Khác biệt giữa bản sửa đổi của “XML”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AvicBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''XML''' (viết tắt từ [[tiếng Anh]] ''eXtensible Markup Language'', "Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng") là [[ngôn ngữ đánh dấu]] với mục đích chung do [[W3C]] đề nghị, để tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu khác. Đây là một tập con đơn giản của [[SGML]], có khả năng mô tả nhiều loại [[dữ liệu]] khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với [[Internet]]. Các ngôn ngữ dựa trên XML (thí dụ: [[RDF]], [[RSS (định dạng tập tin)|RSS]], [[MathML]], [[XHTML]], [[SVG]], [[GML]] và [[cXML]]) được định nghĩa theo cách thông thường, cho phép các chương trình sửa đổi và kiểm tra hợp lệ bằng các ngôn ngữ này mà không cần có hiểu biết trước về hình thức của chúng.
 
== Lịch sử ==
Vào giữa những năm 1990, các chuyên gia SGML đã có kinh nghiệm với [[WWW|World Wide Web]] (vẫn còn khá mới vào thời đó). Họ tin tưởng rằng SGML có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề mà Web đang gặp phải. Jon Bosak đưa ra ý kiến W3C nên tài trợ một chương trình mang tên "SGML trên Web".
 
== Đặc điểm ==
Dòng 11:
Các tệp XML có thể dùng cho nhiều loại [[MIME|dữ liệu đa phương tiện]]. [http://www.ietf.org/rfc/rfc3023.txt RFC3023] định nghĩa các loại "application/xml" và "text/xml", với ý rằng dữ liệu được biểu diễn bằng XML mà không nói gì đến ngữ nghĩa của dữ liệu.
 
Sự phổ biến của các [[chương trình soạn thảo văn bản|phần mềm soạn thảo văn bản]] (''word processor'') đã hỗ trợ việc soạn thảo và bảo trì tài liệu XML một cách nhanh chóng. Trước XML, có rất ít ngôn ngữ mô tả dữ liệu với các đặc điểm đa năng, thân thiện với giao thức Internet, dễ học và dễ tạo. Thực tế, đa số các định dạng trao đổi dữ liệu thời đó đều chuyện dụng, có tính độc quyền, và có định dạng nhị phân (chuỗi bit thay vì chuỗi ký tự) khó dùng chung giữa các ứng dụng phần mềm khác nhau hay giữa các hệ nền (platform) khác nhau. Việc tạo và bảo trì trên các trình soạn thảo thông dụng lại càng khó khăn.
 
Bằng cách cho phép các tên dữ liệu, cấu trúc thứ bậc được phép, và ý nghĩa của các phần tử và thuộc tính có tính chất mở và có thể được định nghĩa bởi một [[giản đồ XML|giản đồ]] tùy biến được, XML cung cấp một cơ sở cú pháp cho việc tạo lập các ngôn ngữ đánh dấu dựa XML theo yêu cầu. Cú pháp chung của các ngôn ngữ đó là cố định — các tài liệu phải tuân theo các quy tắc chung của XML, bảo đảm rằng tất cả các phần mềm hiểu XML ít ra cũng phải có khả năng đọc (''phân tích cú pháp'' - ''parse'') và hiểu bố cục tương đối của thông tin trong các tài liệu đó. Giản đồ chỉ bổ sung một tập các ràng buộc cho các quy tắc cú pháp. Các giản đồ thường hạn chế tên của phần tử và thuộc tính và các cấu trúc thứ bậc được phép, ví dụ, chỉ cho phép một phần tử tên 'ngày sinh' chứa một phần tử tên 'ngày' và một phần tử có tên 'tháng', mỗi phần tử phải chứa đúng một ký tự.