Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gintaisi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.3) (Bot: Đổi zh:金台吉 thành zh:金台石
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Gintaisi''' ([[chữ Mãn]]: [[Image:gintaisi.png|25px]]; ? – 29 tháng 9, 1619), tài liệu Trung Quốc chép là '''Kim Đài Thạch''' {{zh|c=金台石, 錦台什}}, hay '''Jintaiji''' ({{zh|c=金台吉}}, '''Kim Đài Cát'''), là tù trưởng ([[bối lặc]]) cuối cùng của bộ tộc [[Diệp Hách]] [[Ná Lạp thị|Na Lạp thị]].
 
Ông là con của tù trưởng Diệc Hách Yangginu (Dương Cát Nộ), em trai của thủ lĩnh Diệp Hách Narimbulu (Nạp Lâm Bố Lộc), và trở thành đồng bối lặc của Diệp Hách sau cái chết của anh mình vào khoảng trước năm 1613. Năm 1613, bối lặc [[Bujantai]] (Bố Chiếm Thái) của bộ tộc [[Ô Lạp]] đã đào thoát đến Diệp Hách sau khi bộ lạc của ông này rơi vào tay [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]]. Kim Đài Cát bảo vệ cho Bố Chiếm Thái và đến khi bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiến đánh, ông đã khẩn cầu [[nhà Minh]] giúp đỡ.
Dòng 5:
Năm 1615, ông cố gắng nhượng bộ người Mông Cổ ở phía tây bằng việc gả em họ (từng hứa gả cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích) cho bối lặc của bộ tộc Khalka (Khách Nhĩ Khách). Liên minh với người Hán tỏ ra không hiệu quả khi vào năm 1619, một đội quân Minh lớn cùng với sự trợ giúp của Diệp Hách đã thất bại trước Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong [[trận Tát Nhĩ Hử]] và sau đó bao vây thành trì của Kim Đài Cát. Bất chấp các nỗ lực hòa giải của con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích là [[Hoàng Thái Cực]], vị Hoàng đế tương lai và cũng là cháu trai của Kim Đài Cát, trận chiến vẫn tiếp tục cho đến khi cả Kim Đài Cát và người anh họ [[Buyanggu]] (Bố Dương Cổ) bị bắt. Kim Đài Cát đã treo cổ tự vẫn, song trước đó ông đã đưa ra một lời nguyền Nỗ Nhĩ Cáp Xích rằng hễ một trong các hậu duệ của ông còn sống, kể cả là nữ nhi, thì người đó sẽ nhớ đến mối thù của bộ lạc và trả thù gia tộc [[Ái Tân Giác La]].
 
Với cái chết của ông, tình trạng độc lập của bộ lạc Diệp Hách đã chấm dứt và trở thành bộ lạc Nữ Chân cuối cùng trong liên minh Hỗ Luân nằm dưới sự kiểm soát của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, song nhiều thành viên của bộ lạc, gồm cả hậu duệ của ông, đã trở thành các nhân vật xuất chúng phụng sự cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích và các hoàng đế Mãn Châu. Ngay cả [[Từ Hi Thái hậu]] cũng có tổ tiên từ nhánh Diệp Hách của [[Ná Lạp thị|Na Lạp thị]], và công nhận Dương Cát Nỗ, phụ thân của Kim Đài Cát là tổ tiên của bà.
 
==Tham khảo==
Dòng 14:
!style="text-align:center;background:#CCF"|Quốc chủ Diệp Hách
|-
|style="text-align:center;font-size:90%"| Tinh Khẩn Đạt Nhĩ Hán → Tịch Nhĩ Khắc Minh Cát Đồ → Tề Nhĩ Cát Ni → Trử Khổng Cách → Thái Xử → [[Thanh Giai Nỗ]], [[Yangginu|Dương Cát Nỗ]]
|-
|style="text-align:left;font-size:90%"| [[Thanh Giai Nỗ]] (Tây thành) → [[Bố Trại]] → [[Buyanggu|Bố Dương Cổ]]
|-
|style="text-align:left;font-size:90%"| [[Yangginu|Dương Cát Nỗ]] (Đông thành) → [[Narimbulu|Nạp Lâm Bố Lộc]] → Kim Đài Cát
|}