Đế quốc Achaemenes

Đế quốc cổ của người Iran
(Đổi hướng từ Đế quốc Achaemenid)

Đế quốc Achaemenes (/əˈkmənɪd/; tiếng Ba Tư cổ: 𐎧𐏁𐏂) là một đế quốc cổ đại của người Iran được Cyrus Đại đế thành lập nên ở khu vực Tây Á, đế quốc này còn được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ nhất.[15]. Vào giai đoạn đỉnh cao, đế quốc này trải dài từ khu vực Balkan ở phía Tây cho tới khu vực thung lũng sông Ấn ở phía đông và có diện tích lên tới 5,5 triệu kilômét vuông (2,1 triệu dặm vuông Anh), lớn hơn bất cứ đế quốc nào khác đã từng tồn tại trước đó.[11][12] Những thành tựu nổi bật khác của đế quốc này bao gồm một mô hình chính quyền mang tính tập trung và quan liêu thành công (thông qua các satrap dưới quyền Vua của các vị vua) cùng với chính sách đa văn hóa và xây dựng nên các cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá cùng một hệ thống thư tín, một ngôn ngữ chính thức đã được sử dụng ở mọi vùng đất nằm trong đế quốc và tạo dựng nên các cơ quan dân sự cùng một đạo quân chính quy đông đảo. Những thành tựu của đế quốc này đã tạo cảm hứng cho các đế quốc sau này thiết lập nên những hệ thống khác tương tự.[16]

Đế chế Achaemenes
550 TCN–330 TCN
Kỳ hiệu của Cyrus Đại đế Persia
Đế quốc Achaemenes vào giai đoạn đỉnh cao, dưới triều đại của Darius I Đại đế (từ năm 522 TCN tới năm 486 TCN)[2][3][4][5]
Đế quốc Achaemenes vào giai đoạn đỉnh cao,
dưới triều đại của Darius I Đại đế (từ năm 522 TCN tới năm 486 TCN)[2][3][4][5]
Tổng quan
Thủ đôBabylon[6] (chính đô), Pasargadae, Ecbatana, Susa, Persepolis
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Ba Tư cổ[a]
Tiếng Aram hoàng gia[b]
Babylon[7]
Media
Hy Lạp cổ[8]
Elam[9]
Sumer[c]
Tôn giáo chính
Bái hoả giáo, Tôn giáo Babylon[10]
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Vua của các vị vua 
• 559–529 TCN
Cyrus Đại đế
• 336–330 TCN
Darius III
Lịch sử
Thời kỳCổ đại
550 TCN
547 TCN
539 TCN
525 TCN
499–449 TCN
343 TCN
330 TCN
Địa lý
Diện tích 
• 500 TCN[11][12]
5.500.000 km2
(2.123.562 mi2)
Dân số 
• 500 TCN[13]
35 triệu
Kinh tế
Đơn vị tiền tệDaric, siglos
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Media
Đế quốc Tân Babylon
Lydia
Vương triều thứ Hai mươi sáu của Ai Cập
Vương quốc Gandhara
Sogdia
Massagetae
Đế quốc Macedonia
Vương triều thứ Hai mươi tám của Ai Cập
a. ^ Ngôn ngữ bản địa.
b. ^ Ngôn ngữ chính thứclingua franca.[14]
c. ^ Ngôn ngữ trong thi ca ở Babylon.

Vào thế kỷ thứ 7 TCN, người Ba Tư đã tới định cư ở vùng đất Persis nằm ở phía tây nam của cao nguyên Iran, vùng đất này sau đó đã trở thành trung tâm cho đế quốc của họ.[17] Từ vùng đất này, Cyrus Đại đế đã đem quân đánh bại người Medes, Lydiađế quốc Tân-Babylon để thiết lập nên đế quốc Achaemenes. Alexandros Đại đế sau đó đã chinh phục phần lớn đế quốc này vào năm 330 TCN[18], bản thân ông ta còn là một người ngưỡng mộ nhiệt thành đối với Cyrus Đại đế.[19] Sau khi Alexandros qua đời, Nhà Ptolemaiosđế quốc Seleukos đã chia nhau cai trị phần lớn các vùng lãnh thổ nằm trong đế quốc của Alexandros, ngoài ra một số vùng lãnh thổ nhỏ khác đã giành được độc lập vào khoảng thời gian này. Tầng lớp quý tộc người Iran ở khu vực trung tâm cao nguyên sau này đã khôi phục lại được quyền lực của họ dưới thời đế quốc Parthia vào giai đoạn thế kỷ thứ 2 TCN.[17]

