Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Song thất lục bát”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: SONG THẤT LỤC BÁT : thể thơ Việt Nam, cũng giống như thể lục bát, không phỏng theo thể thơ nào của Trung Quốc. STLB gồm hai câu bảy chữ, tiếp the...
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 09:30, ngày 23 tháng 1 năm 2008

SONG THẤT LỤC BÁT : thể thơ Việt Nam, cũng giống như thể lục bát, không phỏng theo thể thơ nào của Trung Quốc. STLB gồm hai câu bảy chữ, tiếp theo một câu sáu, một câu tám (7, 7, 6, 8); bốn câu thành một đoạn; mỗi đoạn là một ý nhỏ; nhiều đoạn ghép thành bài, dài hay ngắn tuỳ mình, khi không còn gì nói nữa thì thôi. Cũng gọi là “Lục bát gián thất” (câu sáu, câu tám xen những câu bảy). Hai câu bảy mở đầu mỗi đoạn không phải là câu thất ngôn Trung Quốc. Hai câu này vần với nhau, chữ cuối câu đầu vần với chữ thứ năm câu sau, theo kiểu vần lưng của Việt Nam. Cách ngắt nhịp (3/4) cũng khác cách ngắt nhịp (4/3) trong câu thất ngôn Trung Quốc. Luật bằng trắc cũng khác, không theo lệ “nhất, tam, ngũ, bất luận”. Hai câu bảy đặt sóng đôi, có đối hoặc không đối đều được, còn cặp sáu - tám vẫn như thường lệ; vần câu sáu bắt vần với chữ cuối câu bảy ở trên nó, và chữ cuối câu tám hạ vần xuống câu bảy ở đầu đoạn sau. Cứ thế làm tiếp. Lấy một đoạn 4 câu trong “Chinh phụ ngâm” làm ví dụ:

                    Thuở trời đất/nổi cơn gió bụi (3/4)
                    Khách má hồng/nhiều nỗi truân chiên (3/4)
                    Xanh kia thăm thẳm từng trên
                    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này

Những bài thơ dài diễn tả nỗi đau thương, buồn giận, gọi là ngâm hay ngâm khúc, mới dùng thể STLB. Trong văn chương Việt Nam, “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch “Tì bà hành” của Phan Huy Vịnh dùng thể thơ này đạt nhất.

Song thất là hai câu bảy chữ nối theo hai câu lục bát. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã được viết trong thể thơ này. Trong câu bảy chữ trên, chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm là vần bình, chữ thứ bảy là vần trắc; trong câu bảy chữ dưới, chữ thứ ba là vần bình, thứ năm là vần trắc, và chữ thứ bảy là vần bình. Hai câu lục bát tiếp sau thì theo luật thường lệ.

Câu số Vần 1 B B T 2 B T B 3 B T B 4 B T B B Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp lại về buồng cũ gối chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh Chữ cuối cùng của câu có bảy chữ trên vần với chữ thứ năm của cây bảy chữ dưới, chữ cuối câu bảy chữ ở dưới vần với chữ cuối của câu sáu chữ trong hai câu lục bát tiếp theo, chữ cuối câu sáu chữ lục bát vần với chữ thứ sáu của câu có tám chữ, và chữ cuối của câu tám chữ lục bát vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ tiếp theo. Tuy nhiên, chữ cuối câu lục bát tám chữ cũng có thể vần với chữ thứ ba câu bảy chữ, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bình. Do đó, chữ thứ ba trong câu bảy chữ trên có thể là trắc hay bằng. Câu số Vần 1 B T 2 B T B 3 B T B 4 B T B B Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên Nhủ rồi tay lại trao liền Bước đi một bước lại vin áo chàng