Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Biển Đức XVI”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GhalyBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Đổi tl:Benedicto XVI thành tl:Papa Benedicto XVI
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 8:
| kế nhiệm =
| birth_date = {{Birth date and age|1927|4|16|df=y}}
| birthplace = [[Marktl|Marktl am Inn]], [[Bayern|Bavaria]], [[Đức]]
| ngày mất =
| nơi mất =
Dòng 15:
}}
 
'''Giáo hoàng Biển Đức XVI''' (cách phiên âm [[tiếng Việt]] khác là ''Bênêđictô XVI'' hay ''Bênêđitô'', xuất phát từ [[latinh|tiếng Latinh]]: ''Benedictus'') sinh ngày [[16 tháng 4]] năm [[1927]], là đương kim [[giáo hoàng]] [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]] và là giáo hoàng thứ 265 của giáo hội này. Ông được bầu làm giáo hoàng trong một cuộc [[Mật nghị Hồng y]] vào ngày [[19 tháng 4]] năm [[2005]]. Thánh lễ đăng quang tổ chức ngày [[24 tháng 4]], và nhận ngai tòa giám mục tại [[Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô]] ngày [[7 tháng 5]] năm 2005.
 
Biển Đức XVI theo khuynh hướng thần học , nỗ lực giảng dạy và bảo vệ các truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo. Vào thời điểm bầu làm giáo hoàng, ông cũng là Hồng y Niên trưởng của Hồng y đoàn, tham gia quán xuyến các công việc của giáo hội trong thời gian chuyển tiếp (''[[trống tòa]]'').
 
Trong triều đại của mình, Biển Đức XVI đang nhấn mạnh một ước vọng để [[châu Âu]] quay trở về các giá trị cơ bản của [[Kitô giáo]], phản ứng trước các khuynh hướng bài Kitô giáo và [[chủ nghĩa thế tục]] đang ngày một gia tăng ở nhiều [[nước công nghiệp|quốc gia phát triển]]. Ông cũng đã phục hồi một số truyền thống, và đặc biệt là làm cho các Thánh lễ Tridentine có được một vị trí nổi bật hơn trong phụng vụ.
 
Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng là người sáng lập và bảo trợ của Tổ chức Ratzinger, một [[tổ chức từ thiện]] quyên góp [[tiền]] từ việc bán sách và các bài luận văn bản của giáo hoàng để lập quỹ học bổng cho [[sinh viên]] trên toàn [[thế giới]].
Dòng 25:
== Tổng quan ==
[[Tập tin:BXVI CoA like gfx PioM.svg|nhỏ|phải|100px|Huy hiệu của Giáo hoàng Benedict XVI]]
Biển Đức XVI được bầu làm giáo hoàng ở tuổi 78, người Đức thứ chín làm giáo hoàng. Ông là người cao tuổi nhất được bầu làm giáo hoàng kể từ giáo hoàng [[Giáo hoàng Clêmentê XII|Clement XII]] (1730-40). Ông tiếp nối tông hiệu của giáo hoàng [[Giáo hoàng Biển Đức XV|Biển Đức XV]] (một người Ý) trị vì từ [[1914]]-[[1922]] trong suốt [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Đệ nhất Thế chiến]].
 
Sinh năm 1927 tại [[Marktl|Marktl am Inn]], [[Bayern|Bavaria]] nước Đức, Ratzinger đã có một sự nghiệp nghiên cứu chuyên sâu cấp quốc tế, đảm nhận làm giáo sư thần học tại các trường đại học khác nhau ở [[Đức]], ông được giáo hoàng [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II|Gioan Phaolô II]] bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising, được phong chức [[hồng y]] vào năm [[1977]]. Năm [[1981]], ông trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin của [[Tòa Thánh]] - một trong những cơ quan quan trọng nhất của Giáo triều Rôma. Năm 1998, ông được bầu làm Phó Niên trưởng, Hồng y Đoàn.
 