Trong mắt các sử gia phương Tây, đế quốc Achaemenes luôn được nhớ đến với vai trò là địch thủ của những thành bang Hy Lạp trong các cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư và sự kiện giải phóng người Do Thái thoát khỏi cảnh lưu đày ở Babylon. Ngoài ảnh hưởng về mặt lãnh thổ và quân sự, đế quốc này còn để lại những dấu ấn lịch sử về văn hóa, xã hội, công nghệ và tôn giáo. Ví dụ như nhiều người Athens đã tuân theo các phong tục của nhà Achaemenes trong cuộc sống hàng ngày của họ thông qua một sự trao đổi về văn hóa[20] một số người thì lại được các vị vua Ba Tư tuyển mộ hoặc là đã liên minh với họ. Ảnh hưởng từ sắc lệnh của Cyrus còn được nhắc tới trong các văn bản Do Thái-Cơ đốc giáo và đế quốc này còn giúp cho Bái Hỏa giáo được truyền bá về phía đông tới tận Trung Quốc. Đế quốc Achaemenes còn truyền cảm hứng cho chính trị, di sản và lịch sử của Iran (còn được gọi là Persia).[21]

Tên gọi sửa

Danh xưng Achaemenid có nghĩa là "thuộc về dòng dõi của Achaemenis/Achaemenes" (tiếng Ba Tư cổ: 𐏃𐎧𐎠𐎶𐎴𐎡𐏁 Haxāmaniš;[22] Achaemenes là một tiểu vương của Anshan ở khu vực tây nam Iran và là một chư hầu của người Assyria vào giai đoạn thế kỷ thứ 7 TCN.[23][liên kết hỏng]

Lịch sử sửa

Mốc thời gian nhà Achaemenes sửa

Năm theo lịch thiên văn

BessusDarius IIIArses của Ba TưArtaxerxes IIIArtaxerxes II của Ba TưDarius II của Ba TưSogdianus của Ba TưXerxes IIArtaxerxes I của Ba TưXerxes I của Ba TưDarius IBardiyaCambyses IICyrus Đại đếCambyses ICyrus ITeispes của AnshanChiến tranh Hy Lạp-Ba Tư
Niên đại mang tính xấp xỉ

Nguồn gốc sửa

Dân tộc Ba Tư bao gồm các bộ lạc được liệt kê ở đây. ...: người Pasargadae, Maraphii, và Maspii, những bộ lạc còn lại đều là những bộ lạc phụ thuộc. Trong số này, người Pasargadae là bộ lạc ưu tú nhất; các vị vua Ba Tư xuất thân từ gia tộc Achaemenes đều đến từ bộ lạc này. Những bộ lạc khác chẳng hạn như người Panthialaei, Derusiaei, Germanii thì lại sống định cư, còn những bộ lạc khác như người Dai, Mardi, Dropici, Sagarti, thì lại là những người du mục.

— Herodotos, Histories 1.101 & 125
 
Phả hệ của các vị vua nhà Achaemenes.

Đế quốc Achaemenes do người Ba Tư du mục dựng nên. Người Ba Tư là một bộ tộc Iran, họ đặt chân tới Iran vào khoảng năm 1000 TCN và định cư ở khu vực tây bắc Iran, khu vực dãy núi Zagros và vùng đất Persis nằm sát cạnh những người Elam bản địa.[24] Trong nhiều thế kỷ, họ đã nằm dưới sự cai trị của đế quốc Tân-Assyria (911–609 TCN) ở khu vực miền bắc Lưỡng Hà.[cần dẫn nguồn] Người Ba Tư ban đầu là những người chăn thả gia súc du mục ở khu vực phía Tây cao nguyên Iran. Đế quốc Achaemenes không phải là đế quốc đầu tiên của người Iran, một bộ tộc Iran khác là người Medes đã thiết lập nên một đế quốc tồn tại ngắn ngủi và đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ sự thống trị của người Assyria.[25]

Các vị vua nhà Achaemenes ban đầu cai trị thành phố Anshan của người Elam nằm gần thành phố Marvdasht ngày nay;[26] tước hiệu "Vua của Anshan" ban đầu của các vị vua nhà Achaemenes là phỏng theo tước hiệu "Vua của Susa và Anshan" của người Elam.[27]Những ghi chép cổ đại lại có sự khác biệt về danh tính của các vị vua Anshan đầu tiên. Theo trụ lăn Cyrus (đây là bản phả hệ các vị vua nhà Achaemenes lâu đời nhất) thì các vị vua của Anshan là Teispes, Cyrus I, Cambyses ICyrus II, vị vua đã sáng lập nên đế quốc[26] (Còn theo bản khắc Behistun của Darius Đại đế thì Teispes là con trai của Achaemenes và Darius là một hậu duệ theo ngành thứ của Teispes, tuy nhiên lại không có văn bản nào lâu đời hơn đề cập tới Achaemenes[28]). Trong tác phẩm Histories, Herodotos có nói rằng Cyrus Đại đế là con trai của Cambyses I với Mandane của Media, bà là con gái của Astyages, vị vua của đế quốc Medes.[29]

Thành lập và bành trướng sửa

 
Quá trình bành trướng của nhà Achaemenes

Cyrus đã nổi dậy chống lại đế quốc Medes vào năm 553 TCN và tới năm 550 TCN thì ông đã chiếm được kinh đô Ecbatana của người Medes và bắt sống được vua Astyages.[30][31][32] Sau khi đã chiếm được Ecbatana, Cyrus đã tự xưng là người kế vị ngai vàng của Astyages và tuyên bố nằm quyền cai trị toàn bộ đế quốc.[33] Thông qua việc tuyên bố kế tục đế quốc của Astyages, ông cũng đã thừa hưởng luôn các cuộc chiến tranh giữa người Medes với cả Lydiađế quốc Tân-Babylon.[34]

