Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Oánh Sơn Thiệu Cẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
chính tả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Oánh Sơn Thiệu Cẩn''' (zh. 瑩山紹瑾, ja. ''keizan jōkin''), [[1268]]-[[1325]], là một vị [[Thiền sư Nhật Bản]], Tổ thứ tư của tông [[Tào Ðộng tông|Tào Ðộng]] (ja. ''sōtō'') sau [[Ðạo Nguyên Hi Huyền]] (ja. ''dōgen kigen''). Sư nối pháp Thiền sư [[Triệt Thông Nghĩa Giới]] (ja. ''tettsū gikai'', [[1219]]-[[1309]]), thành lập Tổng Trì tự (ja. ''sōji-ji''), một trong hai ngôi chùa quan trọng nhất của dòng Tào Ðộng song song với Vĩnh Bình tự (''eihei-ji''). Sư trứ tác ''Truyền quang lục'' (zh. 傳光錄, ja. ''denkōroku''), một tác phẩm được tất cả các dòng thiền [[Nhật Bản]] ưa chuộng và sử dụng cho đến ngày nay. Sư được các đệ tử trong tông môn Tào Ðộng cung kính gọi là Ðại Tổ (zh. 大祖, ja. ''daiso''), Ðạo Nguyên được gọi là Cao Tổ (zh. 高祖, ja. ''kōso'').
 
==Cơ duyên==
 
Sư quê tại Echizen, sớm được bà mẹ sùng tín gửi đến Vĩnh Bình tự để tu học. Sư thụ giới lần đầu ([[1280]]) nơi Thiền sư [[Cô Vân Hoài Trang]] (zh. 孤雲懷奘, ja. ''koun ejō'', [[1198]]-[[1280]]) - vị Tổ thứ hai của tông Tào Ðộng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Hoài Trang quy tịch và Sư lưu lại tu học với Thiền sư Nghĩa Giới đến năm 17 tuổi. Sau đó, Sư bắt đầu một cuộc [[hành cước]] kéo dài bốn năm ([[1285]]-[[1288]]), thu thập kiến thức cho cuộc đời hoằng hoá vinh quang của mình. Sư yết kiến nhiều vị cao tăng của nhiều tông phái khác nhau, tu tập Thiền theo Thiền sư Tịch Viên (zh. 寂圓, ja. ''jakuen'', [[1207]]-[[1299]], bạn đồng học với Ðạo Nguyên nơi Thiên Ðồng Như Tịnh) tại Bảo Khánh tự (zh. 寶慶寺, ja. ''hōkyō-ji''). Tại [[Kinh Ðô]] (''kyōto''), Sư tu tập Thiền theo tông [[Lâm Tế tông|Lâm Tế]] dưới sự hướng dẫn của hai vị Ðông Sơn Trạm Chiếu (zh. 東山湛照, ja. ''tōzan tanshō'', [[1231]]-[[1291]]) và Bạch Vân Huệ Hiểu (zh. 白雲慧曉, ja. ''hakuun egyō'', [[1228]]-[[1297]]), cả hai đều là môn đệ của [[Viên Nhĩ Biện Viên]] (zh. 圓爾辨圓, ja. ''enni ben' nen'', [[1202]]-[[1280]]). Một cuộc viếng thăm núi [[Tỉ Duệ (ja. ''hieizan'') được Sư sử dụng để nghiên cứu giáo lí của [[Thiên Thai tông]] (zh. 天台宗, ja. ''tendai-shū''). Sư cũng đến tham vấn Thiền sư [[Tâm Ðịa Giác Tâm]] (zh. 心地覺心, ja. ''shinchi kakushin'', [[1207]]-[[1298]]) - người đã đem tập [[công án]] quan trọng ''[[Vô môn quan]]'' sang Nhật.
 
Khi trở về học với Nghĩa Giới - lúc bấy giờ trụ trì chùa Ðại Thừa (ja. ''daijō-ji'') - Sư đại ngộ ([[1294]]) khi Nghĩa Giới trao cho môn đệ công án thứ 17 của ''Vô môn quan'' để tham cứu. Trong cuộc vấn đáp trong công án này, Thiền sư [[Nam Tuyền Phổ Nguyện]] trả lời sư [[Triệu Châu Tòng Thẩm]] "Tâm bình thường là Ðạo" (bình thường tâm thị đạo). Khi Sư suy nghĩ trình Nghĩa Giới 'Bình thường tâm', Nghĩa Giới liền đánh ngay vào miệng Sư. Ngay lúc này, mắt tâm Sư liền mở sáng. Không bao lâu sau, Nghĩa Giới phó chúc Sư là người nối dõi tông đường và từ đây, Sư bắt đầu cuộc đời giáo hoá của mình.
 
==Sự nghiệp hoằng pháp==
 
Sau khi thừa kế Nghĩa Giới trụ trì chùa Ðại Thừa ([[1303]]), học chúng từ khắp nơi đến tham học và ngôi chùa này trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng của các miền Ðông bắc Nhật Bản. Nơi đây, Sư hoàn tất hai tác phẩm quan trọng của mình là ''Truyền quang lục'' và ''Toạ thiền dụng tâm kí'' (zh. 坐禪用心記, ja. ''zazenyōjinki''). Trong ''Toạ thiền dụng tâm kí'', Sư khuyên mọi người chú tâm đến việc Toạ thiền (ja. ''zazen'') và đặc biệt nhấn mạnh sự quan trọng của tư tưởng người đang toạ thiền. Tập này bắt đầu bằng những câu: