Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Prince of Wales (53)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo|
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng; sửa cách trình bày
Dòng 31:
|Ship honors=
|Ship captured=
|Ship fate= Bị máy bay Nhật đánh chìm ngoài khơi [[Kuantan]], [[biển Đông|biển Nam Trung Quốc]] ngày [[10 tháng 12]] năm [[1941]] {{coord|3|33|36|N|104|28|42|E|type:landmark}}
|Ship status=
}}
{{Infobox ship characteristics
|Ship class=[[King George V (lớp thiết giáp hạm) (1939)|Lớp thiết giáp hạm King George V]]
|Ship displacement= 38.031 tấn (tiêu chuẩn)<br />42.237 - 44.460 tấn (đầy tải)
|Ship length=227 m (745 ft)
|Ship beam=31,4 m (103 ft)
|Ship draft=9,9 m (32 ft 7 in)
|Ship propulsion=4 × Turbine hơi nước [[Parsons Marine Steam Turbine Company|Parsons]] <br />8 × nồi hơi ống nước Admiralty <br />4 × trục <br />chân vịt ba cánh đường kính 4,42 m (14 ft 6 in)<br /> công suất 134.000 mã lực (99,9 MW)<ref>Allied Battleships in WW2, Garzke & Dulin, trang 191</ref>
|Ship speed=51,9 km/h (28 knot) (thử máy năm 1941) <br />53,9 km/h (29,1 knot) (hoạt động)
|Ship range=5.700 km ở tốc độ 50 km/h <br /> (3.100 hải lý ở tốc độ 27 knot) <br /> 26.700 km ở tốc độ 18,5 km/h <br /> (14.400 hải lý ở tốc độ 10 knot)
|Ship endurance=
|Ship complement=
Dòng 48:
|Ship sensors= Kiểu 281 [[RADAR]] (từ tháng 1 năm 1941)<ref name="proceedings">Macintyre, Donald, CAPT RN "Shipborne Radar" ''United States Naval Institute Proceedings'' tháng 9 năm 1967 trang 75</ref>
|Ship EW=
|Ship armament=10 × pháo [[hải pháo BL 355 mm (14 inch) Mk VII|BL 355 mm (14 inch) Mk VII]] <br /> 16 × pháo [[hải pháo QF 133 mm (5,25 inch) Mark I|QF 133 mm (5,25 inch) Mk I]] <br /> 48 × pháo [[hải pháo QF 2 pounder|QF 2 pounder 40 mm "pom-pom"]] (6×8) <br /> 8 × pháo phòng không [[Oerlikon 20 mm]] (8×1)
|Ship armor= Đai giáp chính: 374 mm (14,7 inch)<br /> Đai giáp bên dưới: 137 mm (5,4 inch)<br /> Sàn tàu: cho đến 136 mm (5,38 inch)<br /> Tháp pháo chính: 324 mm (12,75 inch)<br /> Bệ tháp pháo: 324 mm (12,75 inch)
|Ship aircraft=4 × thủy phi cơ [[Supermarine Walrus]]
|Ship aircraft facilities=1 × [[Máy phóng máy bay|máy phóng]] hai đầu
Dòng 56:
|}
 
'''HMS ''Prince of Wales'' (53)''' là một [[thiết giáp hạm]] thuộc [[King George V (lớp thiết giáp hạm) (1939)|lớp ''King George V'']] của [[Hải quân Hoàng gia Anh|Hải quân Hoàng gia]] [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] từng hoạt động vào giai đoạn mở màn của [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]]. ''Prince of Wales'' chỉ có một quãng đời phục vụ ngắn ngủi nhưng tích cực, đã đối đầu với thiết giáp hạm Đức [[Bismarck (thiết giáp hạm Đức)|''Bismarck'']], và đưa Thủ tướng Churchill tham dự [[Hiến chương Đại Tây Dương|Hội nghị Newfoundland]] trước khi được bố trí sang Viễn Đông; tuy nhiên, việc nó cùng với [[tàu chiến-tuần dương]] [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']] bị [[Đánh chìm Prince of Wales và Repulse|đánh chìm]] bởi máy bay ném bom Nhật Bản đặt căn cứ từ đất liền trong [[biển Đông]] vào ngày [[10 tháng 12]] năm [[1941]] là một sự kiện quan trọng đánh dấu chấm hết cho vai trò của thiết giáp hạm như một lớp tàu thống trị trong hải chiến.
 