Vua Kroisos của Lydia cũng đã nhân cơ hội này để đem quân tiến đánh khu vực lãnh thổ cũ ở Tiểu Á của người Medes.[35][36] Cyrus đã đích thân dẫn quân đánh tan quân của Kroisos rồi sau đó đem quân chiếm luôn kinh đô Sardis của vương quốc Lydia vào năm 546 TCN.[37][38][a] Cyrus đã giao cho Pactyes nhiệm vụ thu thập cống nạp ở Lydia trước khi rút quân trở về, tuy nhiên Pactyes đã kích động một cuộc nổi dậy chống lại Cyrus sau khi ông khởi hành.[38][39][40] Cyrus sau đó phái vị tướng người Medes tên là Mazares tới dập tắt cuộc nổi dậy và Pactyes đã bị bắt sống. Mazares và vị tướng kế tục ông ta là Harpagus đã phải mất tới bốn năm để chinh phục toàn bộ các thành phố Lydia tham gia vào cuộc nổi dậy.[41]

Sau khi người Ba Tư lật đổ sự cai trị của người Medes và thay thế họ, nhiều chư hầu của đế quốc Medes tin rằng hoàn cảnh đã thay đổi và tiếp đó nổi dậy chống lại Cyrus.[42] Điều này đã buộc Cyrus phải đem quân tiến đánh Bactria và người Saka du mục ở khu vực Trung Á.[43] Trong các chiến dịch trên, Cyrus đã cho xây dựng các thành phố ở khu vực Trung Á và bố trí các đơn vị đồn trú tại những nơi này, thành phố Cyropolis cũng đã được ông thành lập trong quá trình này.[44]

 
Theo Kinh thánh thì Cyrus Đại đế đã giải phóng người Do thái thoát khỏi tình cảnh lưu đày ở Babylon rồi cho xây dựng lại Jerusalem

Chúng ta vẫn chưa biết được gì về mối quan hệ giữa người Ba Tư với người Babylon trong giai đoạn từ năm 547 TCN tới năm 539 TCN nhưng dường như là sự thù địch kéo dài nhiều năm liền giữa hai đế quốc đã dẫn đến cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 540–539 TCN và tiếp đó là sự kiện thành Babylon thất thủ.[45]Vào tháng 10 năm 539 TCN, Cyrus đã đánh bại người Babylon tại Opis rồi tiếp đó là chiếm được thành phố Sippar mà không tốn một binh tốt nào trước khi hạ được thành Babylon vào ngày 12 tháng 10 cùng năm, vua Nabonidus của đế quốc Tân Babylon cũng đã bị bắt sống sau khi thành phố thất thủ.[46][45][47]Sau khi chiếm được thành phố, Cyrus thực hiện việc tuyên truyền nhấn mạnh rằng bản thân ông là người khôi phục lại trật tự thiêng liêng vốn đã bị vua Nabonidus phá vỡ do vị vua này đề xướng việc tôn thờ thần Sin thay vì thần Marduk,[48][49][50], bên cạnh đó ông còn tự coi mình là người thừa kế di sản của đế quốc Tân-Assyria bằng việc so sánh bản thân mình với vua Ashurbanipal của người Assyria.[51][52][50] Kinh Thánh của người Do Thái cũng không ngần ngại ca ngợi cuộc chinh phục Babylon của Cyrus và tôn vinh ông là một Messiah của Yahweh.[53][54] Ông còn được ca ngợi vì đã giải phóng người dân của Judah thoát khỏi cảnh lưu đày và cho phép họ được xây dựng lại phần lớn thành Jerusalem bao gồm cả Ngôi đền thứ Hai.[53][55]

 
Lăng mộ của Cyrus Đại đế, vị vua sáng lập nên đế quốc Achaemenes

Năm 530 TCN, Cyrus qua đời trong chiến dịch chống lại người Massagetae ở Trung Á. Người con trai cả của ông là Cambyses II đã lên kế vị còn người con trai út của ông là Bardiya[b] được ban cho một vùng lãnh thổ lớn ở Trung Á.[58][59] Vào năm 525 TCN, sau khi chinh phục thành công Phoenicia cùng Cyprus, Cambyses đã bắt tay vào việc chuẩn bị cho chiến dịch xâm lược Ai Cập bằng lực lượng hải quân Ba Tư mới được thành lập của mình.[60][61] Trước đó vào năm 526 TCN, sau khi vua Psamtik III lên ngôi để kế vị vua Amasis II đã băng hà, các đồng minh quan trọng của người Ai Cập đã phản bội và đứng về phía người Ba Tư.[61]Để đối phó với cuộc xâm lược của người Ba Tư, Psamtik đã bố trí quân đội của mình tại Pelusium ở khu vực châu thổ sông Nile. Tuy nhiên, ông ta đã bị người Ba Tư đánh cho đại bại trong trận Pelusium và phải tháo chạy về thành Memphis, người Ba Tư sau đó đã đánh bại ông ta một lần nữa và bắt vị vua này làm tù binh.[61][62]