Ngay cả trước khi trở thành giáo hoàng, Ratzinger đã là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong Giáo triều Rôma, và là người thân cận của giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trên cương vị Hồng y Niên trưởng của Hồng y Đoàn, ông đã chủ tế lễ tang giáo hoàng Gioan Phaolô II và Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y năm 2005 mà sau đó ông đã được bầu chọn. Trong thời khắc này, ông kêu gọi các hồng y giữ vững các giáo lý, giáo luật và đức tin Công giáo. Ông cũng là gương mặt nổi bật của giáo hội trong thời gian ''trống tông tòa'' (''vacante sede''), mặc dù trên thực tế, ông không thể ngang bằng chức vị với Hồng y Thị thần (''camerlengo'') trong thời gian đó. Giống như người tiền nhiệm của ông, Biển Đức XVI luôn khẳng định các Giáo lý Công giáo truyền thống.
 
Ngoài [[tiếng Đức]] mẹ đẻ, Biển Đức XVI nói lưu loát [[tiếng Ý]], [[tiếng Pháp]], [[tiếng Anh]], [[tiếng Tây Ban Nha]], [[Latinh]] và một ít [[tiếng Bồ Đào Nha]]. Ông có thể đọc [[Kinh Thánh]] cổ ngữ bằng [[tiếng Hy Lạp]] và [[tiếng Hebrew|tiếng Do Thái]]<ref>{{chú thích web | publisher=Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ | title=Pope Benedict XVI: Quick Facts | url=http://www.usccb.org/comm/popebenedictxvi/benedictfacts.shtml | accessdate=2007-11-04}}</ref>. Ông chơi được [[dương cầm]] và có sở thích nhạc [[Wolfgang Amadeus Mozart|Mozart]] và [[Johann Sebastian Bach|Bach]]<ref>{{chú thích báo | last=Willey | first=David | publisher=[[BBC]] | title=Pope Benedict's creature comforts | date=2005-05-13 | url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/4539613.stm | accessdate=2007-05-13 }}</ref>.
== Tiểu sử ==
=== Tuổi thơ và gia đình ===
[[Tập tin:PopeBenedicts1stHome.jpg|nhỏ|trái|150px|Ông Ratzinger sinh tại nhà ở Marktl am Inn]]
Biển Đức XVI tên khai sinh là '''Joseph Alois Ratzinger'''. Ông sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria, Đức và được [[bápthanh têmTẩy|rửa tội]] cùng ngày. Ông là là con út trong gia đình có ba người con. Cha ông là Joseph Ratzinger, một sĩ quan [[cảnh sát]] và mẹ là Maria Ratzinger (nhũ danh Peintner). Người anh ruột tên là Georg Ratzinger, là một [[linh mục]] vẫn còn sống còn chị gái là Maria Ratzinger, sống độc thân cùng với gia đình cho đến khi mất vào năm 1991.
 
=== Tiến trình học tập và nghiên cứu ===
Sau sinh nhật tuổi 14 của mình, ông gi nhập tổ chức [[Hitler Youth]] - một dạng tổ chứ [[cưỡng bách]] tham gia của [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]] cho các thiếu niên Đức tuổi 14 sau tháng 12 năm 1939. Ông bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng [[phòng không]] [[Đức Quốc Xã|Đức quốc xã]] ( [[Luftwaffenhelfer]] ) vào những tháng sau cùng của [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Ông từ bỏ hàng ngũ [[Đức Quốc Xã|Đức quốc xã]] trở về gia đình khi chiến tranh gần kết thúc song đã bị quân [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn năm [[1945]].
 
Sau khi hồi hương năm 1945, hai anh em Ratzinger đã gia nhập Chủng viện Thánh Micae ở Traunstein, sau đó theo học tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich. Từ năm [[1946]], ông học về triết học và thần học tại [[Đại học Ludwig Maximilian München|Đại học München]], rồi học cao học tại [[Freising]]. Hai anh em Ratzinger cùng được thụ phong [[linh mục]] vào ngày [[29 tháng 6]] năm [[1951]] bởi Hồng Y Michael von Faulhaber Munich. Năm [[1953]], ông nhận bằng tiến sĩ về [[thần học]] với đề tài mang tên: "Dân Chúa trong học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo hội". Đề tài được hoàn thành vào năm 1957 và ông trở thành một giáo sư của trường Cao đẳng Freising vào năm [[1958]].
 
