Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Goth”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{Reflist| → {{Tham khảo|
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:RavennaMausoleum.jpg|nhỏ|220px|[[Bảo tàng Theodoric]] ở [[Ravenna]].]]
'''Goths''' là một [[Các dân tộc German|bộ tộc Đông German]], những người Goths đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử [[Đế quốc La Mã]] khi họ xuất hiện ở khu vực hạ sông [[Sông Donau|Danube]] vào thế kỷ thứ 3.
 
Cuộc xâm nhập đầu tiên của người Goth vào Đế quốc Lã Mã diễn ra vào năm 238. Tài liệu ghi chép về người Goth trước thời kỳ này rất hiếm, nguồn tài liệu quan trọng nhất là tác phẩm bán hư cấu ''[[Getica]]'' của [[Jordanes]] vào thế kỷ thứ 6, trong đó mô tả sự di cư của người Goth từ [[Scandza]], một khu vực ngày nay được cho là ở [[Götaland]] ([[Thụy Điển]]), cho tới [[Gothiscandza]], khu vực được cho là vùng hạ [[Wisla|Vistula]] ở [[Pomerania]] ([[Ba Lan]]) ngày nay, từ đó người Goth tới khu vực bờ [[biển Đen]] (ngày nay là [[Ukraina]], [[Romania]] và [[Moldova]]). Hai nền [[văn hóa Wielbark]] và [[Văn hóa Chernyakhov|Chernyakhov]] ở đông bắc vùng hạ Danube được cho là các dấu tích khảo cổ của cuộc di cư này. Theo Jordanes, vào năm 529 trước Công Nguyên, người Goth dưới triều Nữ hoàng [[Tomyris]] phải kháng chiến chống cuộc [[xâm lược]] của đại binh tinh nhuệ [[Đế quốc Ba Tư|Ba Tư]] do vị [[Hoàng đế]] hùng cường [[Cyrus Đại đế|Cyrus Đại Đế]] thân hành thống lĩnh. Tomyris vẫn hiên ngang và bà dụ địch vào, sau đó thân chinh xuất đại quân đánh tan nát quân Ba Tư trong một trận chiến kịch liệt. Cyrus Đại Đế bại vong và người Ba Tư bị tiêu diệt sạch. Khi Tomyris khải hoàn, người Goth chiếm hữu được biết bao chiến lợi phẩm.<ref>[[Jordanes]], ''The Gothic history of Jordanes in English version'', trang 168</ref>
 
Vào thế kỷ 3 và thế kỷ 4, người Goth chia ra làm hai nhóm khác biệt là [[Thervingi]] và [[Greuthungi]], hai nhóm này được ngăn cách bởi con [[dnister|sông Dniester]]. Họ liên tục mở các cuộc tấn công hai Đế chế Tây và Đông La Mã trong cuộc [[Chiến tranh người Goth (375–382)]]. Hoàng đế Tây La Mã là [[Valens (Hoàng đế)|Valens]] thân chinh kéo đại quân đến thành Hadrianopolis để chống trả. Trong trận đánh quyết liệt tại [[Trận Hadrianopolis|đây]] ([[378]]), quân La Mã do kỷ cương kém nên bị vua người Goth là [[Fritigern]] tàn sát dữ dội và trong biết bao nhiêu là thây lính La Mã có cả thi hài của Hoàng đế Valens. Sau đại thắng vang dội của vua Fritigern, đồng Hoàng đế Tây La Mã là [[Gratianus]] kinh sợ người Goth, trong khi Hoàng đế Đông La Mã là [[Theodosius I]] thân chinh đốc xuất đại binh đánh người Goth. Bằng một đòn giáng sấm sét tại [[Trận Thessalonica|Thessalonica]], người Goth đập tan nát quân đội của Theodosius I ([[380]]).<ref>Peter Heather, ''The Goths'', trang 13</ref> Cuối thế kỷ 4, [[Người Hung|người Hung Nô]] ở phía đông xâm chiếm vùng đất của người Goth. Trong khi nhiều người Goths khuất phục và hòa nhập vào [[Đế quốc Hung Nô]] thì nhiều người khác bị đẩy tới Đế quốc La Mã và được chuyển đổi sang [[Kitô giáo]] bởi nhà truyền giáo [[Wulfila]], người đã sáng chế ra bảng chữ cái Goth để dịch [[Kinh Thánh]].
 
Tới thế kỷ 5 và 6, người Goth được chia thành hai bộ tộc chính, [[Người Visigoth|Tây Goth]] và [[Người Ostrogoth|Đông Goth]]. Cả hai lập nên các nhà nước nối tiếp [[Đế quốc Tây La Mã]]. Ở [[Ý]], [[Vương quốc Đông Goth]] thành lập bởi vua [[Theodoric Đại đế]] bị quân đội [[Đế quốc Đông La Mã]] đánh bại sau cuộc [[Chiến tranh người Goth (535-554)]]. Đến thế kỷ 5, [[Vương quốc Tây Goth]] ở [[Aquitaine]] bị người [[Frank]] đẩy tới [[Hispania]] năm 507 và chuyển đổi sang [[Công giáo]] vào thế kỷ 6 và tới đầu thế kỷ 8 thì thất bại vào tay [[moor|người Moor]] [[Hồi giáo]]. Dù ảnh hưởng của văn hóa Goths vẫn còn ở một vài quốc gia châu Âu nhưng nhìn chung nền văn hóa và ngôn ngữ Goths đã biến mất vào thời [[Trung Cổ]]. Vào thế kỷ 16, những tàn tích nhỏ của phương ngữ Goths được cho là vẫn còn tồn tại ở vùng [[Krym|Crimea]].<ref>{{chú thích | last = Bennett | first = William H | year = 1980 | title = An Introduction to the Gothic Language | page = 27}}.</ref>
 
{{sơ khai}}