Herodotos thuật lại rằng Cambyses đã công khai thể hiện sự thù ghét đối với người dân Ai Cập cùng với các vị thần, văn hóa, đền thờ và các vị tư tế của họ, và đặc biệt là nhấn mạnh vào hành động giết chết con bò thần Apis.[63] Ông ta ghi lại rằng những hành động này đã khiến cho Cambyses trở nên loạn trí và dẫn tới việc ông ra lệnh giết chết người em trai của mình là Bardiya (theo Herodotos thì ông ta bị giết hại một cách bí mật),[64] người vợ cũng là em gái của ông[65] cùng với Kroisos của Lydia.[66] Ông ta tiếp đó kết luận rằng Cambyses đã hoàn toàn điên loạn,[67] và tất cả các sử gia cổ đại sau này đều thuật lại câu chuyện về sự đại nghịch bất đạo và điên loạn của Cambyses. Tuy nhiên, điều này vốn dĩ là dựa theo các thông tin giả mạo bởi vì theo ghi chép trên tấm văn bia Apis có niên đại vào năm 524 TCN thì Cambyses đã tham dự lễ tang của con bò thần Apis với tư cách là một vị pharaon.[68]

Sau khi Ai Cập bị chinh phục, người Libya cùng với người Hy Lạp tại CyreneBarca ở Libya đã quy thuận Cambyses và triều cống thay vì kháng cự.[61][62] Cambyses tiếp đó lên kế hoạch chinh phạt Carthage, ốc đảo Siwa của thần Ammon và Ethiopia.[69] Herodotos ghi lại rằng cuộc viễn chinh Carthage bằng đường biển đã bị hủy bỏ bởi vì người Phoenici từ chối việc cầm vũ khí chống lại những người họ hàng của họ,[70] tuy nhiên các sử gia ngày nay tin rằng cuộc viễn chinh Carthage chưa bao giờ được lên kế hoạch.[61] Dẫu vậy, Cambyses đã thực sự dồn hết tâm trí của mình vào hai chiến dịch đó là tiến hành chinh phục vương quốc Meroë và chiếm giữ các ốc đảo phía Tây vốn có vị trí về mặt chiến lược. Vì lẽ đó, ông đã cho bố trí một đội quân đồn trú tại Elephantine, phần lớn binh sĩ trong đội quân đồn trú này lại là người Do Thái và họ tiếp tục đóng quân tại Elephantine trong suốt triều đại của Cambyses.[61] Tuy nhiên, hai cuộc viễn chinh tới ốc đảo của thần Ammon và Ethiopia đều thất bại. Herodotos ghi lại rằng cuộc viễn chinh Ethiopia thất bại là do sự điên loạn của Cambyses cùng với đó là việc không có đủ quân lương cho quân đội của ông,[71] thế nhưng các bằng chứng khảo cổ học lại cho thấy rằng cuộc viễn chinh này không hoàn toàn là một thất bại và một pháo đài nằm tại khu vực thác nước thứ hai của sông Nile ở biên giới giữa Ai Cập và Kush đã được sử dụng trong suốt thời kỳ cai trị của nhà Achaemenes.[61][72]

Những sự kiện sảy ra xoay quanh cái chết của Cambyses và sự kế vị của Bardiya đã gây ra rất nhiều tranh cãi do sự mâu thuẫn trong các ghi chép cổ đại.[57] Theo như Herodotos ghi lại thì do cái chết của Bardiya được giữ bí mật cho nên phần lớn người Ba Tư tin rằng ông ta vẫn còn sống. Điều này cho phép hai vị đạo sĩ nổi dậy chống lại Cambyses, thậm chí một trong hai người bọn họ còn ngồi lên ngai vàng để đóng giả là Bardiya do có ngoại hình gần như y hệt và có cùng tên với vị hoàng tử này (Theo ghi chép của Herodotos thì tên của ông ta là Smerdis[b]).[73] Ctesias thì lại ghi lại rằng ngay sau khi Bardiya bị giết chết, Cambyses đã ngay lập tức sắp đặt vị magus tên là Sphendadates lên thay ông ta làm satrap của Bactria do hai người bọn họ có ngoại hình gần như y hệt.[74] Sau đó, có hai cận thần của Cambyses đã âm ưu lật đổ Cambyses và đưa Sphendadates lên ngôi dưới danh nghĩa là Bardiya.[75] Theo bản khắc Behistun được tạc dưới triều đại của Darius Đại đế thì một vị magus tên là Gaumata đã mạo nhận là Bardiya và kích động một cuộc nổi loạn ở Persia.[56] Bất kể nguyên nhân chính xác của cuộc nổi loạn có là gì đi chăng nữa, Cambyses cũng đã nghe tin về cuộc nổi loạn này vào mùa hè năm 522 TCN và bắt đầu rời Ai Cập để quay trở về, tuy nhiên ông đã bị thương ở đùi khi mới chỉ trở về tới Syria và qua đời do bệnh hoại tử, điều này cho phép Bardiya giả mạo trở thành vua.[76][c] Bản khắc Behistun của Darius là nguồn sử liệu đầu tiên ghi chép về sự kiện trên và dẫu cho hầu hết các sử gia sau này đều đồng thuận với các chi tiết chủ chốt của câu chuyện về một vị magus đóng giả là Bardiya và cướp ngôi, có thể Darius đã sáng tạo ra câu chuyện này để biện minh cho hành động cướp ngôi của ông ta.[78] Nhà Iran học Pierre Briant nêu giả thuyết cho rằng Bardiya không hề bị Cambyses sát hại mà chờ cho tới sau khi nhà vua qua đời vào mùa hè năm 522 TCN thì mới tuyên bố mình là người thừa kế hợp pháp ngai vàng của đế quốc bởi vì lúc đó ông ta là vị hoàng tử duy nhất của hoàng gia còn sống. Mặc dù các học giả ngày này thường đồng thuận với giả thuyết về sự mưu mẹo của Darius, Briant nói rằng "hiện tại chưa có điều gì là chắc chắn dựa theo bằng chứng sẵn có".[79]

