Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Tên quốc gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tower (thảo luận | đóng góp)
Dùng theo tên gọi phổ biến nhất hiện nay
Dòng 1:
==Phiên âm và địa phương hoá==
Cách viết tên quốc gia là một vấn đề lớnnhỏ, vì nếu được quyết định để trở thành một "nghị địnhquyết 32", nó không những ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các sản phẩm viết, in ấn, mà còn ghi dấu ấn từ nay về sau cho mọi phiên âm khác, ví dụ tên người nước ngoài, và ảnh hưởng đến toàn bộ sách giáo khoa giáo dục để đến được mọi công dân tương lai.
Cách viết tên quốc gia để hiểu được là nước nào không khó, nhưng để chính thức hóa cách viết, được mọi người công nhận và ai cũng sẽ viết như thế, theo tôi ngoài các tên Hán Việt đã được công nhận sử dụng lâu tại Việt nam (Lào, Nhật bản, Trung quốc, Mỹ, Anh quốc, Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Nga, Thụy điển, Thụy sĩ, Đan mạch, Hàn quốc...) nên chăng các nước có hệ thống chữ viết Latinh nên viết theo âm đọc của tên nước đó (Philippin thay vì Philippines, Ixraen thay vì Israel, Ôxtrâylia thay vì Australia, Niu Dilân thay vì New Zealand, Scotlen thay vì Scotland...) thì về cơ bản khi đọc lên, phát âm sẽ gần giống với tên của chính nước đó được đọc bằng tiếng Anh hoặc bản ngữ (đây lại là một nhánh rẽ mới, nên chọn phát âm tiếng Anh hay tiếng bản ngữ nước đó!), kể cả người nước ngoài cũng hiểu ta đang nói về nước nào. Vấn đề là viết liền hay viết cách (Philippin hay Phi lip pin, Ôxtrâylia hay Ôx trây li a, vì rằng tiếng Việt khi viết liền sẽ đọc là lia thay vì li a. Tôi thực sự dị ứng với việc viết có dấu cách "-" giữa các chữ trong tên, nó làm cho tên một quốc gia bị chẻ ra, và như một bạn viết "Liên hệ Niu-di-len-Ôtx-tờ-rây-li-a" sẽ làm cho công việc viết lách tên quốc gia phức tạp lên nhiều. Trong khi đó chúng ta đang cố gắng làm trong sáng tiếng Việt, trong đó có ý không làm phức tạp hóa tiếng Việt cả nói và viết.
Mai Bắc
Dòng 30:
[[User:Nguyễn Thanh Quang|Nguyễn Thanh Quang]] 12:02, 22 tháng 4 2005 (UTC)
 
:Trả lời anh [[Dung Nguyên]], ta đã thấy lối viết tên quốc gia với gạch ngang (In-đô-nê-xi-a) được dùng phổ biến tại phía Bắc trong các thập kỷ 50, 60, 70. Tuy nhiên sang thập kỷ 80, đã có nhiều bài viết và nghiên cứu phản đối cách viết trên vì nhiều lý do, nhằm đồng nhất việc gọi tên các quốc gia trên thế giới, tên người, tên địa phương trên sách báo. Như vậy có thể nói ta không cần quan tâm đến cách viết này nữa, vì trào lưu thông tin không cho phép lãng phí thời gian và giấy mực cho cách viết này, và tự nó đã mất dần chỗ đứng trong sách báo. Như vậy ta còn lại 2 tùy chọn (theo ví dụ của anh [[Dung Nguyên]], viết liền là Inđônêsia hay Inđônêxia (viết 'x' hay 's'), và một số vấn đề khác như các phụ âm cuối không có trong tiếng Việt ('f', 'l', 'q'...) như Israel, Iraq... cũng đã có cách viết gần đúng âm "Ixraen", Irăc... Với số nước có tên với phụ âm "s" nếu không phải là âm phát lên như "sh" trong tiếng Anh, ta đều có thể phiên âm là "x", chỉ khi nào phát âm như "sh" (shave) trong tiếng Anh, mới phiên âm là "s". Theo tôi, ta tuy chưa có một Viện Hàn Lâm Tiếng Việt, nhưng đã có Viện Ngôn ngữ học (Giám đốc: Giáo sư Hoàng Phê), ta có thể đặt vấn đề chính thức với Viện để xin tư vấn về vấn đề có thể gọi là lớn của văn hóa đất nước, vì chỉ có thể thống nhất, đồng nhất cách viết này ta mới có thể thống nhất, đồng nhất sang vấn đề khác, từng việc một. [[Mai BắcNam]]
 
==Phiên âm==
Quay lại trang dự án “Biểu quyết/Tên quốc gia”.