Năm [[1959]], Ratzinger làm giáo sư tại [[Đại học Bonn]]; bài giảng đầu tiên của ông là ''"Thiên Chúa của Đức tin và Thiên Chúa của Triết học"''. Năm [[1963]], ông chuyển sang [[Đại học Münster]]. Trong thời gian này, Ratzinger có tham gia [[Công đồng Vaticanô II|Công đồng Vatican II]] (1962-1965) trên cương vị cố vấn thần học của Hồng Y Josef Frings, Giáo phận Cologne. Ông được xem là một nhà cải cách, hợp tác với các nhà thần học hiện đại cấp tiến như Hans Küng và Edward Schillebeeckx, chiếm được sự ngưỡng mộ của Karl Rahner, một nhà thần học nổi tiếng trong các đề xuất cải cách giáo hội. Năm [[1966]], Joseph Ratzinger được bổ nhiệm vào một vị trí giáo lý thần học tại [[Đại học Tübingen]], ông trở thành đồng nghiệp của Hans Küng.
 
Trong những năm tại Đại học Tübingen, Ratzinger công khai bài viết cho tạp chí cải cách thần học ''Concilium'', mặc dù càng về sau, ông ít viết về chủ đề cải cách hơn những người đóng góp khác cho tạp chí như Hans Küng và Edward Schillebeeckx. Ratzinger liên tục tham gia vào các công việc của Công đồng Vatican II, trong đó có ''Tuyên ngôn Nostra Aetate'' (Thời đại Chúng ta), các văn kiện về tôn trọng các tôn giáo khác, đại kết, tuyên bố các [[tự do tín ngưỡng|quyền tự do tôn giáo]]. Về sau, khi làm việc trong Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger đã có nhiều cố gắng đưa Công giáo tham gia vào các cuộc đối thoại đại kết Kitô giáo.
 
=== Tổng giám mục ===
Dòng 55:
=== Bầu chọn ===
==== Nhận định ====
Ngày [[2 tháng 1]] 2005, [[time (tạp chí)|tạp chí Time]] trích dẫn các nguồn không rõ từ Vatican nói rằng Ratzinger là một ứng cử viên lớn để kế vị giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tháng 4 năm 2005, trước khi bầu làm giáo hoàng, ông được nhận định là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới cũng bởi tạp chí này. Sau Gioan Phaolô II qua đời, [[Financial Times]] đã cho tỷ lệ cược Ratzinger trở thành giáo hoàng là 7-1, vị trí dẫn đầu. Nhưng trong khi còn ở Bộ Giáo lý Đức Tin, Ratzinger nhiều lần tuyên bố ông muốn nghỉ hưu để về quê nhà của ông ở làng Bavarian để viết sách. Trong lịch sử, rất hiếm khi các dự đoán về vị giáo hoàng tương lai được đưa ra lại đúng với sự thật, nhưng năm 2005, nó đã đúng.
==== Được chọn ====
[[Tập tin:Benedikt XVI im Papamobil.jpg|phải|nhỏ|150px|Chuyến diễu hành đầu tiên của giáo hoàng Biển Đức XVI]]
Ngày 19 tháng 4 2005, Hồng Y Ratzinger được bầu làm người kế vị giáo hoàng Gioan Phaolô II trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y. Hồng Y Ratzinger đã mong muốn nghỉ hưu một cách an bình và nói [đại ý] rằng: "Lúc ấy, tôi cầu nguyện với Thiên Chúa rằng 'xin Người đừng làm điều này với con' ... rõ ràng, Người đã không lắng nghe tôi". Thật trùng hợp, ngày 19 tháng 4 cũng là lễ Thánh Lêô IX, vị giáo hoàng nổi bật [[trung Cổ|thời Trung Cổ]], nổi tiếng với những cải cách lớn trong suốt triều giáo hoàng của ông.
 