== Thiết kế và chế tạo ==
Dòng 63:
 
=== Chế tạo ===
Vào lúc [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]] bùng nổ, ''Prince of Wales'' đang được trang bị hoàn tất tại Birkenhead. Con tàu bị hư hại vào [[tháng tám|tháng 8]] năm [[1940]] do sự kiện cuộc tấn công chớp nhoáng Merseyside. Nó chịu đựng một quả bom ném suýt trúng phát nổ cạnh mạn trái con tàu, làm hư hại nặng lớp vỏ ngoài lườn tàu tại khu vực này. Bộ Hải quân xác định sẽ cần đến ''Prince of Wales'' trong trường hợp các thiết giáp hạm mới của Đức [[Bismarck (thiết giáp hạm Đức)|''Bismarck'']] hoặc [[Tirpitz (thiết giáp hạm Đức)|''Tirpitz'']] được đưa ra hoạt động, nên công việc chế tạo nó được đẩy nhanh bằng cách hoãn lại nhiều thử nghiệm, rút ngắn thời gian chạy thử máy của hãng đóng tàu, và hoãn lại các công việc hiệu chỉnh sau chạy thử máy. Nó được đưa ra hoạt động vào ngày [[19 tháng 1]] năm [[1941]] dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân [[John Leach (sĩ quan hải quân)|John Leach]], nhưng chỉ thực sự "hoàn tất" vào ngày [[31 tháng 3]].
 
== Lịch sử hoạt động ==
Dòng 71:
 
=== Hiến chương Đại Tây Dương ===
Vào [[tháng tám|tháng 8]], ''Prince of Wales'' đưa [[Thủ tướng Anh Quốc|Thủ tướng]] [[Winston Churchill]] vượt Đại Tây Dương đến gần [[Căn cứ Hải quân Argentia]] thuộc [[Newfoundland]], nơi ông có cuộc họp bí mật với [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[Franklin Delano Roosevelt|Franklin D. Roosevelt]] trong nhiều ngày tại một nơi buông neo được bảo vệ, bắt đầu vào ngày [[10 tháng 8]] năm [[1941]]. Kết quả của cuộc họp này là sự ra đời của [[Hiến chương Đại Tây Dương]] vào ngày [[12 tháng 8]] năm [[1941]]. Sau chuyến đi này, nó được điều đến [[Địa Trung Hải]] trong vai trò hộ tống các [[đoàn tàu vận tải]] trong [[Chiến dịch Halberd]], nơi nó được ghi nhận đã bắn rơi nhiều máy bay Italy.<ref>''The Royal Navy and the Mediterranean Convoys'', A Naval Staff History, trang 26</ref>
 
=== Bị đánh chìm tại Viễn Đông ===
{{xem thêm|Đánh chìm Prince of Wales và Repulse}}
Ngày [[25 tháng 10]] năm [[1941]], ''Prince of Wales'' được cho tách ra gửi đến [[Singapore]] trong thành phần của [[Lực lượng Z]], cùng với [[tàu chiến-tuần dương]] [[HMS Repulse (1916)|HMS ''Repulse'']] và các tàu khu trục [[HMS Electra (H27)|HMS ''Electra'']] và [[HMS Express (H61)|''Express'']]. Sau đó nó trở thành [[soái hạm]] của [[Hạm đội Viễn Đông Anh Quốc]] dưới quyền chỉ huy của [[Phó Đô đốc]] Sir [[Thomas Phillips (sĩ quan hải quân)|Tom Phillips]]. Nó đi đến Singapore vào đầu [[tháng mười hai|tháng 12]]. Chiếc [[tàu sân bay]] mới [[HMS Indomitable (R9292)|HMS ''Indomitable'']] cũng được dự tính để gia nhập Lực lượng Z, nhưng nó đã bị mắc cạn tại [[Jamaica]] trong khi chạy thử máy và đang được sửa chữa.<ref>[[#refDullHistory|Dull]], trang 36.</ref><ref>[[#refHackFall|Hack]], trang 67.</ref>
 