 
Đế quốc Achaemenes vào giai đoạn đỉnh cao khoảng năm 500 TCN

Theo bản khắc Behistun, Gaumata đã cai trị trong vòng bảy tháng trước khi bị Darius Đại đế (Darius I) (tiếng Ba Tư cổ: Dāryavuš, "người luôn kiên định theo đuổi điều thiện", ông còn được gọi là Darayarahush, Darius Đại đế) lật đổ vào năm 522 TCN. Một năm sau khi Smerdis giả mạo (Gaumata) bị lật đổ, một Smerdis giả mạo khác có tên là Vahyazdāta đã cố gắng tiến hành một cuộc chính biến. Mặc dù bước đầu đạt được thành công, cuộc chính biến này cũng đã thất bại.[80].

Kể từ lúc vua Amyntas I của Macedonia quy thuận người Ba Tư vào giai đoạn khoảng năm 512–511 TCN, người Macedonia và Ba Tư đã giữ mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau một thời gian dài chuẩn bị, Darius Đại đế (521–486 TCN) đã phát động một chiến dịch lớn vào năm 513 nhằm vào khu vực Balkans với mục tiêu là nhằm chinh phục người Scythia ở khu vực phía bắc của sông DanubeMacedonia cũng là một mục tiêu của chiến dịch này.[81] Quân đội của Darius đã chinh phục nhiều bộ lạc người Thraci và hầu hết các vùng đất nằm tiếp giáp với biển Đen trước khi rút quân về Tiểu Á.[81][82] Darius đã giao nhiệm vụ hoàn tất cuộc chinh phục khu vực Balkan lại cho một vị tướng của ông tên là Megabazus.[81] Quân đội Ba Tư đã chinh phục khu vực Thracia dồi dào vàng, các thành bang Hy Lạp ven biển cùng với đó là đã đánh bại và chinh phục được tộc người Paeonia hùng mạnh.[81][83][84] Sau cùng, Megabazus đã phái sứ thần tới gặp Amyntas và yêu cầu ông ta quy thuận người Ba Tư, người Macedonia sau đó đã chấp thuận điều này. Khu vực Balkan đã cung cấp nhiều binh sĩ cho đội quân đa sắc tộc của nhà Achaemenes. Nhiều gia đình quý tộc Macedonia và Ba Tư đã thông gia với nhau chẳng hạn như vị quý tộc người Ba Tư tên là Bubares đã cưới người con gái của Amyntas tên là Gygaea. Quan hệ thông gia giữa các vị vua của Macedonia như Amyntas và Alexandros với Bubares đã bảo đảm cho mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với các vị vua của Ba Tư là Darius và Xerxes I. Sự xâm lược của người Ba Tư đã gián tiếp tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của Macedonia và Ba Tư cũng có chung một số lợi ích với người Macedonia ở khu vực Balkans; người Macedonia đã giành được rất nhiều lợi ích từ các bộ lạc Balkan chẳng hạn như từ người Paeonia và người Hy Lạp nhờ vào sự giúp đỡ của người Ba Tư. Nói chung, người Macedonia là "các đồng minh tự nguyện và hữu ích đối với người Ba Tư".[85] Những người lính Macedonia đã đứng trong hàng ngũ quân đội của Xerxes chiến đấu chống lại Athens và Sparta.[81] Người Ba Tư gọi chung người Hy Lạp và Macedonia là Yauna ("người Ionia" là thuật ngữ được họ dùng để chỉ "người Hy Lạp") và khi họ chỉ nhắc đến duy nhất người Macedonia thì sẽ là Yaunã Takabara hay "người Hy Lạp đội mũ hình khiên", điều này có thể ám chỉ tới chiếc mũ kausia của người Macedonia.[86]

