Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phượng Nghi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
| trụ sở UBND =Bái Đa I
}}
Xã Phượng Nghi là một xã trong huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Toàn xã có 11 thôn: Bái Đa I, Bái Đa II, Bái Bò, Phượng Hưng, Đồng Bể, Đồng Thung, Đồng Bai, Đồng Mách, Khe Đen, Khe Tre, Đồng Phông.
 
Phượng Nghi cách trung tâm huyện 12 km về phía tây bắc, phía đông nam giáp xã Mậu Lâm, phía nam giáp xã Xuân Khang, phía tây giáp xã Cán Khê, Xuân Thọ và xã Thượng Ninh huyện Như Xuân, phía đông bắc giáp với xã Xuân Du.
Tổng diện tích tự nhiên 3.804,78 ha trong đó đất nông nghiệp 421,02ha, đất lâm nghiệp 2.975,89 ha, diện tích ao hồ, đập bai, khe suối 78,23 ha, đất thổ cư 134,89ha còn lại là đất khác.
Tổng dân số toàn xã tính đến ngày 01/4/2009 là 4.296 người, có bốn dân tộc Mường, Kinh, Thái, Thổ, trong đó người Mường chiếm 87%, người Kinh chiếm 11%, dân tộc Thái, Thổ chiếm 2%.
 
Phượng Nghi có tới 78% diện tích là đồi núi, đây là điều kiện để nhân dân trong xã phát triển kinh tế rừng, kết hợp với sản xuất nông nghiệp tạo ra mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc tạo nguồn nước tưới. Hệ thống bai đập phần lớn là do nhân dân tự ngăn, khả năng giữ nước hạn chế vì vậy việc tưới tiêu cho đồng ruộng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
 
Những năm đầu của thế kỷ XIX, một bộ phận người Mường từ tỉnh Hoà Bình và từ huyện Bá Thước di cư vào cắm làng tại đất Phượng Nghi, vùng Bái Đa bây giờ. Chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại khoảng thời gian thành lập xã Phượng Nghi, chỉ biết rằng, khi châu Như Xuân thành lập, đã có tên xã Phượng Nghi thuộc tổng Xuân Du. Cho đến trước năm 1945, Phượng Nghi có chín làng: Bái Đa, Bái Bò, Đồng Bai, Đồng Mách, Khe Đen, Khe Tre, Đồng Phông, Đồng Thung và Đồng Bể. Khi thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, Phượng Nghi hình thành ba hợp tác xã đó là: Bái Đa, Đồng Mách và Cộng Thành. Năm 1963, Phượng Nghi đón số dân hai xã Quảng Ninh, Quảng Hưng của huyện Quảng Xương lên khai hoang phát triển kinh tế - văn hoá miền núi, họ cấy cư ở hai hợp tác xã Bái Đa và Cộng Thành, về sau thành lập thêm làng Phượng Hưng. Cho đến nay xã Phượng Nghi có 11 làng: Bái Đa I, Bái Đa II, Bái Bò, Đồng Bai, Đồng Mách, Khe Đen, Khe Tre, Đồng Phông, Đồng Thung, Đồng Bể và Phượng Hưng.
 
Là xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số lớn, giao thông đi lại khó khăn, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã Phượng Nghi tiếp tục được hưởng những chính sách ưu đãi của chương trình 135 giai đoạn II. Dưới sự lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng, Chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân trong việc vận dụng những tiềm năng về đất đai, lao động cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, đời sống nhân dân Phượng Nghi đã từng bước được nâng cao.
 
Phượng Nghi có diện tích đất lâm nghiệp lớn với hơn 3 nghìn ha, rất màu mỡ đủ điều kiện để phát triển nghề rừng. Đây là thế mạnh giúp cho bà con nông dân xoá đói giảm nghèo, đưa nền kinh tế địa phương phát triển. Trước đây, khi chưa có chủ trương cụ thể của huyện về việc giúp người dân phát triển nghề rừng, mặc dù xã Phượng Nghi có hơn 1/2 số hộ gia đình làm nghề trồng rừng, số hộ khác nhận khoanh nuôi, bảo vệ nhưng do thiếu vốn và kỹ thuật chăm sóc nên hiệu quả kinh tế thu được thấp, đời sống nhân dân vẫn khó khăn. Từ khi huyện có chủ trương chuyển đổi rừng tự nhiên kém hiệu quả sang rừng sản xuất và trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc thì người dân Phượng Nghi hưởng ứng ngay. Bà con đã tận dụng triệt để điện tích đất rừng hiện có để trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như mía, luồng, keo... Nhờ vào chính sách này, nhiều hộ dân của xã Phượng Nghi đã được tạo điều kiện để vay vốn đầu tư vào trồng rừng. Có đủ nguồn vốn, bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào mua giống cây và nhận đất phát triển nghề rừng. Nhiều gia đình đã thành công ngay từ vụ đầu, tiếp tục mở rộng diện tích canh tác.
 
Hiệu quả từ mô hình kinh tế vườn rừng đã dần làm thay đổi diện mạo của một xã miền núi nghèo của huyện Như Thanh. Đến thăm Phượng Nghi hôm nay, những cánh rừng keo xanh, cao ngút tầm mắt đã làm dịu đi phần nào cái nắng nóng của mùa hè. Người dân nơi đây đã thoát khỏi cảnh "chạy ăn từng bữa", không những thế, họ còn tạo được cho mình một cuộc sống đầy đủ hơn với những trang thiết bị sinh hoạt hiện đại, xây dựng nhà cửa khang trang, đời sống tinh thần được nâng lên đáng kể./.
[[Thể loại:Như Thanh]]