Khi trở thành giáo hoàng, trước lúc xuất hiện với công chúng lần đầu tiên tại ban công [[Vương cung thánh đường Thánh Phêrô|Nhà thờ Thánh Phêrô]], ông đã được xướng tên bởi Hồng y Thị thần Jorge Medina Estévez. Vị Hồng y này công bố với đám đông lớn trước quảng trường với cụm từ ''"anh chị em thân mến"'' bằng tiếng Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Anh trước khi tiếp tục với thông báo truyền thống ''"Papam Habemus"'' bằng [[latinh|tiếng Latinh]].
 
Tại ban công, Biển Đức bước ra trước đám đông, nói tiếng Ý trước khi nghi thức truyền thống [[Urbi et Orbi]] bằng tiếng Latin:
Dòng 69:
 
=== Tông hiệu ===
Ratzinger chọn tông hiệu là ''Benedictus'', tiếng Latin có nghĩa là "sự may mắn" và hơn hết là danh dự của cả Giáo hoàng [[Giáo hoàng Biển Đức XV|Biển Đức XV]] và Thánh Biển Đức thành Nursia. Biển Đức XV làm giáo hoàng trong tời [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Đệ nhất Thế chiến]], ông đã tích cực góp phần vào những cố gắng ngoại giao để cuộc chiến chấm dứt và hoà bình. Thánh Biển Đức Nursia là người sáng lập [[Dòng Biển Đức]]. Biển Đức XVI đã giải thích sự lựa chọn đó của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày [[27 tháng 4]] năm 2005:
 
{{cquote|Trong tâm tình kính nhớ và tạ ơn, tôi muốn nói về lý do tại sao tôi chọn tông hiệu Biển Đức. Trước hết, tôi nhớ đến Đức Giáo hoàng Biển Đức XV, vị tiên tri can đảm cho hòa bình, người đã dẫn đắt Giáo hội qua các thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh. Trong bước chân của Ngài, tôi đặt sứ vụ của tôi để phục vụ sự hòa giải và hòa hợp giữa các dân tộc. Ngoài ra, tôi nhớ đến Thánh Biển Đức thành Nursia, đồng bổn mạng của châu Âu, cuộc sống Ngài đã gợi lên gốc rễ Kitô giáo của châu Âu. Tôi nguyện xin Ngài giúp tất cả chúng ta giữ vững chắc Chúa Kitô làm trung tâm trong đời sống Kitô giáo của chúng ta: Ước mong Chúa Kitô luôn luôn dẫn lối trong suy nghĩ và hành động của chúng ta.<ref>http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2005/documents/hf_ben-xvi_aud_20050427_en.html</ref>}}
Dòng 80:
[[Tập tin:Foreign trips of Benedict XVI.png|nhỏ|trái|300px]]Giáo hoàng Biển Đức XVI không tích cực trong việc đi viếng thăm các [[quốc gia]] khác bằng người tiền nhiệm của ông, Gioan Phaolô II, nhưng ông cũng đã thực hiện một số chuyến đi ra nước ngoài. Hầu hết các chuyến đều liên quan đến các vấn đề của giáo hội.
 
Ba năm đầu của triều đại, ông đi ra nước ngoài nhiều hơn. Ngoài các chuyến đi đến Ý, ông đã hai lần về thăm nước Đức quê nhà, một lần cho [[Đại hội Giới trẻ Thế giới|Ngày Giới trẻ Thế giới]] và một lần về thị trấn thời thơ ấu của ông. Ông cũng đã viếng thăm [[Ba Lan]] và [[Tây Ban Nha]], nơi ông đã nhận được nhiều tình cảm. Trong chuyến tới [[Thổ Nhĩ Kỳ]], một quốc gia đa số theo [[Hồi giáo]], ông đã có một bài giảng tại [[Regensburg]] gây tranh cãi từ phía người Hồi giáo khiến họ nổi lên làn sóng biểu tình và các quốc gia Hồi giáo khác phản ứng. Tuy nhiên, chuyến đi cũng đã thực hiện một tuyên bố chung với Thượng phụ Đại kết Bartholomew I trong một nỗ lực hàn gắn giữa Công giáo và Chính Thống giáo.
 
