Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Oa Khoát Đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 22:
|place of burial=
}}
Đại hãn '''Oa Khoát Đài''', ([[tiếng Mông Cổ]]: [[File:Ogedei qaghan.svg|20px]] Өгөөдэй хаан, ''Ögöödei qaγan''; [[tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]]: 窝阔台, bính âm: Wōkuòtái); các tài liệu không phiên âm viết là '''Ögedei''', '''Ogotai''', '''Oktay''' (khoảng [[1186]] – [[1241]]), là con trai thứ ba của [[Thành Cát Tư Hãn]] và là [[Khả hãn|Đại Hãn]] thứ hai của [[đế quốc Mông Cổ]] sau khi cha của ông chết (xen giữa là khoảng thời gian nhiếp chính của em trai ông, [[Đà Lôi]], từ [[1227]] tới [[1229]]). Ông tiếp tục công việc mở rộng đế quốc mà cha của ông đã bắt đầu, và là Đại Hãn khi đế quốc Mông Cổ đạt tới đỉnh cao của sự mở rộng về phương tây trong quá trình xâm chiếm [[châu Âu]]. Giống như tất cả những người con khác của Thành Cát Tư Hãn, ông tham gia một cách tích cực vào việc chinh phục tại miền tây [[Trung Quốc]] và [[Trung Á]].
 
== Nền tảng ==
Dòng 32:
Ông được bầu làm Đại Hãn năm 1229, theo kết quả của hội nghị [[kurultai]] (khố lí nhĩ đài) diễn ra sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, mặc dù điều này chưa bao giờ bị nghi ngờ do nó là mong muốn rõ ràng của Thành Cát Tư Hãn rằng Oa Khoát Đài sẽ là người kế vị ông. Nhờ vào cơ chế tổ chức mà Thành Cát Tư Hãn để lại cũng như uy tín của ông mà phần lớn các công việc và vấn đề của đế quốc Mông Cổ vẫn giữ được sự ổn định trong thời gian trị vì của ông.Cũng cần phải bổ sung thêm vào đó rằng Oa Khoát Đài là người cực kỳ thực dụng và hiểu biết các hạn chế của mình. Ông không có bất kỳ ảo tưởng nào rằng ông là người tương đương với cha mình trong vai trò của cả người chỉ huy quân sự lẫn người tổ chức, và sử dụng các khả năng nào mà ông là người có ưu thế nhất.
 
Trong thời gian trị vì của ông, người Mông Cổ đã hoàn thành việc tiêu diệt [[nhà Kim]] của người [[Nữ Chân]] (1115–1234) vào năm 1234, tiến tới việc thôn tính [[nhà Tống|nhà Nam Tống]]. Năm 1235, dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông, người Mông Cổ bắt đầu cuộc chiến tranh thôn tính chỉ kết thúc sau 45 năm, và tạo ra kết quả là sự hợp nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội Mông Cổ cũng buộc Triều Tiên trở thành chư hầu, thiết lập sự kiểm soát vĩnh cửu đối với [[đế quốc Ba Tư|Ba Tư]] (do [[Chormagan]] chỉ huy) và, đáng chú ý nhất, mở rộng về phía tây dưới sự chỉ huy của hãn [[Bạt Đô]] (Ba tu) để chinh phục vùng thảo nguyên của [[Nga]]. Công cuộc chinh phục của họ về phía tây bao gồm gần như toàn bộ lãnh thổ [[Nga]] (ngoại trừ [[Veliky Novgorod|Novgorod]] trở thành chư hầu),đây là một chiến thắng lớn của Mông Cổ vì đại thắng nước Nga là việc ngay cả [[Napoléon Bonaparte|Napoléon]] và [[Adolf Hitler|Hitler]] cũng không thể làm được.Tiếp theo Oa Khoát Đài bàn kế hoạch chinh phục [[Hungary]] và [[Ba Lan]]. Các con trai của Oa Khoát Đài là [[Khoát Đoan]] (Kadan) và hãn [[Quý Do]] (Güyük) đã tấn công Ba Lan và [[Transylvania]].
 
Hãn Oa Khoát Đài đã ra lệnh xâm chiếm toàn bộ châu Âu, tiến tới vùng "Biển Lớn" ([[Đại Tây Dương]]), và chỉ có cái chết của ông đã ngăn cản việc chôn vùi đầy khả năng đối với [[Áo]], [[Đức]], [[Ý|Italia]], [[Pháp]], [[Tây Ban Nha]] cũng như các công quốc nhỏ khác tại châu Âu. Trên thực tế, các lực lượng Mông Cổ đã tiến sát tới thành [[Viên]], đã thực hiện chiến dịch quân sự ác liệt trong mùa đông chống lại Áo và Đức trong đợt tiến quân đầu tiên vào Tây Âu, khi Oa Khoát Đài chết. Nhiều nhà sử học tin rằng chỉ có cái chết của ông mới ngăn chặn sự xâm chiếm toàn bộ châu Âu. Một điều không thể nghi ngờ là sự dễ dàng khi người Mông Cổ tiêu diệt quân đội Ba Lan tại [[trận Legnica]], và hai ngày sau đó là quân đội Hungary tại [[trận Mohi]], đã không báo trước điềm may cho những lực lượng còn lại của châu Âu.
 
Sự bành trướng của người Mông Cổ trong gần như toàn bộ châu Á đại lục dưới sự chỉ huy của Oa Khoát Đài đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập [[con đường tơ lụa]], hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây khi đó.
Dòng 62:
{{s-reg|}}
{{s-bef|before= [[Đà Lôi]]<br />(nhiếp chính)}}
{{s-ttl|title=''[[Khả hãn|Khả Hãn]]'' của [[Đế quốc Mông Cổ]]|years=1229–1241}}
{{s-aft|after=[[Bột Lạt Cáp Chân]]<br />(nhiếp chính)}}
{{end}}