Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 105:
 
Sơn Tây nằm ở vùng có vĩ độ trung bình ở nội lục, thuộc vùng [[khí hậu ôn đới]] lục địa gió mùa, bán khô hạn. Do ảnh hưởng từ các nhân tố [[bức xạ Mặt Trời]], hoàn lưu [[gió mùa]] và vị trí địa lý, khí hậu Sơn Tây có đủ bốn mùa phân biệt, mưa nhiệt cùng lúc, ánh nắng đầy đủ, có sự khác biệt khí hậu đáng kể giữa nam và bắc, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa [[mùa đông]] và [[mùa hè]], ngoài ra giữa [[ngày]] và [[đêm]] cũng có sự chênh lệch [[nhiệt độ]] lớn. Nhiệt độ bình quân năm của các địa phương tại Sơn Tây biến đổi từ 4,2-14,2°C,<ref name=stg/> về tổng thể thì tăng dần từ bắc xuống nam, thấp dần từ bồn địa lên vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên vào tháng giêng là −7°C và tăng lên 24 °C trong tháng 7; các số liệu tương ứng tại Đại Đồng là −16°C và 22°C.<ref name=eb1/> Lượng [[giáng thủy]] trung bình năm của các địa phương tại Sơn Tây dao động từ 358-621 [[mm]], thấp dần từ tây bắc đến đông nam, phân bố không đều theo mùa, tương đối tập trung vào mùa hè (từ tháng 6-8), chiếm 60% tổng lượng giáng thủy cả năm. Trong mùa đông, Sơn Tây thường xảy ra [[hạn hán]] do các cơn gió Tây Bắc khô thổi đến từ [[cao nguyên Mông Cổ]]. Trong mùa hè, gió mùa Đông Nam mang theo lượng [[ẩm]] thì lại bị Thái Hành Sơn chặn. [[Mưa đá]] là một mối nguy hiểm tự nhiên thường xuất hiện tại Sơn Tây, cùng với đó là nạn [[lũ lụt]] mà chủ yếu đe dọa khu vực dọc theo Phần Hà.
 
=== Sinh vật ===
Mặc dù đã bị con người khai phá để tiến hành hoạt động canh tác trong một thời gian dài, người ta đã phát hiện được hơn 2700 loài [[thực vật có mạch]] trên địa bàn Sơn Tây, chiếm trong đó có 463 loài [[cây thân gỗ]]. Thảm thực vật Sơn Tây từ nam lên bắc có thể phân thành: nam bộ và đông nam bộ chủ yếu là rừng lá rộng rụng lá và cây bụi rụng lá thứ sinh: rừng lá rộng xanh mùa hè hoặc rừng hỗn giao lá kim lá rộng, có nhiều loại thực vật nhất; trung bộ chủ yếu là rừng lá kim và cây bụi trung sinh, cũng có các rừng lá rộng xanh hè, là khu vực có diện tích rừng lớn nhất; bắc bộ và tây bắc bộ là nơi phân bố của các đám cây bụi cỏ và thảo nguyên bán khô hạn, rất ít thực bì rừng, các loại thực vật chiếm ưu thế là cỏ ngọn dài (Stipa bungeana), các loại cỏ sống được trong môi trường hạn và ninh điều (''Caragana intermedia intermedia''), sa cức (''[[Hippophae]]'') và các loại khác. Thông đỏ bắc phương Nam (南方红豆杉, Taxus chinensis var. mairei) là loài thực vật được bảo hộ cấp một quốc gia tại Trung Quốc; các loài được bảo hộ ở cấp hai có mặt trên địa bàn Sơn Tây là: cây liên hương (''[[Cercidiphyllum japonicum]]''), cây sí quả du (''[[Elaeagnus mollis]]''), liễu thủy khúc (''[[Fraxinus mandschurica]]''), thu hạch đào (''Juglans mandshurica Maxim''), đoạn Amur "(''[[Tilia amurensis]]''). Sơn Tây có hơn 1000 loài thực vật có thể dùng làm dược liệu, phân bố rộng rãi trên vùng đồi núi, có tiếng là [[đảng sâm]] (''Codonopsis pilosula''), [[hoàng kỳ]] (''Radix astragali''), [[cam thảo]] (''Glycyrrhiza uralensis''), [[liên kiều]] (''Forsythia suspensa'') và các loại khác.
 
Tỷ lệ che phủ rừng của Sơn Tây đạt 18,03%,<ref name=stg/> rừng chiếm khoảng một phần năm diện tích của tỉnh.<ref name=eb1/> Tuy nhiên, tỉnh còn lại khá ít các khu rừng tự nhiên, chúng nằm ở những vùng đất nhỏ biệt lập tại sườn núi hướng về phía bắc. Tại [[Trung Điều Sơn]] (中条山) ở xa về góc đông nam của tỉnh, gần ranh rới với tỉnh Hà Nam, có một dải rừng nguyên sinh lớn. Sơn Tây cũng tiến hành trồng rừng trên khắp địa bàn, bao gồm cả việc trồng cây ở sát ngay các khu đất canh tác và trên các sườn núi.
 
Việc phá hủy các khu rừng ban đầu trong thời cổ đại đã loại bỏ hầu hết các loại động vật hoang dã tại Sơn Tây. Hiện nay, các loài động vật hoang dã ở Sơn Tây chủ yếu là loài sống trên cạn, đã biết được 439 loại (kể cả các loài đã tuyệt chủng). Trong đó, tỉnh có 71 loài động vật quý hữu được bảo hộ trọng điểm cấp quốc gia, trong đó có 17 loại được bảo hộ cấp 1: [[Gà lôi tai nâu]] (''Crossoptilon mantchuricum''), [[đại bàng vàng]] (''Aquila chrysaetos''), [[cò quăm mào Nhật Bản]] (''Nipponia nippon''), [[hạc trắng]] (''Ciconia ciconia''), [[hạc đen]] (''Ciconia nigra''), [[đại bàng biển đuôi trắng]] (''Haliaeetus leucoryphus''), [[đại bàng đuôi trắng]] (''Haliaeetus albicilla''), [[sếu Nhật Bản]] (''Grus japonensis''), [[ô tác lớn]] (''Otis tarda''), [[chim diều râu]] (''Gypaetus barbatus''), ''[[Ichthyaetus relictus]]'', [[hổ]], [[báo hoa mai]], [[hươu xạ Siberi]] (''Moschus moschiferus''), [[hươu xạ lùn]] (''Moschus berezovskii''). Các loài động vật hoang dã được bảo hộ trọng điểm cấp tỉnh có [[diệc xám]] (''Ardea cinerea''), [[gõ kiến nhỏ đầu xám]] (''Picoides canicapillus'') và 27 loại khác.<ref name=stg/>
 
{{đang viết}}