Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kurt Cobain”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo|
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 7:
| Birth_name = Kurt Donald Cobain
| Alias = Kurdt Kobain
| Born = {{birth date|mf=yes|1967|2|20|mf=y}}<br />[[Aberdeen, Washington|Aberdeen]], [[bang Washington (tiểu bang)|Washington]], [[United State|U.S.]]
| Died = khoảng {{death date and age|mf=yes|1994|4|5|1967|2|20}}<!--His body was FOUND on the 8th - the Seattle Coroner's Office ruled that he probably died on the 5th, please do not change this.--><br />[[Seattle]], Washington, Hoa Kỳ.
| Instrument = [[Singer|Vocals]], [[ghi-ta|guitar]]
| Background = solo_singer
| Occupation = [[Musician]], [[songwriter]]
Dòng 30:
 
=== Thời thơ ấu ===
Khi sống cùng với một gia đình Cơ đốc, Cobain đã cải sang đạo [[Kitô giáo|Cơ đốc giáo]]. Anh cũng thường xuyên đọc [[Kinh Thánh|Kinh thánh]] và tới nhà thờ. Nhưng sau đó, Cobain đã chối bỏ giáo lý Cơ đốc bởi thấy những điều các tín đồ nói là cường điệu và trống rỗng. Anh đã từng đề cập vấn đề này trong ca khúc "Lithium". Tuy nhiên, tôn giáo vẫn giữ vị trí rất quan trọng trong đời tư và niềm tin của Cobain. Anh vẫn thường sử dụng hình tượng của Cơ đốc trong những bài hát. Anh vẫn duy trì niềm tin vào triết lý của [[phật giáo|đạo Phật]] và [[Jainism]]. Cobain xem mình là tín đồ của cả đạo Phật và Jain trong suốt những năm tháng biến động của cuộc đời. Riêng cái tên ''Nirvana'' ([[Niết-bàn]]) đã nói lên tất cả.
 
Ở trường, Cobain ít khi tham gia vào các hoạt động thể thao. Anh chỉ tham gia vào câu lạc bộ đấu vật do người cha khăng khăng muốn vậy. Khi trở nên giỏi giang ở bộ môn này, anh trở nên coi thường những trải nghiệm vừa qua bởi đã chứng kiến nhiều thói hư tật xấu ở huấn luyện viên và những người cùng câu lạc bộ. Anh tự ý bỏ câu lạc bộ bất chấp sự tức giận của người cha. Sau đó, ông Donald ghi tên con mình vào giải bóng chày địa phương nhưng Cobain đã gạch tên để khỏi phải thi đấu. Thay vào đó, Cobain tập trung vào một khóa học nghệ thuật. Anh thường xuyên vẽ trong lớp và vẽ cả những chủ đề như giải phẫu người. Khi được giao vẽ một bức tranh biếm họa, Cobain đã vẽ [[Michael Jackson]]. Khi bị nói rằng bứa tranh này không phù hợp để trưng bày ở trường, Cobain đã vẽ một bức phác họa tổng thống [[Ronald Reagan]].
Dòng 60:
Trong khoảng thời gian [[Nirvana (ban nhạc)|Nirvana]] trình diễn ''Saturday Night live'' năm 1992, Love phát hiện ra mình có bầu với Cobain. Một vài ngày sau khi kết thúc tour diễn ''Nirvana's Pacific Rim'', vào thứ hai, ngày [[24 tháng 2]] năm 1992, Cobain và Love đã tổ chức lễ cưới tại bãi biển Waikiki, [[Hawaii]]. Love đã mặc bộ váy bằng sa tanh và ren từng thuộc về [[Frances Farmer]] trong khi Cobain mặc nguyên một bộ đồ ngủ màu xanh lá cây vì ''"lười quá không muốn thay tuxedo"''. Cobain đã trả lời với tạp chí Sassy rằng ''"Tôi đã kết hôn và quan điểm của tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi không thể tin rằng tôi có thể hạnh phúc đến thế. Lúc đó, tôi thậm chí còn quên rằng mình đang chơi cho một ban nhạc. Tôi mờ mắt vì tình yêu! Tôi biết nghe có vẻ thật ngớ ngẩn, nhưng đó là sự thật. Tôi không thể từ bỏ ban nhạc bây giờ. Điều đó không quan trọng, nhưng tôi còn những bản hợp đồng."'' Vào ngày 18 tháng 8, [[Framces Bean Cobain]], con gái của họ, ra đời.
 
