Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuồng cọp nhà cao tầng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dpwiki (thảo luận | đóng góp)
Dpwiki (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Lúc đầu các chủ hộ của nhà tập thể chỉ có ý tưởng làm khung sắt che chắn làm rộng thêm ban công lấy chỗ phơi [[quần áo]] cho khỏi bị bay, hoặc trồng thêm vài chậu [[cây cảnh]] trên lan can cho khỏi bị rơi. Với quy mô đơn giản này, việc gia công lắp ráp lồng sắt bao quanh ban công không cầu kỳ, không cần phải đục [[tường]], [[vách]] ảnh hưởng đến cấu trúc công trình. Dần về sau người ta phá bỏ hẳn lan can của ban công, làm những chuồng cọp (lồng sắt) khổng lồ vượt khỏi ban công, vươn xa ra ngoài. Sàn của chuồng cọp này đủ rộng để dùng làm nơi sinh hoạt chính hoặc làm [[nhà bếp]], [[buồng ngủ]].
 
Để làm một chuồng cọp có quy mô hoành tráng người ta căn cứ vào [[cấu trúc]] cụ thể của [[tòa nhà]] và của [[căn phòng]], nếu phòng có chiều sâu tính từ ban công thì khả năng vươn xa của chuồng cọp sẽ nhiều hơn do lắp đặt được loại dầm sắt dài. Người ta đục lỗ chân tường đối diện ban công, đục những lỗ trên sàn bê tông cho hở [[sắt cốt pha]], phá bỏ lan can ban công, sau đó cắm sâu các dầm sắt ([[sắt chữ V]], hoặc [[sắt chữ I]]) vào lỗ đã đục ở chân tường đối diện ban công, (những chỗ tường yếu hoặc không có tường người ta hàn thanh chống từ trên trần nhà đè vào đầu [[dầm sắt]]), hàn định vị các dầm sắt này vào cốt sắt của sàn bê tông. Các dầm sắt dài này vươn ra khỏi ban công thông thường từ 1,8m tới 2,5m, có người gia công dầm sắt vươn xa tới 3m. Số lượng các dầm sắt tùy thuộc vào độ lớn của thanh dầm, dầm lớn thì số lượng ít, dầm nhỏ thì số lượng nhiều hơn, điều này phụ thuộc vào cách tính toán của [[người thiết kế]]. Đầu ngoài của 2 dầm sắt hai bên hông người ta đấu với sợi [[dây cáp]] kéo căng vào tai sắt trên cao đã được hàn chắc vào [[cốt sắt]] của cột [[bê tông]] tòa nhà để tăng khả năng chịu tải trọng của chuồng cọp, cũng có người dùng thanh sắt [[hàn]] cứng thay cho dây cáp. Phần các dầm sắt vươn ra ngoài trời được hàn các thanh ngang để làm mặt sàn, xung quanh sàn người ta dựng khung sắt và làm vách, phía trên lợp mái [[tôn]]. Công đoạn sau cùng là [[đổ bê tông]], người ta trải [[cót]] lên phần sàn ở ngoài trời, đặt vỉ sắt làm cốt bê tông lên trên cót, sau đó đổ bê tông phủ kín toàn bộ các thanh dầm phía trong nhà và phần sàn đã lót cót ngoài trời. Khi bê tông cứng người ta lót [[gạch men]] lên trên để làm đẹp. Phần chuồng cọp làm thêm đã làm tăng đáng kể diện tích sinh hoạt của căn phòng.
 
Đối với những căn hộ ở tầng trên cùng của nhà tập thể có [[mái bằng]], người ta còn làm chuồng cọp lên trên [[nóc nhà]]. Trước hết, tìm vị trí thích hợp đục một lỗ vuông vắn đặt [[thang]] gỗ làm lối đi lên [[sân thượng]]. Trên sân thượng làm một chuồng cọp, cũng hàn định vị chắc chắn vào cốt sắt của bê tông nóc nhà. Loại chuồng cọp này dễ làm và thường lớn ngang bằng với diện tích của căn hộ bên dưới.