Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jean Sainteny”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Di sản: cosmetic change using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Jean Sainteny''' ([[29 tháng 5]] năm [[1907]] - [[25 tháng 2]] năm [[1978]]) là một chính trị gia người Pháp. Ông là một sĩ quan tình báo và là người giữ vai trò quan trọng của chính phủ Pháp tại Đông Dương trong những năm 1945-1946. Ông đại diện cho phía chính phủ Pháp ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946]].
 
==Giai đoạn trước 1945==
Ông tên thật là '''Jean Roger''', sinh ngày 29 tháng 5 năm 1907 tại Vésinet, Yvelines. Sau khi tốt nghiệp trường Lycée Condorcet et Janson de Sailly tại Paris, ông đã tham gia vào lĩnh vực đầu tư. Năm 1929, ông lần đầu tiên đến Đông Dương và công tác 3 năm tại đây trong lĩnh vực ngân hàng.
 
Năm 1932, ông trở lại Pháp thành lập một công ty môi giới bảo hiểm và ngân hàng. Ông hoạt động trong lĩnh vực này cho đến khi nổ ra [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]]. Cũng trong giai đoạn này, ông trở thành con rể của [[Thủ tướng]] [[Albert Sarraut]], cựu [[Toàn quyền Đông Dương]].
 
Sau khi Đức xâm chiếm Pháp năm 1940, ông gia nhập hàng ngũ kháng chiến quân, tham gia tổ chức hoạt động tình báo bán công khai thu thập tin tức tại vùng Normandy với bí danh '''Dragon'''. Ông từng bị bắt lần đầu vào tháng 9 năm 1941 nhưng được thả ra vì thiếu bằng chứng. Tháng 9 năm 1943, ông bị bắt lần nữa nhưng đào thoát được. Sau sự việc này ông lấy tên mới là '''Jean Sainteny''' và rút vào hoạt động bí mật.
Dòng 17:
Cũng trong thời gian ở Côn Minh, ông có những buổi làm việc chung với chỉ huy OSS tại Côn Minh là Đại úy [[Archimedes Patti]] và có những bất đồng cơ bản về vấn đề giải quyết quy chế tương lai của Đông Dương.
 
Sau khi Nhật đầu hàng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] vào tháng 8 năm 1945, ngày 22, Sainteny được Sở tình báo chiến lược Mỹ ở [[Côn Minh]] giúp đỡ đã tới [[Hà Nội]] với mục đích giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh và giải giáp quân Nhật. Tuy chỉ là một sĩ quan chỉ huy MI-5, ông tự xem mình như đại diện của chính phủ Pháp tại Đông Dương. Vì vậy ông đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các nhóm chính trị khác nhau để khẳng định vị trí đại diện nước Pháp tại Đông Dương. Tuy được công nhận là Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ ngày 1 tháng 10 năm 1945, nhưng các hoạt động chính trị của ông nhằm giữ lại quyền lợi thuộc địa của Pháp tại Đông Dương mang lại rất ít kết quả.
 
Với việc MI-5 giải tán, Sainteny chính thức trở thành một nhà chính khách và đứng giữa vòng xoáy chính trị giữa Việt Nam, Pháp và Trung Quốc. Chính trong thời gian này, qua các cuộc tiếp xúc với các thủ lĩnh chính trị người Việt, đặc biệt là với [[Hồ Chí Minh]]. Trong thời gian này, ông dần chuyển từ thái độ kiên quyết giữ quyền thuộc địa của Pháp tại Đông Dương sang thái độ ôn hòa hơn. Đầu năm 1946, ông được cử làm Đại diện, thay mặt Pháp trong cuộc đàm phán Pháp - Việt và cùng với Chủ tịch nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa]], [[Hồ Chí Minh]] ký tên vào bản Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, mở đầu mối quan hệ giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và [[Cộng Hòa Pháp]]. Ông cũng tháp tùng Phái đoàn Việt Nam sang đàm phán tại [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]] và chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp từ 24 tháng 4 đến 19 tháng 9 năm 1946.
 
Tuy cả Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 14 tháng 9 đều đã được ký, nhưng dưới sức ép của những người theo quan điểm cứng rắn về quyền thuộc địa ở Đông Dương, những nỗ lực của Sainteny và những người theo chủ trương ôn hòa hầu như không mang lại kết quả. Ngày 2 tháng 12 năm 1946, ông trở lại Hà Nội với chức vụ Thống đốc Bắc Kỳ. Ngày 3, ông dốc cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng tình hình đã quá căng thẳng và không thể cứu vãn cuộc chiến sắp nổ ra.
Dòng 47:
 
==Di sản==
Do những nỗ lực liên tục cống hiến cho nền Cộng hòa Pháp, ông đã được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]] đệ tứ đẳng (''Grand Officier de la Legion d'Honneur'').
 
Là một nhân chứng đặc biệt của quan hệ Pháp Việt trong cuộc [[Chiến tranh Đông Dương]], Sainteny đã viết lại 2 hồi ký quan trọng về mối quan hệ này.