Một bài báo của tạp chí [[Hội chợ phù hoa|Vanity Fair]] năm 1992 viết rằng Love thừa nhận cô đã sử dụng heroin, một cách vô thức, khi đang mang bầu. Love đã lên tiếng rằng tờ Vanity Fair đã trích dẫn sai ý cô. Nhưng sự kiện trên đã nổ ra những cuộc cãi vã giữa cặp đôi này. Dư luận còn cho rằng Frances có vấn đề vì cha mẹ hút thuốc phiện. Ủy ban bảo vệ trẻ em [[Los Angeles]] đã kiện Cobain ra tòa, tố cáo việc sử dụng thuốc phiện của hai vợ chồng là điều không thể chấp nhận được khi họ lên chức cha mẹ.
 
Theo quyết định của tòa, mới hai tuần tuổi, Frances Bean Cobain đã phải sang sống tại nhà người chị em của Courtney là Jamie vài tuần. Sau đó cặp đôi đã giành lại quyền nuôi con với điều kiện là phải tiến hành xét nghiệm nước tiểu và chịu sự quản thúc của nhân viên xã hội. Sau vài tháng rắc rối, cuối cùng, hai vợ chồng đã hoàn toàn được trả lại quyền nuôi con gái.
Dòng 69:
Cobain hút [[Marijuana]] (một loại thuốc lá bị cấm ở Mỹ) từ năm 1980 khi mới 13 tuổi và thường xuyên hút trong suốt thời thanh niên. Theo Tracy Marander, Cobain cũng có thời gian dùng một lượng lớn LSD. Còn theo [[Krist Novoselic]], Cobain ''"thật sự hủy hoại bản thân bằng ma túy, cồn, bất kỳ chất kích thích nào''". Cobain trở thành con nghiện rượu và trở nên bê tha.
 
Lần đầu Cobain nếm mùi [[bạch phiến|heroin]] là khoảng năm 1986. Kẻ đưa thuốc cho anh hoạt động tại khu nghiện ở Tacoma, Washington. Trước kia, chính hắn đã là người cung cấp Percodan cho anh<ref>Một loại thuốc giảm đau dùng cho những cơn đau cấp tính</ref>. Trong vòng vài năm, thỉnh thoảng Cobain mới sử dụng heroin. Nhưng đến cuối năm 1990, anh trở nên nghiện ngập. Với anh "hút trở thành thói quen" để dập tắt cơn đau dạ dày. Cobai giãi bày, ''"Ban đầu, sau khi hút, tôi không bị cơn đau dạ dày hoành hành trong ba ngày sau đó. Cảm giác thật nhẹ nhõm."''
 
Trong thời gian quảng bá album [[Nevermind]], việc sử dụng heroin bắt đầu gây ra những tác hại của nó. Trong số đó phải kể tới quãng thời gian ban nhạc trình diễn ''Saturday Night Live'' năm 1992. Khi đó họ đã tiến hành chụp hình với nhiếp ảnh [[Micheal Levine]]. Dù đã được chuẩn bị trước, Cobain vẫn ngủ gật gù trong suốt quá trình chụp. Cobain kể lại với người viết sử Micheal Azerra rằng, ''"Ý tôi là, họ muốn gì đây? Họ chẳng có ý định khuyên tôi dừng lại. Bởi vậy tôi không quan tâm. Rõ ràng, với họ, nó giống như một thứ gì ma quái vậy. Họ chẳng biết gì cả. Bởi vậy, họ đều nghĩ là tôi sắp chết rồi."''
Dòng 76:
 