Những con tàu này được gửi đến Singapore để "dọa nạt" Nhật Bản và răn đe họ ý định tấn công [[Mã Lai]] và [[Đông Ấn Hà Lan|Đông Ấn thuộc Hà Lan]]. Tuy nhiên, người Nhật không dễ bị ngăn cản, vẫn tiến hành cuộc tấn công đổ bộ vào ngày [[8 tháng 12]] cùng ngày họ [[trận Trân Châu Cảng|tấn công]] [[Trân Châu Cảng]] phía bên kia [[Đường đổi ngày quốc tế]]. Đô đốc Phillips quyết định cố gắng đánh chặn hạm đội đổ bộ, nên ''Prince of Wales'' và ''Repulse'' lên đường cùng với bốn tàu khu trục HMS ''Electra'', ''Express'', [[HMS Tenedos (H04)|''Tenedos'']] và [[HMAS Vampire (D68)|HMAS ''Vampire'']] để tìm kiếm lực lượng Nhật. Tuy nhiên họ đã không thành công, và bị tàu ngầm Nhật [[I-65 (tàu ngầm Nhật)|''I-65'']] phát hiện trên đường quay trở về Singapore. Máy bay và tàu ngầm Nhật đã dõi theo hạm đội Anh, và vào ngày [[10 tháng 12]] năm [[1941]], không được bất kỳ sự che chở nào trên không, cả ''Prince of Wales'' và ''Repulse'' đều bị [[Đánh chìm Prince of Wales và Repulse|tấn công và đánh chìm]] bởi 86 máy bay ném bom và máy bay ném ngư lôi thuộc Không đoàn Hải quân 22 của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] đặt căn cứ tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]].
[[Tập tin:Prince of Wales-4.jpg|nhỏ|trái|Nghi lễ tôn giáo trên sàn phía sau của HMS ''Prince of Wales'', trong giai đoạn diễn ra hội nghị Newfoundland.]]
Là một thiết giáp hạm hiện đại, ''Prince of Wales'' được kỳ vọng sẽ thể hiện tốt hơn so với ''Repulse'', một cựu binh của thời [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh Thế giới thứ nhất]]. Ở một số góc độ điều này đã không trở thành hiện thực. Ngay trước khi xuất phát, dàn [[ra đa|radar]] dò tìm mặt biển của ''Prince of Wales'' đã không hoạt động, lấy đi khỏi Lực lượng Z một trong những thiết bị cảnh báo sớm có khả năng nhất. Rất sớm vào đầu trận đánh, ''Prince of Wales'' bị bất động khi một quả ngư lôi đã may mắn đánh trúng vào đúng nơi một trục chân vịt gắn vào lườn tàu, làm ngập nước lan rộng và khiến cho bánh lái không thể điều khiển cũng như mất nguồn điện cung cấp cho dàn pháo hạng hai 133&nbsp;mm (5,25 inch) đa dụng. Có lẽ nghiêm trọng hơn là việc là việc các máy phát điện không hoạt động làm vô hiệu nhiều máy bơm của chiếc ''Prince of Wales''. Việc mất điện còn khiến nhiều phần của con tàu hoàn toàn bị tối đen tăng thêm phần khó khăn cho các đội kiểm soát hư hỏng của ''Prince of Wales'' trong nỗ lực làm ngập đối xứng để cân bằng con tàu. Tổng cộng, nó đã trúng bốn [[ngư lôi]] và một quả bom trong trận chiến cuối cùng. Hàng trăm người đã thiệt mạng khi con tàu bị chìm, và Đô đốc Phillips cùng Thuyền trưởng [[John Leach (sĩ quan hải quân)|John Leach]] nằm trong số những người tử trận khi họ có thể đã chọn chết theo con tàu hay đã quyết định rời tàu quá trễ. Tuy nhiên, lườn tàu chắc chắn và sự phân ngăn bên dưới mực nước tốt hơn của ''Prince of Wales'' cho phép nó duy trì sự nổi lâu hơn so với đồng đội ''Repulse'' đã lớn tuổi, giúp cho một phần lớn thủy thủ đoàn được cứu sống; tương phản rõ rệt với ''Repulse'' phải chịu đựng tổn thất nhân mạng nặng nề khi nó bị chìm nhanh chóng.
 
[[Tập tin:Prince of Wales and Repulse.jpg||nhỏ|phải|Thiết giáp hạm [[HMS Prince of Wales (1939)|''Prince of Wales'']] (bên trái, phía trước) và tàu chiến-tuần dương [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']] (bên trái, phía sau) đang bị máy bay Nhật Bản tấn công vào ngày [[10 tháng 12]] năm [[1941]]. Một tàu khu trục (có thể do họa sĩ thêm thắt vào)<ref>Stephen, Martin. ''Sea Battles in Close-up: World War 2'' (Shepperton, Surrey: Ian Allan, 1988), Tập 1, trang 111,</ref> đang ở tiền cảnh bên phải.]]
Dòng 127:
{{Lớp thiết giáp hạm King George V (1939)}}
{{các chủ đề|Quân sự|Hàng hải|Anh}}
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}
 
{{DEFAULTSORT:Prince of Wales (53)}}
 
[[Thể loại:Lớp thiết giáp hạm King George V (1939)]]
[[Thể loại:Thiết giáp hạm của Hải quân Hoàng gia Anh]]
Hàng 137 ⟶ 136:
[[Thể loại:Sự kiện hàng hải 1941]]
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|en}}
{{Liên kết chọn lọc|pl}}
 
[[ms:HMS Prince of Wales]]
[[ca:HMS Prince of Wales (53)]]