Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khoái Triệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Khoái Triệt''' (蒯徹) là [[biện sĩ du thuyết]] cuối thời [[nhà Tần]], đầu thời [[Nhà Hán|Tây Hán]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông được xem là người đầu tiên đưa ra ý tưởng ''chia ba thiên hạ'', tạo thế chân vạc giữa các chư hầu. Cuộc đời hoạt động của Khoái Triệt gắn liền với việc đi du thuyết.
 
Trong [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]], [[Tư Mã Thiên]] vì kiêng tên huý của [[Hán Vũ Đế]] là Lưu Triệt nên viết tên ông là '''Khoái Thông''' (蒯通). Cũng vì vậy nhiều tài liệu đời sau quen chép theo ''Sử ký'' và gọi ông là Thông.
Dòng 8:
Năm 209 TCN, [[Trần Thắng]] khởi nghĩa ở làng Đại Trạch, đánh đến đất Trần, tự xưng là Trương Sở vương. Năm 208 TCN, theo ý kiến của [[Trần Dư]], Trần Thắng cử bạn là [[Vũ Thần]] cùng [[Trương Nhĩ]], Trần Dư mang 3000 quân đi bình định nước Triệu.
 
Vũ Thần cùng các tướng vượt [[hoàng Hà|sông Hoàng Hà]], thuyết phục được hơn 10 thành theo hàng. Vũ Thần tập hợp binh sĩ được vài vạn người, lấy hiệu là Vũ Tín quân. Những thành còn lại đều cố giữ không chịu đầu hàng. Vũ Thần bèn đem quân đi về phía đông bắc đánh Phạm Dương, quê hương của Khoái Triệt. Cũng chính từ đó Khoái Triệt bắt đầu lộ diện.
 
Biết lòng người đã chán nhà Tần và không muốn để xảy ra cảnh máu chảy đầu rơi trên đất Phạm Dương, Khoái Triệt bèn tìm đến ra mắt viên lệnh ở Phạm Dương, nói rằng:
Dòng 32:
 
==Khuyên Hàn Tín đánh úp Tề==
Sau nhiều biến cố, nhà Tần sụp đổ, [[Hán Sởchiến tranh hùngHán-Sở|chiến tranh Hán Sở]] nổ ra. Năm 205 TCN, tướng Hán là [[Hàn Tín]] mang quân diệt nước Nguỵ, năm sau lại diệt nước Triệu. Hán vương [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] cho Trương Nhĩ làm Triệu vương, phong Hàn Tín làm tướng quốc, thu quân đội của Triệu đi đánh [[tề (nước)|nước Tề]].
 
Hàn Tín đem quân sang đông, chưa vượt qua bến sông Bình Nguyên thì nghe tin sứ thần của Hán Vương là [[Lịch Sinh|Lịch Tự Cơ]] đã thuyết phục được Tề vương Điền Quảng đầu hàng. Hàn Tín muốn dừng lại không đánh nữa. Đúng lúc đó Khoái Triệt lại xuất hiện. Ông đến gặp Hàn Tín với ý định theo giúp Hàn Tín làm nên sự nghiệp.
 
Khoái Triệt gặp và bàn với Hàn Tín rằng:
:''Tướng quân nhận chiếu đánh nước Tề, nay Hán Vương chỉ sai một người ly gián mà khiến nước Tề đầu hàng, nhưng đã có chiếu chỉ bảo tướng quân dừng lại đâu? Tại sao tướng quân lại không đi? Vả chăng Lịch Sinh<ref>Tức Lịch Tự Cơ</ref> là một kẻ sĩ kính cẩn múa ba tấc lưỡi mà hạ được hơn bảy mươi thành của nước Tề, tướng quân cầm mấy vạn quân hơn một năm mới hạ được hơn năm mươi thành của Triệu. Làm tướng quân mấy năm mà công không bằng một anh nhà nho hay sao?''
 
Hàn Tín cho là phải, bèn làm theo kế của ông, vượt qua [[hoàng Hà|sông Hoàng Hà]]. Nước Tề đã nghe lời Lịch Tự Cơ nên giữ Tự Cơ ở lại uống rượu, triệt bỏ các quân đội để phòng ngự quân Hán.
Hàn Tín nhân đó đánh úp quân Tề ở Lịch Hạ, rồi tiến thẳng đến kinh thành Lâm Tri. Vua Tề là Điền Quảng cho rằng Lịch Tự Cơ lừa mình nên nấu Lịch Tự Cơ và trốn đến đất Cao Mật, sai sứ đến nước Sở để cầu cứu.
Dòng 67:
:''- Xem mặt của tướng quân chẳng qua chỉ được phong hầu. Xem lưng của tướng quân thì sang không thể nói hết.''
 
Nguyên văn câu này là: ''Tướng quân chi diện bất quá phong hầu, tướng quân chi bối quý bất khả ngôn''. Ý Khoái Triệt muốn chơi chữ để thuyết phục Hàn Tín. Theo chữ Hán, chữ “bối” là “lưng", có thể đọc là “bội”, mang nghĩa “phản bội”. ''Xem tướng lưng'' là có ý bảo Hàn Tín ''quay lưng'' với vua Hán, tức là nên phản [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]].
 