Vào thế kỷ thứ 5 TCN, những vùng đất nằm dưới sự cai trị hoặc là chư hầu của các vị vua Ba Tư bao gồm toàn bộ khu vực Cao nguyên Iran và toàn bộ các vùng lãnh thổ cũ của đế quốc Assyria (Lưỡng Hà, Cận Đông, CyprusAi Cập), ngoài ra còn có AnatoliaArmenia cũng như là cả khu vực miền nam Caucasus và các khu vực ở bắc Caucasus, Azerbaijan, Uzbekistan, Tajikistan, toàn bộ Bulgaria, Paeonia, ThraciaMacedonia, hầu hết các vùng đất nằm ven bờ biển Đen, các vùng đất thuộc Trung Á trải dài tới tận biển Aral, sông OxusJaxartes ở phía bắc và tây bắc, khu vực Hindu Kush và phần phía Tây của khu vực lòng chảo sông Ấn (tương ứng với Afghanistan và Pakistan ngày nay), khu vực phía bắc Arabia và khu vực phía bắc của Libya cùng với một vài vùng đất thuộc Oman, Trung Quốc và UAE ngày nay.[87][88][89][90][91][92][93]

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư sửa

 
Bản đồ những sự kiện diễn ra trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư
 
Cảnh giao chiến giữa một chiến binh hoplite người Hy Lạp với một binh sĩ Ba Tư trên một kylix, niên đại là vào thế kỷ thứ 5 TCN

Cuộc nổi dậy của người Ionia diễn ra vào năm 499 TCN cùng với các cuộc nổi dậy hưởng ứng khác ở Aeolis, Doris, Cyprus và Caria chống lại ách cai trị của người Ba Tư đã kéo dài từ năm 499 tới năm 493 TCN. Nguyên nhân mấu chốt dẫn tới cuộc nổi dậy đó là sự bất mãn của các thành bang Hy Lạp ở Tiểu Á đối với các bạo chúa do người Ba Tư bổ nhiệm để cai trị họ cùng với các hoạt động riêng lẻ của hai bạo chúa ở Miletus là HistiaiosAristagoras. Năm 499 TCN, vị bạo chúa của Miletus vào thời điểm đó là Aristagoras đã tiến hành một cuộc viễn chinh cùng với viên satrap người Ba Tư tên là Artaphernes để chinh phục Naxos, mục đích của chiến dịch này là nhằm củng cố địa vị của ông ta ở Miletus (cả về phương diện tài chính và thanh thế). Tuy nhiên chiến dịch này là một thất bại và Aristagoras đã chọn cách kích động toàn bộ khu vực Ionia nổi dậy chống lại Darius Đại đế vì lo sợ rằng bản thân sẽ bị trừng phạt.[cần dẫn nguồn]

Cuộc nổi dậy của người Ionia là cuộc xung đột lớn đầu tiên giữa Hy Lạp và đế quốc Achaemenes và cũng là giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Sau khi người Ba Tư dẹp tan cuộc nổi dậy khu vực Tiểu Á, Darius đã thề là sẽ trừng phạt Athens và Eretria vì đã tiếp tay cho cuộc nổi dậy.[94] Hơn thế nữa, Darius còn nhận thấy rằng tình hình chính trị ở Hy Lạp lúc này tạo ra một mối đe dọa lâu dài cho sự ổn định của đế quốc Achaemenes cho nên ông ta đã quyết định bắt tay vào việc chinh phục toàn bộ Hy Lạp. Mục tiêu của chiến dịch đầu tiên nằm trong cuộc xâm lược này đó là khôi phục lại sự cai trị của người Ba Tư ở những vùng lãnh thổ thuộc bán đảo Balkan.[95] Năm 492 TCN, tướng Mardonius của người Ba Tư đã tái chinh phục lại khu vực Thracia và sáp nhập hoàn toàn Macedonia vào đế quốc; vương quốc này trở thành chư hầu của đế quốc vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 6 TCN và vẫn giữ được quyền tự trị đáng kể.[95] Tuy vậy, người Athen sau đó đã đánh bại người Ba Tư tại trận Marathon vào năm 490 TCN và Darius sẽ qua đời trước khi ông có thể tiến hành cuộc xâm lược Hy Lạp của mình.[96]

Người con trai của Darius I là vua Xerxes I (cai trị từ năm 485–465 TCN, tên của ông trong tiếng Ba Tư cổ là Xšayārša, "Người anh hùng trong số các vị vua") đã thề là sẽ hoàn tất điều này. Ông ta đã xây dựng một đội quân khổng lồ để phục vụ cho chiến dịch chinh phục Hy Lạp. Quân đội của ông tràn vào Hy Lạp từ phía bắc và không vấp phải nhiều sự kháng cự khi tiến quân qua khu vực MacedoniaThessaly cho tới khi bị một lực lượng nhỏ của người Hy Lạp kìm chân trong ba ngày liền ở Thermopylae.

Sụp đổ sửa

 
Achaemenid Empire during the wars of Alexander.
 
