Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Irène Joliot-Curie”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
KamikazeBot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Curie Joliot 1934 London.jpg|nhỏ|Irène Curie + Frédéric Joliot (1934)]]
'''Irène Joliot-Curie''' ([[12 tháng 9]], [[1897]] - [[17 tháng 3]], [[1956]]) là một [[nhà hóa học]] và [[nhà vật lý|nhà vật lí]] học người [[Pháp]]. Cùng với hôn phu của mình là [[Frédéric Joliot-Curie]], công trình về sự phát xạ nhân tạo của họ đã được trao giải [[Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học|Nobel Hóa học]] năm [[1935]].
 
==Tiểu sử==
Dòng 7:
*Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trung học, bà gia nhập [[học viện Radium]] (Institut du Radium) cùng với mẹ. Ở đây bà trở thành người giúp việc cho mẹ mình. Chính trong khoảng thời gian này, bà đã gặp Frédéric Joliot, nghiên cứu sinh tại [[Collège de France]]. Họ cưới năm [[1926]] và có hai con: [[Hélène Langevin-Joliot]] sinh năm [[1927]] và [[Pierre Joliot-Curie]] sinh năm [[1932]].
 
Họ làm việc cùng nhau trong các công trình về [[phóng xạ]] tự nhiên và nhân tạo, [[sự biến tố]] và [[vật lí hạt nhân]]. Công trình của họ về sự va chạm của các hạt [[neutron|nơtron]] vào hạt nhân các nguyên tố nặng chính là một bước quan trọng trong quá trình tìm ra [[phản ứng phân hạch hạt nhân]].
*Năm [[1934]], mẹ của bà, bà Marie mất vì bệnh [[bạch cầu]] - một căn bệnh phổ biến ở thời đại này với những nhà khoa học làm việc về phản ứng phóng xạ.
*Năm [[1935]], Frédéric và Irène Joliot-Curie cùng nhau đạt giải Nobel Hóa học.
Họ bắt đầu làm việc cho dự án [[vũ khí hạt nhân|bom nguyên tử]] của Pháp từ năm [[1939]] (họ cùng nhau nhận được bằng sáng chế cho công trình này). Dự án bom nguyên tử này của Pháp là dự án tiên tiến nhất về bom nguyên tử trước [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]] cho đến khi người Mỹ, với [[dự án Manhattan]] khổng lồ chiếm mất vị trí này.
*Năm [[1936]], Irène Joliot-Curie là thành viên chính phủ của [[Mặt trận Bình dân]], kiêm thư ký của chính phủ về phát minh khoa học.
*Năm [[1937]], bà trở thành phó tiến sĩ và sau đó là giảng viên tại Phân viện khoa học tại Paris.
*Năm [[1939]], bà được nhận huân chương [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]].
*Năm [[1946]], bà trở thành viện trưởng của học viện Radium, kế tục người tiền nhiệm là [[André Debierne]]. Bà tham gia thành lập [[Viện Năng lượng hạt nhân CEA]]. Tại đây, bà giữ chức ủy viên trong vòng 6 năm. Bà nhận chức danh giáo sư về vật lí tổng hợp và về các quá trình phóng xạ, từng được giữ trước đó bởi mẹ của bà.
*Bà nhận [[giải thưởng Hòa bình quốc tế]] của [[Ủy ban quốc tế về Hòa bình]] năm [[1950]].