Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường cong Lorenz”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Đường cong Lorenz''' là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó được phát triển bởi [[Max.O.Lorenz]] từ năm [[1905]] để thể hiện sự phân phối [[thu nhập]]. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của [[hàm phân bố tích lũy]], chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.
 
[[imageHình:lorenz-curve1.png|phải|AMột typicalđường cong Lorenz curveđiển hình]]
 
Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung.
Dòng 12:
 
==Hạn chế của đường Lorenz==
[[Hình:lorenz1.jpg|phải|Đường cong Lorenz của 3 quốc gia X, Y, Z]]
Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng khi so sánh giữa các quốc gia, nhiều trường hợp nó không thể đưa đến kết luận quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng cao hơn. Khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khi nó cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được. Ví dụ như trong hình bên, nhìn đường Lorenz của ba quốc gia X, Y, Z ta chỉ có thể biết Y và Z có mức độ bất bình đẳng cao hơn X còn giữa Y và Z thì không biết được quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng lớn hơn.
 
Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng bản thân đường cong Lorenz không phải là cách đánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt khác, kể cả khi so sánh đường Lorenz giữa các quốc gia một cách trực quan, trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa đến kết luận quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng cao hơn. Khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được. Ví dụ như trong hình bên, nhìn đường Lorenz của ba quốc gia X, Y, Z ta chỉ có thể biết Y và Z có mức độ bất bình đẳng cao hơn X còn giữa Y và Z thì không biết được quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng lớn hơn.
Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng [[hệ số Gini]] là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối. Giá trị của [[hệ số Gini]] nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.
 
Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng [[hệ số Gini]] (do nhà [[thống kê học]] người [[Ý]] [[Corrado Gini]] xây dựng) là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối. Giá trị của [[hệ số Gini]] nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Những quốc gia có hệ số Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng.
 
==Tham khảo==
*''Kinh tế và Tài chính công'', Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê 2007
 
{{Sơ khai kinh tế học}}
[[thể loại:các đường cong kinh tế học]]
[[thể loại:kinh tế học phúc lợi]]