Hàn Tín hỏi:
Dòng 87:
===''Làm việc lớn phải quyết đoán''===
Vài ngày sau, Khoái Triệt lại đến, nói với Hàn Tín:
:''Nghe là để chuẩn bị mà làm, kế là then chất của việc. Nghe sai, kế hỏng mà vẫn ở yên được lâu là việc ít có vậy. Người nghe mà phân biệt được việc nên chăng, thì không thể dùng lời nói để làm rối loạn. Bàn mưu mà không bỏ quên điều gốc và điều ngọn thì không thể lấy lời lẽ văn hoa để làm rối loạn. Cam tâm làm phận sự của bọn tôi tớ thì sẽ mất cái quyền của người muôn cỗ xe; cứ bo bo lấy cái lộc ít ỏi thì bỏ lỡ đia vị khanh tướng. Cho nên kiên quyết là cái quyết định người khôn. Ngờ vực làm hại công việc; cứ xét cái kế nhỏ tủn mủn thì sẽ bỏ sót việc lớn trong thiên hạ. Một khi trí đã biết rõ mà không dám làm thì đó là điều gây nên mọi thứ tai họa. Cho nên có câu nói “con mãnh hổ do dự không bằng con ong, con bọ cạp liều đốt. Ngựa ký dùng dằng không bằng ngựa hèn bước chắc chắn. Mạnh Bôn<ref>Lực sĩ nổi tiếng thời [[Chiến Quốc]] ở [[tần (nước)|nước Tần]]</ref> hồ nghi không bằng con người tầm thường kiên quyết đi đến mục đích. Khôn như [[Nghiêu]], [[Thuấn]] mà ngậm miệng không nói thì không bằng kẻ câm người điếc lấy ngón tay chỉ trỏ”. Những điều trên đây, nói rằng cái quý là ở chỗ biết hành động. Đại phàm công lao thì khó thành mà dễ bại; thời cơ thì khó được mà dễ mất. Ôi! Thời cơ không trở lại. Xin túc hạ xét rõ cho.''
 
Hàn Tín do dự không nỡ phản lại Hán vương, lại tự cho rằng mình lập được nhiều chiến công, Hán vương dẫu sao cũng không lấy mất [[tề (nước)|nước Tề]] của mình, nên từ tạ Khoái Triệt.
 
Khoái Triệt nói không được, bèn giả điên, làm người thầy cúng để ẩn thân.
 
==Cãi vua Hán==
[[Hàn Tín]] không theo lời Khoái Triệt, không nỡ phản [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] mà mang quân giúp Lưu Bang đánh bại [[Hạng Vũ]] ở Cai Hạ, tiêu diệt Tây Sở.
 
Quả nhiên như lời ông và Vũ Thiệp, sau khi diệt được Sở lên làm hoàng đế, Lưu Bang bắt đầu tính chuyện trừ khử Hàn Tín để loại trừ mối lo. Đầu tiên cải phong Hàn Tín từ Tề vương sang làm Sở vương. Sau đó lại vô cớ bắt Hàn Tín mang về kinh đô [[Tràng An]], giáng làm Hoài Âm hầu.
 
Năm 196 TCN, Trần Hy làm phản, Lưu Bang thân chinh đi đánh. Hàn Tín bị vu cáo liên kết với Trần Hy để phản triều đình, bị thừa tướng [[Tiêu Hà]] dụ vào cung và bị [[Lã Trĩhậu|Lã Hậu]] sai võ sĩ bắt trói, mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc. Lúc sắp bị chém, Hàn Tín nói:
:''Ta hối hận không dùng mưu kế của Khoái Triệt, cho nên mới bị bọn đàn bà con nít lừa dối. Há chẳng phái là vì trời muốn thế hay sao?''
 
Dòng 128:
 
==Bình luận==
Khoái Triệt chán ghét [[nhà Tần]] tàn bạo, ông muốn cứu đất Phạm Dương quê hương ông không phải đổ máu nên khuyên viên lệnh hàng [[Vũ Thần]]. Có lẽ nhận ra Vũ Thần kém năng lực, ông đã không thờ Vũ Thần. Sau đó trong cuộc chiến Hán - Sở, Khoái Triệt lại chứng kiến một [[Hạng Vũ]] cũng tàn bạo như nhà Tần và một [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] quỷ quyệt, tráo trở. Ông chán ghét những nhà cai trị lúc đó, mong muốn tìm một nhân tố mới và ông đã chủ định đặt niềm tin vào [[Hàn Tín]]. Sự thiếu quyết đoán của Hàn Tín khiến Khoái Triệt trở thành người bất đắc chí.
 
==Bàn về thế chia ba==
Dòng 162:
 
==Xem thêm==
*[[Chiến tranh Hán-Sở|Hán Sở tranh hùng]]
*[[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]]
*[[Hàn Tín]]
*[[Vũ Thần]]