Trong hơn 600 ấn phẩm đã được xuất bản của ông, tiêu biểu có "Nhập môn [[Kitô giáo]]" (''Introduction to Christianity''), xuất bản năm [[1968]], "Tín lý và Mạc khải", một hợp tuyển các suy tư, bài giảng và tiểu luận dành riêng cho việc mục vụ xuất bản năm [[1973]].
Dòng 88:
Ngày [[27 tháng 6]] năm 1977, ông được Giáo hoàng Phaolô VI phong làm Hồng y tham gia Hội đồng Hồng y.
 
Ngày [[25 tháng 11]] năm [[1981]], ông được Giáo hoàng [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II|Gioan Phaolô II]] phong làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin; Chủ tịch Ủy ban Tòa thánh về Thánh Kinh và Chủ tịch Ủy ban Thần học quốc tế.
 
Ngày [[6 tháng 11]] năm [[1998]], ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Hồng y. Ngày [[30 tháng 11]] năm [[2002]], Giáo hoàng Gioan Phaolô II chính thức phong ông làm Chủ tịch Hội đồng Hồng y thể theo nguyện vọng của các Hồng y.
Dòng 98:
* Ủy ban Châu Mỹ La Tinh và Ủy ban Giáo hội Chúa
 
Và đã được bầu làm Giáo hoàng thứ 265 ngày [[19 tháng 4]] năm [[2005]]. Ông là giáo hoàng thứ 8 đến từ nước Đức, ông nói được 10 [[ngôn ngữ]] và có khả năng chơi [[dương cầm]] xuất sắc, đặc biệt những bản nhạc của [[Ludwig van Beethoven|Beethoven]].
 
=== Chống nạn đói ===
Ngày 16 tháng 10 năm 2009, Biển Đức XVI nói thế giới phải có hành động "quyết liệt và hiệu quả" chống lại nạn [[đói]] sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đẩy hàng ngũ những người thiếu ăn lên tới một mức kỷ lục là 1 tỉ người. Những nước đang phát triển cần đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là trong nông nghiệp, để bảo đảm người dân của họ không bị đói, Biển Đức XVI nói trong một thông điệp gởi Tổ chức Lương nông của [[Liên Hiệp Quốc]] (FAO) nhân [[Ngày Thực phẩm Thế giới]]. "Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi các chính phủ và các thành viên của cộng đồng quốc tế phải có những lựa chọn quyết liệt và hiệu quả. Ðược cung cấp thực phẩm không phải chỉ là một nhu cầu căn bản, đó là một quyền căn bản của các cá nhân và các dân tộc."
 
Biển Đức XVI thường lên tiếng về cuộc khủng hoảng, kêu gọi một trật tự tài chánh thế giới mới được hướng dẫn bởi đạo đức và thúc giục thế giới đừng để cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất gánh chịu các hậu quả của cuộc suy thoái. Cuộc khủng hoảng "đặc biệt nghiêm trọng đối với thế giới nông nghiệp, nơi tình hình trở nên thê thảm. Nông nghiệp phải được cung cấp đầy đủ những khoản đầu tư và các tài nguyên." Viện trợ và đầu tư trong nông nghiệp đã giảm sút trong hai thập niên vừa qua, góp phần vào việc gia tăng nạn đói. Năm 2009, số người đói trên khắp thế giới lên tới 1,02 tỉ người giữa lúc giá thực phẩm cao và nền tài chánh toàn cầu gặp khủng hoảng, theo cơ quan [[Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc|FAO]], có trụ sở tại [[Roma]].
 
