Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gerolamo Cardano”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dung005 (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Ngày nay, Cardono được biết nhiều nhất về thành tựu của ông trong [[đại số]] học. Ông đã xuất bản lời giải phương trình bậc ba và bậc bốn trong cuốn sách ''[[Ars magna]]''. Đặc biệt là lời giải trong phương trình , ''x3 + ax = b'', phương trình mà ông được [[Niccolo Fontana Tartaglia]] truyền lại (người sau đó nói rằng Cardano đã hứa không tiết lộ, và đã có xích mích với Cardano trong một thời gian dài). Phương trình này được giải bởi học trò của Cardano là [[Lodovico Ferrari]]. Cả hai đều được thừa nhận công lao trong lời tựa đầu của cuốn sách cũng như trong vài phần khác của cuốn sách này. Cardano cũng là người hiểu về cái ngày nay gọi là [[số ảo]] dù khi đó ông không hề biết giá trị của nó.
 
Cardano luôn ở trong tình trạng túng thiếu tiền bạc, điều này dẫn ông đến với cờ bạc và môn cờ. Cuốn sách của ông nói về cơ hội trong các cuộc chơi, ''Liber de ludo aleae'', được viết vào thập niên 1560 và xuất bản năm 1663, sau khi ông chết, cuốn sách bao gồm các lý giải về các xác xuất có hệ thống cũng như một vài phương thức mánh khóe hiệu quả.
 
Cardano đã phát minh một vài máy móc như [[Khóa]] an toàn, [[la bàn]] với ba vòng đồng tâm cho phép la bàn và con quay quay tự do, và [[trục láp]] với nhiều [[trục nối nhiều chiều]], cho phép phát tín hiệu chuyển động quay vòng ở nhiều góc và kỹ thuật này được sử dụng trong nhiều phương tiện xe cộ hiện nay.
 
Ông cũng có một vài đóng góp cho thủy động lực học và hiểu rằng [[chuyển động vĩnh cửu]] là không thể, trừ các vật thể ngoài vũ trụ. Ông cho xuất bản hai cuốn giáo khoa về khoa học tự nhiên chứa đựng nhiều phát minh, dẫn chứng và cả dị đoan. Ông cũng giới thiệu [[Lưới Cardan]], một công cụ mật mã, năm 1550.