The Battle of Issus, between Alexander the Great on horseback to the left, and Darius III in the chariot to the right, represented in a Pompeii mosaic dated 1st century BCE – National Museum of Archaeology in Napoli.

Hoàng đế Artaxerxes III (Ochus) là vị vua kiệt xuất cuối cùng của Đế quốc Ba Tư. Ông tiến hành củng cố Đế quốc Ba Tư hùng mạnh, đồng thời thâu tóm thêm nhiều quyền uy về tay nhà vua.[97] Trong các năm 343 TCN - 341 TCN, ông tái chinh phạt toàn bộ xứ Ai Cập, và đày ải Pharaon Nectanebo II của Vương triều thứ 30 mới được người Ai Cập thành lập.[98] Sau một triều đại lâu dài (358 TCN - 338 TCN), ông bị tên hoạn quan Bagoas ám sát. Hoàng đế Arses lên nối ngôi, cũng bị tên hoạn quan Bagoas ám sát vào năm 336 TCN, dường như tên hoạn quan này có sự hỗ trợ của tân Hoàng đế Darius III.[97]

Người Ba Tư thiết lập Vương triều thứ 31 trên đất Ai Cập, và trị vì khắt khe. Nhân dân Ai Cập phất cờ khởi nghĩa, và người ta biết rằng một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ do Pharaon Khababsh lãnh đạo.[98] Trong lúc nước Ba Tư suy yếu, một vị chỉ huy quân sự xuất sắc đã tiến hành chinh phạt Đế quốc này vào năm 334 TCN[99] - vua xứ MacedoniaAlexandros Đại đế thống lĩnh liên quân Macedonia và các thành bang Hy Lạp vượt biển Hellespont tiến đánh Ba Tư. Ông vốn rất ngưỡng mộ người chiến binh Xenophon và Cyrus - vị vua thống nhất hai dân tộc Media và Ba Tư. Với một lực lượng Quân đội tinh nhuệ, ông quyết định theo chân Cyrus trong việc xây dựng một Đế quốc thống trị thế giới.[100] Vua Alexandros Đại đế đánh trận đầu với Quân đội Ba Tư tại Granicus, và giành thắng lợi.[101] Vào năm 333 TCN, ông tiếp tục đánh tan tác Quân đội Ba Tư do Hoàng đế Darius III thân chinh thống lĩnh tại trận Issus năm 333 TCN, sau đó ông chiếm được thành phố Týros. Vua Alexandros Đại đế cũng kéo quân vào Ai Cập vào năm 332 TCN. Sau đó, Hoàng đế Darius III một lần nữa bị đánh bại trong trận Gaugamela (Arbela) vào năm 331 TCN[102]. Trong cơn ly loạn, Darius III bị em họ là Bessus giết năm 330 TCN, cùng năm đó vua Alexandros Đại đế đốt cháy kinh thành Persepolis. Bessus, tức vua Artaxerxes V cầm cự đến năm 328 TCN thì toàn bộ Đế quốc Ba Tư bị mất về tay vua Alexandros Đại đế. Bessus bị bắt sống.[102] Tuy đã đánh bại Hoàng đế Darius III, vua Alexandros Đại đế mong muốn xây cho ông một lăng tẩm tráng lệ tại kinh thành Persepolis.[103]

Nhiều sử gia cho rằng năm 330 TCN đã là thời điểm cáo chung của nhà Achaemenes sau khi vua Alexandros Đại đế chiếm được 4 kinh đô của Ba Tư lúc ấy là Pasargadae, Persepolis, SusaEcbatane. Từ nay, thời kỳ xưng hùng xưng bá của Đế quốc Ba Tư chấm dứt.[99] Song, vào năm 324 TCN, ông và một vạn quân Macedonia cưới các cô gái Ba Tư làm vợ.[102] Vào năm 323 TCN, ông qua đời tại thành Babylon.[104]

Mặc dù có được thành công khi chinh phục toàn bộ đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại đế, dù sao cũng không thể mang đến một sự thay thế ổn định [105] Sau khi ông qua đời, đế chế của Alexander bị tan rã và được kế tục bởi một vài đế chế vài nhỏ hơn, quan trọng nhất là đế quốc Seleukos, được cai trị bởi các vị tướng của Alexandros và con cháu của họ. Họ lần lượt sẽ được kế tục bởi đế chế Parthia.

Istakhr, một trong các vương quốc chư hầu của Đế chế Parthia, sẽ bị lật đổ bởi Papak, một giáo sĩ của một ngôi đền ở đó. Con trai của Papak, Ardašir I, người đã đặt tên mình để tưởng nhớ đến Artaxerxes II, sẽ nổi loạn chống lại người Parthia, cuối cùng đánh bại họ và thiết lập đế chế Sassan được biết đến với tên Đế quốc Ba Tư thứ hai.

Chính quyền sửa

 
Chữ khắc Behistun kể lại câu chuyện về những cuộc chinh phạt của Darius Đại đế, với tên của hai mươi ba tỉnh satrap dưới quyền của ông.
 