FAO nói sản lượng thực phẩm trên toàn cầu sẽ phải tăng khoảng 70% để nuôi một dân số có thể lên tới 9,1 tỉ người vào năm 2050. Ðể đạt được mục tiêu đó, các nước nghèo sẽ cần $44 tỉ về viện trợ nông nghiệp hàng năm, so với $7,9 tỉ như năm 2009. Trước đó, cũng trong ngày 16 tháng 10, trong số những sự kiện khác để đánh dấu ngày Thực phẩm Thế giới, FAO chỉ định năm đại sứ thiện chí mới, gồm cả lực sĩ điền kinh [[Carl Lewis]] và nhà thiết kế thời trang [[Pierre Cardin]].
Dòng 110:
Ngày 20 tháng 10, 2009, Biển Đức XVI đưa ra một quyết định quan trọng nhằm tạo sự dễ dàng cho những người theo [[Anh giáo]] thất vọng vì tôn giáo của họ được cải sang đạo [[Công giáo]]. Hành động này được đưa ra trong bối cảnh nhiều năm gần đây, tín hữu thuộc cộng đồng Anh (giáo với khoảng 77 triệu tín đồ trên toàn thế giới) xảy ra những bất mãn về các vấn đề như: cho nữ giới được làm linh mục và giám mục [[đồng tính luyến ái]]. Trong khi cả hai bên đều nói rằng sự kiện này không ảnh hưởng đến cuộc thảo luận đại kết giữa hai giáo hội, có một điều dễ nhận thấy là sở dĩ có việc này vì ngày càng có nhiều người theo Anh giáo muốn bỏ đạo.
 
Biển Đức XVI phê chuẩn một văn kiện gọi là "Tông hiến", theo đó, Giáo hội Công giáo tiếp nhận người Anh giáo cải sang đạo Công giáo, qua hình thức cá nhân hay cả một nhóm, trong khi vẫn cho duy trì một số truyền thống riêng của Anh giáo. Ðiều này có lẽ đánh dấu một sự thay đổi rõ ràng và táo bạo nhất về mặt hiến pháp của Vatican để đón chào những người Anh giáo vào hàng ngũ giáo dân Công giáo kể từ khi Vua [[Henry VIII của Anh|Henry VIII]] li giáo với [[Roma]] và tự phong mình là người đứng đầu [[Giáo hội Anh]] năm 1534.
 
Việc này cho phép sự bổ nhiệm những người chủ chăn, thường là các giám mục, đến từ hàng ngũ những cựu giáo sĩ Anh giáo không lập gia đình, để chăm nom các cộng đồng Anh giáo cải sang Công giáo và công nhận Giáo hoàng là người lãnh đạo họ. Quyết định mới của Giáo hoàng sẽ không ảnh hưởng đến lệnh cấm các linh mục Công giáo lập gia đình. Tuy nhiên sẽ tiếp tục giữ truyền thống cho các tu sĩ Anh giáo có gia đình khi cải đạo tiếp tục duy trì đời sống gia đình của họ. Vatican nói quyết định được đưa ra để đáp ứng "rất nhiều lời thỉnh cầu đệ nạp đến Tòa Thánh từ các nhóm giáo sĩ Anh Giáo và tín đồ từ nhiều khu vực trên thế giới." Người cải đạo từ Anh giáo sang Công giáo nổi tiếng nhất trong thời gian cuối thập niên 2000 là cựu [[Thủ tướng Anh]] [[Tony Blair]], trước khi ông rời khỏi chức thủ tướng năm 2007.
Dòng 117:
Đã có vài vụ vi phạm an ninh dưới thời Biển Đức XVI, bắt đầu vào năm 2005. Vào năm 2007, một người đàn ông [[Đức]] nhảy qua một rào cản ở [[Quảng trường Thánh Phêrô]] giữa lúc chiếc xe [[jeep]] của Giáo hoàng đi ngang trong một cuộc tiếp xúc với công chúng. Người đàn ông cố leo lên chiếc xe. Vụ tấn công nghiêm trọng nhất nhắm vào một vị giáo hoàng ở Vatican là vào năm 1981, khi một tay súng người [[Thổ Nhĩ Kỳ]], [[Mehmet Ali Ağca]], bắn và suýt giết chết [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] tại quảng trường Thánh Phêrô.
 
