Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế học quốc tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Mục lục bên phải}}
{{Bản mẫu:Kinh tế học/Bài chính}}
'''Kinh tế học quốc tế''' là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của [[kinh tế học]] nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các [[quốc gia]]. Kinh tế học quốc tế được phát triển suốt từ [[thế kỷ 18|thế kỷ XVIII]] và đã quy tụ được nhiều học giả kinh tế học nổi tiếng như [[Adam Smith]], [[David Ricardo]], [[John Stuart Mill]], [[Alfred Marshall]], [[John Maynard Keynes]], và [[Paul Samuelson|Paul A. Samuelson]]. Tuy nhiên, chỉ từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], với việc ứng dụng các công cụ [[kinh tế học vi mô]] và [[kinh tế học vĩ mô]], kinh tế học quốc tế mới trở nên phát triển sâu và rộng.
 
==Đối tượng nghiên cứu==
Dòng 8:
'''Kinh tế học quốc tế''' nghiên cứu học thuyết [[thương mại quốc tế]], chính sách thương mại quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán, kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Học thuyết thương mại quốc tế phân tích cơ sở và những thu nhập từ thương mại quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của các trở ngại thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mới. Nghiên cứu thị trường ngoại hối trên khía cạnh là hệ thống cho sự trao đổi đồng tiền một quốc gia này cho một quốc gia khác. Trong khi đó, cán cân thanh toán đo lường phần nhận được và chi trả của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Cuối cùng, kinh tế vĩ mô trong kinh tế mở phân tích cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán trong sự tác động sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia với sự khác nhau của các hệ thống tiền tệ và ảnh hưởng của chúng lên phúc lợi của quốc gia.
 
Học thuyết và các chính sách thương mại quốc tế là khía cạnh [[kinh tế học vi mô|kinh tế vi mô]] của Kinh tế học quốc tế, vì chúng phân tích với các quốc gia cụ thể, được xem xét như một đơn vị riêng và với giá cả của hàng hoá cụ thể. Trên phương diện khác, cán cân thanh toán nghiên cứu phần nhận được và chi trả trong khi các chính sách điều chỉnh ảnh hưởng mức thu nhập và chỉ số giá chung, chúng mô tả các khía cạnh [[kinh tế học vĩ mô|kinh tế vĩ mô]] của Kinh tế học quốc tế, đó là nói kinh tế vĩ mô trong kinh tế mở hay tài chính quốc tế.
 
'''Kinh tế học quốc tế''' lại chia thành hai mảng lớn là [[thương mại quốc tế]] và [[tài chính quốc tế]].
Dòng 82:
*Trong mô hình chỉ có hai quốc gia, hai hàng hóa, nếu một quốc gia có lợi thế so sánh trong hàng hóa này thì quốc gia kia sẽ có lợi thế so sánh trong hàng hóa thứ hai.
 
===[[ThặngCán cân thương mại|Thặng dư từ thương mại]]===
*[[Hoa Kỳ]] sẽ không cải thiện được mức sống nếu họ đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 4 thước vải tại Anh, vì tương quan trao đổi này đúng bằng tương quan trong quốc gia Hoa Kỳ. Tất nhiên Hoa Kỳ cũng sẽ không trao đổi với Anh nếu chấp nhận được ít hơn 4 thước vải.
*Tương tự như vậy, [[Anh]] sẽ không cải thiện được mức sống nếu trao đổi 2 thước vải để lấy 1 dạ lúa mỳ của Hoa Kỳ, tất nhiên càng không trao đổi với Hoa Kỳ nếu phải trả nhiều hơn 2 thước vải để lấy 1 dạ lúa mỳ của Hoa Kỳ.
Dòng 88:
*Hai quốc gia có thể thu được lợi ích thông qua trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 6 thước vải. Đây không phải là tỷ lệ duy nhất có thặng dư từ thương mại. Hoa Kỳ có thể chấp nhận trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy số lượng nào đó miễn là nhiều hơn 4 thước vải (vì trao đổi trong nước chỉ được 4 thước vải). Còn Anh có thể trao đổi một lượng vải miễn là ít hơn 12 thước để lấy 6 dạ lúa mỳ (vì trao đổi trong nước phải mất 12 thước vải). Vì vậy, tỷ lệ trao đổi thương mại giữa hai nước là có thể nằm trong khoảng: 4 thước vải < 6 dạ lúa < 12 thước vải. Chênh lệch giữa 12 và 4 thước vải là tổng thặng dư của hai nước thu được từ thương mại khi trao đổi 6 dạ lúa mỳ. Ví dụ, khi 6 thước vải trao đổi được 6 dạ lúa mỳ, Hoa Kỳ thu thêm được 2 thước vải còn Anh thu thêm được 6 thước vải, tổng cộng là 8 thước vải. Càng gần tỷ lệ 4 thước vải bằng 6 dạ lúa mỳ, Anh càng thu được thặng dư lớn từ thương mại, Hoa Kỳ thu được ít. Ngược lại, càng gần tỷ lệ 12 thước vải bằng 6 dạ lúa mỳ, Hoa Kỳ càng thu được thặng dư lớn từ thương mại, Anh càng thu được ít.
*Ví dụ, nếu Hoa Kỳ trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 8 thước vải của Anh, mỗi quốc gia có thể thu thêm được cùng 4 thước vải, tổng số vẫn bằng 8 thước vải. Nếu Hoa Kỳ trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 10 thước vải, Hoa Kỳ sẽ thu thêm được 6 thước vải, Anh thu thêm được 2 thước vải.
*{{tick}} Rõ ràng, ta thấy rằng ''[[Thặngcán cân thương mại|thặng dư từ thương mại]] được hình thành thậm chí trong trường hợp một quốc gia kém hiệu quả hơn trong sản xuất cả hai hàng hóa so với quốc gia kia.''
 
