Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 71:
=== Thời Nguyên, Minh, Thanh ===
Khi [[đế quốc Mông Cổ]] xâm lược Hà Đông Bắc lộ và Hà Đông Nam lộ của Kim, họ đã tàn phá Sơn Tây, cả nghìn [[lý (đơn vị đo lường)|lý]] không có bóng người. Trong thời Nguyên, Sơn Tây thuộc Trung thư tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của triều đình. Năm 1271, triều Nguyên thành lập Hà Đông Sơn Tây đạo tuyên úy ti tại khu vực phía đông Hoàng Hà, phía tây của Thái Hành Sơn, danh xưng Sơn Tây từ đó cũng bắt đầu được sử dụng.
[[Tập tin:Pingyao 41.JPG|nhỏ|phải|Tường thành [[Bình Dao]], được xây vào năm 1370 thời [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương]]
 
Năm 1368, Minh Thái Tổ [[Chu Nguyên Chương]] phái [[Từ Đạt]], [[Thường Ngộ Xuân]] suất lĩnh quân Minh tiến vào Sơn Tây, thiết lập Sơn Tây hành tỉnh. Chu Nguyên Chương sau này phong cho ba nhi tử làm phiên vương, trú trát tại Sơn Tây: Chi Vi là Tấn vương, trú tại Thái Nguyên; [[Chu Quế]] là Đại vương, trú tại Đại Đồng; [[Chu Mô]] là Thẩm vương, trú tại Lộ An (Trường Trị), xây dựng [[Vạn Lý Trường Thành|Minh Trường Thành]] để phòng bị [[Bắc Nguyên]] xâm lược. Đầu thời Minh, có một lượng lớn di dân từ Sơn Tây đến vùng [[bình nguyên Hoa Bắc]]- khi ấy đang vắng bóng người. [[Đại hòe thụ (Hồng Động)|Đại hòe thụ]] ở [[Hồng Động]] trở thành một địa điểm tập hợp nổi tiếng, đến nay cư dân các tỉnh vẫn lưu truyền ngạn ngữ: "Nếu hỏi tổ tiên đến từ xứ nào? Đại hòe thụ ở Hồng Động, Thiểm Tây". Triều Minh sau đó đã thiết lập Sơn Tây thừa tuyên bố chính sứ ti, tiền thân của Sơn Tây ngày nay. Thời Minh, thương nhân Sơn Tây kiểm soát phần lớn việc buôn bán muối và dịch vụ ngân hàng trong cả nước.<ref name=eb4>{{chú thích web|last=Boxer|first=Baruch|title=Shanxi|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/538602/Shanxi/71120/History|publisher=Encyclopædia Britannica|accessdate=2013-01-27}}</ref>
 
Đến thời [[nhà Thanh]], triều đình đã đem một số khu vực ở bên ngoài Minh Trường Thành để nhập vào Sơn Tây. Sơn Tây tổng cộng có 9 phủ, 16 châu, 108 huyện. Thời gian này, ngành thương mại và tài chính của Sơn Tây hoạt động rất tích cực, xuất hiện văn danh Sơn Tây phiếu hiệu trên quy mô toàn quốc. Thương nhân Sơn Tây lập ra nhiều Sơn Tây hội quán hoặc Sơn Thiểm hội quán trên khắp Trung Quốc. Thời Thanh, Sơn Tây ít chịu ảnh hưởng của ngoại quốc, song một vài cơ sở sản xuất đã được thành lập tại Thái Nguyên vào năm 1898, và một tuyến đường sắt vốn Pháp-Thanh đã được xây dựng từ năm 1904 đến 1907 để kết nối Thái Nguyên và [[Thạch Gia Trang]] ở tỉnh Hà Bắc ngày nay. Năm 1900, tổ chức [[bài ngoại]] Nghĩa Hòa đoàn đã đốt cháy một nhà thờ truyền giáo Anh bị đốt cháy tại Thái Nguyên, sau đó giết chết những người ngoại quốc và người Trung Quốc cải đạo theo Tây giáo. Điều này đã khiến [[phong trào Nghĩa Hòa Đoàn]] bùng nổ, cuối cùng lan đến [[Bắc Kinh]].<ref name=eb4/> Nghĩa Hòa Đoàn được cho là đã giết chết 100.000 thường dân khắp miền Bắc Trung Quốc,<ref name="hawaii1900">Rummel, Rudolph J.: China's Bloody Century : Genocide and Mass Murder Since 1900 (1991); Lethal Politics : Soviet Genocide and Mass Murder Since 1917 (1990); Democide : Nazi Genocide and Mass Murder (1992); Death By Government (1994), http://www2.hawaii.edu/~rummel/welcome.html.</ref> trong đó có 32.000 người Trung Quốc theo Tây giáo.<ref>Hammond Atlas of the 20th century (1996)</ref>
 
=== Sau năm 1911 ===
Trong [[Cách mạng Tân Hợi]], quân phiệt [[Diêm Tích Sơn]] tại Thiểm Tây đã chỉ huy lực lượng cách mạng địa phương đánh đuổi quân Mãn Thanh khỏi tỉnh, rồi tuyên bố độc lập khỏi triều Thanh. Diêm Tích Sơn sau đó được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bổ nhiệm chức Sơn Tây đô đốc, ủng hộ [[Viên Thế Khải]] xưng đế, vì thế được phong làm "nhất đẳng [[hầu tước|hầu]]". Năm 1917, không lâu sau khi Viên Thế Khải chết, Diêm củng cố quyền thống trị Sơn Tây. Cho tới năm 1911, Sơn Tây là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Hoa. Diêm Tích Sơn tin rằng, nếu không hiện đại hóa kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng, Sơn Tây sẽ không chống nổi các quân phiệt từ các nơi khác.