Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Joachim Murat”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
RedBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Sửa pt:Joaquim Murat
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 9:
|rank=[[Thống chế Pháp]]
|commands= Đại công tước Berg và Clèves<br />[[Vua Napoli]]
|battles=Xung đột trong [[Cách mạng Pháp]]<br />[[Các cuộc chiến tranh của Napoléon|Chiến tranh Napoléon]]<br />- [[1796]], [[Chiến dịch Ý, 1796|Chiến dịch Ý lần 1]]<br />- [[1798]], [[Pháp xâm lược Ai Cập|Chiến dịch Ai Cập]]<br />- [[1800]], [[Trận Marengo]]<br />- [[1805]], [[Trận Austerlitz]]<br />- [[1806]], [[Trận Jena|Trận Iéna]]<br />- [[1807]], [[Trận Eylau]]<br />- [[1812]], [[Trận Borodino]]<br />- [[1813]], [[Trận Leipzig]]<br />- [[1815]], [[Trận Tolentino]]
|awards=Huân chương [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]]<br />Hoàng tử đế chế<br />Đại đô đốc Pháp
}}
'''Joachim Murat''' ([[tiếng Việt]]: ''Muy-ra'') (sinh ngày [[25 tháng 3]] năm [[1767]], bị xử bắn ngày [[13 tháng 10]] năm [[1815]]), ''Hoàng tử đế chế'' (''Prince impérial''), ''Đại công tước Berg và Clèves'' (''Grand-duc de Berg et de Clèves''), [[Vua Napoli]] ([[tiếng Ý]]: ''Regno di Napoli'', với tên Ý là '''Gioacchino Murat'''), là một [[Thống chế Pháp|thống chế]] của [[Napoléon Bonaparte|Napoléon I]], Vua Napoli và Sicilia từ năm [[1808]] đến năm [[1815]]. Murat là em rể của [[Napoléon Bonaparte]] và là một trong những nguyên soái nổi bật nhất trong các chiến dịch của vị hoàng đế này.
 
== Tiểu sử ==
Joachim Murat sinh năm [[1767]] tại Labastide-Fortunière (nay là [[Labastide-Murat]], gần thành phố [[Cahors]], thuộc tỉnh [[Lot, (tỉnh)Midi-Pyrénées|Lot]] miền Nam nước Pháp. Ông là con út trong số 11 người con của ông chủ quán trọ ''Pierre Murat Jordy'' và bà ''Jeanne Loubière''.
 
Khi còn trẻ, Murat dự định trở thành một thầy tu, ông học tại [[tu chủng viện]] ở Cahors và sau đó làm linh mục Hội truyền giáo ở [[Toulouse]]. Trong thời gian học việc để trở thành giáo chức, các đồng đạo ở [[Bastide]] thường gọi ông là cha Murat (''abbé Murat''). Tuy vậy, do ham mê chơi bời, Murat mắc nợ và phải nhập ngũ ngày [[23 tháng 2]] năm [[1787]]. Ông phục vụ trong đội kỵ binh người [[Ardennes]], sau đó là trung đoàn kỵ binh số 12 Champagne và nhanh chóng chứng tỏ khả năng của mình.
Dòng 30:
 
=== Thời kì [[Đế chế thứ nhất]] ===
Murat đã tích cực tham gia vào [[Cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù]] và được cử làm chỉ huy đội cận vệ tổng tài ngày [[18 tháng 1]] năm [[1800]]. Cùng năm này, Murat làm đám cưới với [[Caroline Bonaparte]], em gái út của [[Napoléon Bonaparte|Napoléon]] và nghiễm nhiên trở thành một trong những người thân tín nhất của vị Đệ nhất tổng tài.
 
Sau khi tham gia chỉ huy kỵ binh của Napoléon tại [[Trận Marengo]] ngày [[14 tháng 6]] năm [[1800]], Murat được cử làm chỉ huy một doanh trại đóng tại [[Beauvais]] để bảo vệ nước [[Bỉ]] trong trường hợp người Anh đổ bộ. Tiếp đó, ông chuyển sang làm chỉ huy quân đồn trú tại miền trung nước Pháp và chiến đấu ở Ý mùa đông [[1800]] - [[1801]]. Murat cũng là người ký hiệp ước đình chiến giữa Pháp và [[Vương quốc Napoli]] đồng thời ra lệnh cho quân Pháp không được hành hung dân Napoli. Ngày [[27 tháng 7]] năm 1801, Murat trở thành tổng tư lệnh quân đội đồn trú tại [[Cộng hòa Cisalpine]].
Dòng 37:
 
=== Chiến tranh Napoléon ===
Cùng với việc Napoléon lên ngôi hoàng đế, Murat được phong hàm [[Thống chế Pháp|thống chế]]. Ngày [[1 tháng 2]] năm [[1805]], ông được phong danh hiệu Đại đô đốc và huân chương [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]]. Là em rể của vị hoàng đế mới, Murat cũng trở thành một hoàng tử của vương triều và ông dọn vào ở tại [[Điện Élysée]]. Mùa thu năm 1805, Murat được giao nhiệm vụ lực lượng kỵ binh tiên phong của quân đội Napoléon (''[[Grande Armée|La Grande Armée]]'').
 
Trong vị trí chỉ huy mới, Murat tham chiến tại [[Áo]] và giành được những thắng lợi ban đầu. Tại [[Trận Austerlitz]], ông là người chỉ huy cánh trái của quân đội Pháp và góp phần rất lớn vào một trong những chiến thắng lớn nhất của Napoléon. Sau khi [[Hiệp ước Presbourg]] được kí ngày [[27 tháng 12]] năm 1805, Joachim Murat trở thành Đại công tước Berg và Clèves.