, đóng góp tiền của, khởi công sửa chữa lần thứ hai.
Dòng 19:
==Kiến trúc==
[[Tập tin:Chánh điện Chùa Ông Bắc.jpg|nhỏ|phải|250px|Chánh điện Chùa Ông Bắc]]
Qua 4 năm xây dựng, đến năm [[Mậu Tuất]] ([[1891]]), chùa được hoàn thành và trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp và đáng tiêu biểu của [[thành phố Long Xuyên]].
 
Chùa có diện tích 400 [[]], kiến trúc theo chữ Quốc (国). Mái nóc chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh, trên cạnh nóc chạm khắc hình [[bát tiên]], [[voi]], [[rồng]], [[phượng]], [[]]... cùng những bức phù điêu, hoa văn cổ, đẹp mang sắc thái nghệ thuật nhà Nguyễn pha lẫn kiến trúc nghệ thuật [[Trung Quốc]].
 
Cột gỗ tròn bằng [[cây [[căm xe]], tường gạch hồ vôi ô dước, nền lát gạch hoa, khung bao cửa chính ra vào được xây dựng bằng những tảng đá xanh được chạm khắc tinh xảo.
 
Nội thất chùa có cấu trúc cảnh phong thủy, thoáng mát, trên đỉnh cao tứ giác có nhiều bức chạm trổ đẹp, hình tam cấp tượng trưng cho ba cõi: Thiên, địa, nhân.
Dòng 32:
Trong chùa có 3 khánh, một tủ thờ sơn son thiếp vàng, một [[chuông]] đồng, [[đỉnh]] đồng... Bên hông chùa còn ba bia đá ghi bằng [[chữ Hán]] kể lại lịch sử xây dựng chùa.
 
Người được thờ chính tại chính điện là [[Bắc Đế]]<ref>Bắc Đế: tức [[Bắc Du Chơn Võ]], hay còn được gọi Bắc Đế Trấn Vũ, một nhân vật khá nổi tiếng trong truyện [[Trung Quốc|Tàu]]. Theo truyền thuyết, ông là một vị Tinhtinh quân từ cõi trời xuống trần để trừ diệt yêu ma, trấn trị phong ba, lũ lụt, giúp đỡ dân lành.</ref>, bên trái thờ [[Thiên hậu]], bên phải thờ [[Quan Công]]. Ngoài ra [[Phật Thích Ca]], [[Địa Tạng|Địa Tạng bồ tát]], [[Ngọc hoàng|Ngọc hoàng Thượng đế]] ... cũng được tôn thờ tại đây.
 
Tất cả tập họp thành một bản sắc văn hóa của người Hoa, đã hòa nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam.
 
Hàng năm, vào những ngày [[3 tháng 3]] [[âm lịch]] (cúng vía Bắc Đế), [[22 tháng 3]] âm lịch (cúng vía Thiên Hậu) và [[21 tháng 6]] âm lịch (cúng vía Quan Công), trong bang hội và nhân dân quanh vùng đến dự lễ rất đông.
 
Chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào tháng 6 năm 1987.