=== Cái chết ===
Sau khi tour diễn kết thúc ở [[München|Munich]], [[Đức]], vào ngày 1 tháng 3 năm 1994, Cobain bị chuẩn đoán mắc bệnh viêm cuống họng và viêm thanh quản trầm trọng. Anh bay tới [[Roma]] vài ngày sau đó để điều trị. Ngày 3 tháng 3, Love cũng bay tới với chồng. Sáng hôm sau, cô thức dậy và phát hiện Cobain đã trộn Champagne với Rohypnol và sử dụng quá liều (Rohypnol là một loại thuốc kích thích mà Love đã mang theo khi bay tới Rome). Ngay lập tức, Cobain được đưa tới bệnh viện. Anh rơi vào tình trạng mê man bất tỉnh. Sau năm ngày ở bệnh viện, Cobain xuất viện và trở lại [[Seattle]]. Theo Love, việc xảy ra lần đó là do Cobain đang cố gắng tự tử.
 
Vào ngày [[18 tháng 3]], Love gọi điện cho cảnh sát để báo rằng Cobain định tự tử. Anh đã khóa phòng lại và ở trong đó với một khẩu súng. Cảnh sát tới và khám thấy vài khẩu súng cùng thuốc từ chỗ Cobain. Anh khăng khăng rằng anh không có ý định tự tử và chỉ khóa cửa phòng lại để trốn Love. Khi bị cảnh sát thẩm vấn, Love nói rằng Cobain chưa bao giờ có ý định tự tử và cô cũng chưa bao giờ thấy anh cầm súng.
 
Ngày 25 tháng 3, Love tìm cách giải quyết vấn đề nghiện ngập của Cobain bằng các thảo luận với mười người khác gồm bạn bè trong giới âm nhạc, quản lý hãng thu âm, và người bạn thân nhất của Cobain, Dylan Carlson. Nhưng dù sao, vào cuối ngày, Cobain cũng đồng ý tham gia một khóa cai nghiện. Cobain tới trung tâm hồi phục Exodus, [[Los Angeles|Los Angeles, California]] vào ngày 30 tháng 3. Tối hôm đó, Cobain vừa đi vừa hút thuốc rồi quyết định trèo qua hàng rào cao sáu foot (khoảng 1,83m) để trốn khỏi trung tâm. Anh đi taxi tới sân bay [[Los Angeles]] và bay về [[Seattle]].
 
Ngày mùng 2 và 3 tháng 4, Cobain lang thang quan Seattle, nhưng bạn bè và gia đình không xác định được cụ thể là ở đâu. Vào ngày 3-4, Love thuê thám tử tư, Tom Grant, để tìm kiếm Cobain. Vào 7-4, Nirvana rút khỏi liên hoan âm nhạc Lollapalooza khiến nhiều người nghi ngờ ban nhạc sẽ tan rã.
Dòng 99:
Cobain đam mê dòng nhạc alternative rock. Khởi nguồn là từ khi Buzz Osborn của Melvin cho anh mượn băng nhạc của những ban nhạc punk rock như Black Flag, Flipper và Millions of Dead Cops. Anh thường nói về những nhóm nhạc mình yêu thích trong các cuộc phỏng vấn. Anh luôn nhấn mạnh, đề cao những ban nhạc đó hơn là âm nhạc của chính mình. Anh sẽ nói không ngừng về những The Vaselines, the Melvins, Daniel Johnston, the Meat Puppets, Young Marble Giants, The Wipers, Flipper, Butthole Surfers, Captain Beefheart, Teenage Fanclub, The Pastels, The Shaggs, Frightwig (anh đã viết tên họ trên chiếc áo mặc trong suốt đêm diễn MTV Unplugged), Tales of Terror, The Marine Girls, Swans, The Frogs and Billy Childish.
 