===Trường hợp ngoại lệ của quy luật [[lợi thế so sánh]]===
Dòng 104:
| 1.50$ || 1.00$
|}
*Giả sử tiền công tại Hoa Kỳ là 6$/giờ lao động, một giờ lao động sản xuất được 6 dạ lúa mỳ nên giá lúa mỳ tại Hoa Kỳ là 1 giạ = 1$, một giờ lao động sản xuất được 4 thước vải nên giá vải tại Hoa Kỳ là 1 thước = 1.5$. Giả sử đồng thời tiền công tại Anh là 1[[bảng Anh|£]] (1£ là ký hiệu [[bảng Anh|đồng bảng Anh]]). Một giờ lao động sản xuất được 1 giạ lúa mỳ nên giá múa mỳ tại Anh là 1 giạ = 1£. Một giờ lao động sản xuất được 2 thước vải nên giá của vải là 1 thước = 0.5£. Nếu tỷ lệ trao đổi giữa đồng bảng và đồng dollar là 1[[bảng Anh|£]]= 2[[ký hiệu đô la|$]], khi đó 1 giạ lúa mỳ =1£ =2$ và 1 thước vải = 0,5£ =1$. Bảng bên cho biết giá cả của lúa mỳ và vải tại hai quốc gia được biểu thị bằng đồng dollar theo tỷ lệ trao đổi 1£=2$.
*Trong bảng bên có thể thấy giá cả lúa mỳ (hàng hóa mà Hoa Kỳ có lợi thế so sánh) tính theo đồng [[đô la|dollar]] tại Hoa Kỳ thấp hơn so với Anh, giá cả vải (hàng hoá mà Anh có lợi thế so sánh) tính theo đồng dollar tại Anh thấp hơn so với Hoa Kỳ. Tình huống sẽ tương tự nếu giá cả được tính theo đồng bảng Anh.
*Nếu giá cả lúa mỳ tính theo đồng dollar thấp hơn tại Hoa Kỳ, các thương gia sẽ mua lúa mỳ tại Hoa Kỳ đưa sang bán tại Anh, nơi họ có thể mua vải với giá thấp đưa sang bán tại Hoa Kỳ. Thậm chí năng suất lao động tại Anh chỉ bằng một nửa so với Hoa Kỳ trong sản xuất vải, lao động Anh chỉ nhận được bằng một phần ba so với tiền công tại Hoa Kỳ (1£=2$ so sánh với 6$ tại Hoa Kỳ), vì thế giá vải thấp hơn tại Anh. Vì giá vải thấp hơn, Anh có thể xuất khẩu vải sang Hoa Kỳ. Trường hợp này luôn đúng khi tỷ lệ tiền công tại Anh giữa 1/6 và 1/2 so với tỷ lệ tiền công tại Hoa Kỳ.
*Nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng và đồng dollar là 1£=1$ (khi đó tỷ lệ tiền công của Anh so với Hoa Kỳ đúng bằng 1/6), giá cả của lúa mỳ tính theo đồng dollar tại Anh là 1 giạ = 1£ = 1$, bằng giá lúa mỳ tại Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ không xuất khẩu lúa mỳ sang Anh tại tỷ giá này. Đồng thời giá vải là 1 thước= 0.5£= 0.5$ tại Anh, Anh sẽ xuất khẩu nhiều vải hơn trước đó sang Hoa Kỳ. Thương mại mất cân bằng và tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng và đồng dollar sẽ tăng.