Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đối”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SilvonenBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm fa:مقابله سیاره‌ای
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Xung đối''' (''opposition'') là một thuật ngữ sử dụng trong [[quan trắc thiên văn]] và [[thuật đo sao]] để chỉ ra khi một [[thiên thể]] nằm ở phía đối diện trên bầu trời khi được quan sát từ một địa điểm đặc biệt (thường là [[Trái Đất]]). Đặc biệt, hai [[hành tinh]] ở vị trí xung đối nhau khi chúng nằm trên một đường thẳng đi qua tâm chung của quỹ đạo của chúng, thuộc [[đường Hoàng Đạo|mặt phẳng hoàng đạo]]. Ký hiệu của xung đối là <big>☍</big>.
 
Một hành tinh (hay [[tiểu hành tinh]] hoặc [[sao chổi]]) được gọi là "đang xung đối" khi nó đang ở vị trí xung đối với [[Mặt Trời]] khi được nhìn từ Trái Đất. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát một hành tinh bởi vì:
* nó có thể được quan sát suốt đêm, bắt đầu được nhìn thấy từ lúc Mặt Trời lặn, [[qua đường kinh]] khoảng nửa đêm và biến mất khi [[rạng đông|bình minh]];
* [[Quỹ đạo]] của nó có vị trí gần nhất với Trái Đất, làm cho nó lớn hơn và sáng hơn.
* [[Hiệu ứng xung đối]] làm gia tăng [[ánh sáng]] phản chiếu từ hành tinh tới, thể hiện sự gồ ghề của bề mặt mà không bị mờ.