Tối ngày 24 tháng 12, 2009, Biển Đức XVI trong lúc cử hành lễ vào đêm [[Lễ Giáng Sinh|Giáng sinh]] bị một phụ nữ tên [[Susanna Maiolo]] (sinh 1984) xông vào xô té. Maiolo, có hai quốc tịch Thụy Sĩ và Ý, không có võ khí nhảy qua một rào cản ở giáo đường, lao vào giáo hoàng, nắm lấy áo lễ của ngài và làm ngài ngã xuống mặt sàn cẩm thạch, khi ngài đang tiến lên bàn thờ trong thánh lễ Vọng Giáng sinh. Linh mục [[Ciro Benedettini]] nói Biển Đức sau khi bị té, không bị thương tích gì, đứng lên tiếp tục cử hành lễ. Hồng Y [[Roger Etchegaray]] cũng bị xô và phải vào bệnh viện khám. Theo linh mục Benedettini, người phụ nữ có vẻ bất ổn về tâm lý và bị cảnh sát Vatican bắt giữ.<ref>[http://uk.reuters.com/article/idUKTRE5BO07T20091225?feedType=RSS&feedName=worldNews&utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+Reuters%2FUKWorldNews+%28News+%2F+UK+%2F+World+News%29]</ref><ref>[http://www.euronews.net/2009/12/25/pope-survives-attack-by-woman-in-red/]</ref>
 
=== Giảng dạy ===
 
==== Kêu gọi từ bỏ bạo lực ====
Biển Đức XVI sáng Giáng sinh, 25 tháng 12, 2009, kêu gọi thế giới từ bỏ bạo lực và trả thù, một ngày sau khi bị Susanna Maiolo xô ngã. Trong thông điệp truyền thống '[[Urbi et Orbi]]' gởi thành phố và thế giới từ bao lơn trung tâm của [[Vương cung thánh đường Thánh Phêrô|Nhà thờ Thánh Phêrô]], Biển Đức XVI thúc giục thế giới hãy tái khám phá sự giản dị của thông điệp Giáng sinh và đọc những lời chào mừng Giáng sinh bằng 65 ngôn ngữ. Giữa lúc Biển Đức XVI lên tiếng với hàng chục ngàn người tụ tập ở quảng trường phía dưới, Vatican vẫn lưu tâm tới biến cố tối ngày trước đó khi Maiolo xô ngã Giáo hoàng.<ref>[http://psalm46-11.blogspot.com/2010/01/pope-benedict-xvis-urbi-et-orbi-message.html]</ref>
 
Ngày 25 tháng 12, 2009, phát ngôn viên của Vatican, Cha [[Federico Lombardi]], nói rằng không thể nào cung cấp an ninh tuyệt đối cho Đức Giáo hoàng bởi vì gần gũi với mọi người là một phần trong sứ mạng của ngài. Trong thông diệp 'Urbi et Orbi,' Biển Đức XVI nói thế giới ngày nay phải tái khám phá sự giản dị của thông điệp Giáng sinh. Mọi người nên từ bỏ mọi luận lý của bạo lực và trả thù và tham gia vào tiến trình đưa tới sự sống chung hòa bình với sức mạnh và lòng quảng đại mới. Ngài nói trong khi thế giới hiện chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng tài chánh nghiêm trọng, nó cũng bị ảnh hưởng còn nhiều hơn bởi một cuộc khủng hoảng đạo đức, và bởi những vết thương đau đớn của những cuộc chiến tranh và xung đột.<ref>[http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/urbi/documents/hf_ben-xvi_mes_20090412_urbi-easter_en.html]</ref>
Dòng 157:
 
{{Giáo hoàng|
trước=[[Giáo hoàng Gioan Phaolô II|Gioan Phaolô II]]|
sau=''đương nhiệm''}}
{{Dữ liệu nhân vật
Dòng 164:
|TÓM TẮT=vị [[Giáo hoàng]] thứ 265 của [[Giáo hội Công giáo Rôma]] ([[2005]]–nay)
|LÚC SINH=[[16 tháng 4]], [[1927]]
|NƠI SINH=[[Marktl|Marktl am Inn]], [[Bayern]], [[Đức]]
|LÚC MẤT=
|NƠI MẤT=