Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tính Không”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Cần hệ thống lại}}
{{Buddhism}}
'''Không tính''' (zh. 空, 空 性, sa. ''śūnya'', tính từ, sa. ''śūnyatā'', danh từ, bo. ''stong pa nyid'' སྟོང་པ་ཉིད་), nghĩa là “trống rỗng”, “trống không”, là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất. Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, [[hữu vi]] (sa. ''saṃskṛta''), trống rỗng (sa. ''śūnya''), [[Vô thường]] (sa. ''anitya''), [[Vô ngã]] (sa. ''anātman'') và [[Khổ (Phật giáo)|Khổ]] (sa. ''duḥkha'').
 
Trong [[Tiểu thừa]], tính Không nhằm nói về thể tính của con người và được sử dụng như một tính từ (sa. ''śūnya''). Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sa. ''śūnyatā''), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có [[tự tính]] (sa. ''svabhāva''). Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện (呈現, en. ''appearance'', de: ''Erscheinung''), chúng xuất phát từ tính Không, là không. Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.
 
Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô (en. ''nihilism'') dễ có khi luận về tính Không như vừa kể trên. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có, nhưng chỉ là những dạng xuất hiện, là những trình hiện của một thể tính. Kể cả tư tưởng cũng là trình hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy tiếp cận tính Không là nội dung của các phép tu học, nhất là [[Thiền tông]]. Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của [[thuyết nhị nguyên|nhị nguyên]]. Vì tính chất trừu tượng và chỉ nhờ trực ngộ mà thấy nên tính Không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái Phật giáo xưa nay.
 
Đại thừa dùng ẩn dụ sau đây để minh hoạ sự khác biệt trong quan điểm của Tiểu thừa và Đại thừa về tính Không: Tiểu thừa xem sự vật như một cái thùng trống rỗng, Đại thừa phủ nhận luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối.
Dòng 18:
 
== Tính Không trong Phật giáo Tây Tạng ==
Tại Tây Tạng, quan điểm tính Không cũng đóng một vai trò quan trọng trong khi truyền giáo lí Trung quán qua xứ này. Luận sư Ấn Độ [[Kamalaśīla|Liên Hoa Giới]] (sa. ''kamalaśīla'') và Hòa thượng Đại Thừa, đại diện của Thiền tông Trung Quốc tranh luận nhau, liệu con đường giác ngộ chân lí phải qua từng cấp bậc ([[Tiệm ngộ]]) hay chỉ là một trực nhận bất ngờ ([[Đốn ngộ]]). Cuối cùng, tại Tây Tạng, người ta chấp nhận con đường “từng cấp” và vì thế kể từ khoảng thế kỉ 11, người ta bắt đầu thiết lập nhiều phép tu và quan niệm triết học về tính Không, còn được ghi lại trong những tác phẩm gọi chung là [[Tất-đàn-đa]] (sa. ''siddhānta''). Tất cả mọi trường phái của Trung quán đều lấy quan điểm “hai chân lí” của Long Thụ làm gốc:
* Chân lí quy ước (sa. ''saṃvṛti-satya''), có giá trị trong đời sống bình thường, có giá trị cho các hiện tượng do duyên khởi tạo nên, nhưng chúng không tồn tại thật sự;
* Chân lí tuyệt đối (sa. ''paramārthasatya''), là tính Không, là thể “nằm ngoài tồn tại hay không tồn tại”, là thể không thể nghĩ bàn, chỉ có thể thông đạt được qua sự trực nhận.
Dòng 25:
Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Đăng-châu Gia-mục-thố giảng giải tính Không theo quan điểm Phật giáo Tây Tạng như sau (''Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard'', chương 10, Trí huệ):
<div class="toccolours">
:[[Trung quán tông]] lấy pháp luân thứ hai làm cơ sở thành lập quan điểm triết lí. Nếu tông này nói rằng, tất cả các hiện tượng đều không tồn tại đích thật thì đại biểu của các trường phái khác chủ trương một cách tồn tại như thật của các hiện tượng đều cho rằng, đây là cực biên hư vô. [[Long Thụ]] trình bày lập trường của một đối thủ trong ''[[Trung luận|Trung quán luận]]'', phẩm thứ hai mươi bốn (''Trung quán luận'' XXIV.1):
::''Nếu tất cả những thứ [hiện tượng] này đều trống không, thì không có sinh, không có diệt; từ đó có thể suy ra rằng đối với các ngươi [đại biểu của Trung quán tông], Tứ thánh đế không tồn tại''.
:Lập trường của đối thủ này như sau: Nếu đúng như các ngươi nói, tất cả những hiện tượng đều không tồn tại thật sự (''empty of true existence'') thì [[Tứ diệu đế]] không thể nào có. Nếu Tứ diệu đế không thể nào có thì Tam bảo — Phật, pháp, tăng — cũng không thể nào có. Trong trường hợp này thì tu tập trên đạo, bước nhập đạo, thành đạt đạo quả và tương tự không thể nào có. Như vậy cũng chưa xong: Nếu tất cả những hiện tượng đều trống không, vô tự tính (''empty of inherent existence'') thì không có sự nhận thức một hiện tượng nào đó có thể được xem là chính xác. Không có một tự tính nào đó thì không có một hiện tượng nào có thể được gọi là tồn tại.