Khi biểu diễn tại Anh, Cobain tới cửa hàng đĩa Rough Trade ở đường Portobello, [[Luân Đôn|London]] để tìm kiếm album The Raincoats của ban nhạc cùng tên. Jude Crighton đã dẫn anh tới gặp Ana da Silva, một thành viên của ban nhạc, tại cửa hàng đồ cổ của dì cô ở cách đó không xa. Cobain đã viết một cách si mê về buổi gặp đó trong Incesticide. Vào cuối năm 1993, Rough Trade và hãng đía DGC bắt tay cho ra album của ban nhạc cùng những ghi chép của Cobain và Kim Gordon. Cobain cũng chịu ảnh hưởng của ban nhạc [[Killing Jokes]]. Chính ban nhạc này cũng đã kiện [[Nirvana (ban nhạc)|Nirvana]] vì cho là đã ăn cắp đoạn riff trong bài “Eighties” của họ sang bài “Come as you are” trong album [[Nevermind]]. Vụ kiện chỉ kết thúc sau cái chết của Cobain. Dave Grohl vẫn chơi đoạn riff đó trong album phát hành năm 2003 của [[Nirvana (ban nhạc)|Nirvana]].
 
Cobain cũng tỏ ra rất thích thú với dòng nhạc New wave, đặc biệt là bản “Turnaround” của Devo. Bài hát này cũng xuất hiện trong album [[Incesticide]]. Trong Incesticide, họ cũng tăng tốc độ của bài “Polly” để trở thành “(New wave) Polly”.
Dòng 131:
Về ca khúc “Polly” trong album Nevermind, Cobain đã viết sau khi đọc một bài báo năm 1987, viết về một cô gái trẻ bị bắt cóc sau khi đi nghe một đêm punk rock, bị cưỡng hiếp và tra tấn. Cuối cùng cô trốn thoát được nhờ tán tỉnh và lợi dụng sơ suất của bọn bắt cóc. Sau khi nghe “Polly”, Bob Dylan đã đánh giá đây là ca khúc bất hủ của Nirvana. Ông cũng nhận xét về Cobain là “đứa trẻ có trái tim”.
 
Cuốn tiểu thuyết [[Perfume: The story of a Murderer]] của tác giả [[Patrick Süskind|Patrick Suskind]] cũng được lấy cảm hứng từ ca khúc “Scentless Apprentice” trong album [[In Utero]]. Cuốn truyện kể về một người có khả năng ngửi tất cả mùi và vị ở trên đời, nhưng lại không có thể ngửi thấy mùi của bản thân mình. Bằng đam mê đến vĩ cuồng để gắng tạo ra một loại nước hoa độc nhất vô nhị có khả năng mê muội người ngửi, nhân vật chính đã giết bảy cô gái đồng trinh và lấy mùi hương của họ để tạo nên loại nước hoa đó.
 
Cobain cũng dành cả đời mình cho những đam mê nghệ thuật khác, nhiều như đam mê sang tác của anh. Anh vẽ, sơn và cả điêu khắc trên nhiều chất liệu. Những tác phẩm đầy ngẫu hứng, điên loạn và phần nào xuất hiện trong các album của [[Nirvana (ban nhạc)|Nirvana]].
Dòng 182:
* Burlingame, Jeff. ''Kurt Cobain: Oh Well, Whatever, Nevermind''. Enslow, 2006. ISBN 0-7660-2426-1
* Cross, Charles. ''Heavier Than Heaven: A Biography of Kurt Cobain''. Hyperion, 2001. ISBN 0-7868-8402-9.
* Summers, Kim. "[http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=Blhud6j6h71q0 Kurt Cobain]". ''[[AllMusic|Allmusic]]''. Truy cập on 9 tháng 5, 2005.
* Kitts, Jeff, et al. ''Guitar World Presents Nirvana and the Grunge Revolution''. Hal Leonard, 1998. ISBN 0-7935-9006-X.