Chữ khắc Behistun, cột 1 (DB I 1–15)

Cyrus Đại đế đã sáng lập đế quốc như là một nhà nước đa tiểu quốc, được quản lý bởi bốn kinh đô: Pasargadae, Babylon, SusaEkbatana. Nhà Achaemenid đã cho phép một số khu vực nhất định có được quyền tự chủ dưới hình thức của hệ thống satrapy (tỉnh). Một satrap (phó vương) là vị vua chư hầu, người quản lý khu vực, một đốc quân giám sát việc tuyển quân và đảm bảo trật tự và một thư lại để giúp việc công văn giấy tờ. Viên thư lại và đốc quân này bẩm báo trực tiếp cho phó vương cũng như chính phủ trung ương. Vào những lúc khác nhau, có từ 20 đến 30 tỉnh.[106]

Cyrus Đại đế đã tạo ra một đội quân có tổ chức bao gồm đội quân Bất Tử, bao gồm 10.000 chiến binh[107] Cyrus cũng hình thành nên một hệ thống bưu chính sáng tạo trên khắp đế quốc, dựa trên một số trạm chuyển tiếp gọi là Chapar Khaneh.[108]

Hệ thống tiền tệ Achaemenes sửa

Daric Ba Tưđồng tiền vàng đầu tiên cùng với đồng tiền bạc tương tự mang tên siglos, xác lập chế độ tiền tệ lưỡng kim của Đế quốc Ba Tư Achaemenes, được lưu hành cho đến tận ngày hôm nay.[109] Đây chính là thành quả của Darius Đại đế, người củng cố đế quốc, dời đô dời đô từ Pasargadae về Persepolis và mở rộng nó;[110] ông cũng đã cách mạng hóa nền kinh tế bằng cách dựa nó trên một hệ thống tiền tệ bằng bạc và vàng.

Các quận thu thuế sửa

 
Số lượng cống nạp hàng năm ở mỗi quận trong Đế quốc theo Herodotos.[111][112][113]

Darius cũng đưa vào một hệ thống thuế bền vững và có kiểm soát, được thiết kế đặc biệt chính xác cho mỗi tỉnh satrap, dựa trên năng suất sản xuất và tiềm năng kinh tế được ước tính. Ví dụ, Babylon được định mức với giá trị cao nhất và tính cho một hỗn hợp nhiều hàng hóa - 1000 talent bạc, bốn tháng lương thực cho quân đội. Hindush nổi tiếng về vàng; Ai Cập được biết đến về sự dồi dào cây lương thực; vùng này được xem như là vựa lúa thóc của Đế quốc Ba Tư (sau này là Rome) và được yêu cầu phải cung cấp 120000 đơn vị lúa thóc cùng với 700 talent bạc. Đây là một loại thuế đánh thẳng vào những dân tộc bị cai trị.[114] Có bằng chứng cho thấy các đối phương bị xâm chiếm và/hoặc có ý định nổi dậy bị đem đi buôn nô lệ.[115] Cùng với các sáng kiến khác trong hành chính và thuế, Achaemenid có thể chính là chính quyền đầu tiên ở vùng Cận Đông ghi nhận các thương vụ buôn bán nô lệ tư hữu và đánh thuế chúng bằng một hình thức sơ khai của thuế thương vụ.[116]

 
Thu thuế viên Achaemenes đang tính toán trên bàn cát hoặc bàn tính, dựa theo Cái bình Darius (340–320 BC).[117]

Những thành tựu khác dưới nền cai trị của Darius bao gồm việc lập điều lệ về dāta (một hệ thống pháp lí chung về sau trở thành nền tảng cho luật pháp Iran), và việc xây dựng một thủ đô mới tại Persepolis.[118][119]

Giao thông và liên lạc sửa

Dưới sự cai trị của người Achaemenes, thương mại diễn ra mạnh và có một cơ sở hạ tầng tối ưu cho việc trao đổi hàng hóa ở các vùng xa xôi của đế quốc. Thuế mậu dịch cùng với nông nghiệp và cống nạp chính là các nguồn thu lớn của đế quốc.[114][120]

 
Thư từ satrap Bactria đến thủ hiến Khulmi nói về những người chăn lạc đà, năm 353 TCN

Các tỉnh satrap được liên kết với nhau bởi một đại lộ 2500 ki-lô-mét, chỗ dài nhất ngay tại Con đường Hoàng gia từ Susa cho đến Sardis, được xây dựng theo lệnh của Darius I. Nó gồm nhiều trạm và caravanserai cách nhau những đoạn nhất định. Những sứ đoàn chở hàng (angarium) có thể đi tới được những vùng hẻo lánh nhất chỉ trong mười lăm ngày. Herodotos đưa ra nhận xét rằng "không có thứ gì trên thế giới đi nhanh hơn những sứ đoàn Ba Tư này. Tuyết, mưa, cái nóng hay là màn đêm tối cũng không thể ngăn cản những sứ đoàn quả cảm hoàn thành chuyến đi được giao phó"[121] Mặc dù các vùng có sự độc lập tương đối nhờ hệ thống satrap, các giám sát hoàng gia - "tai và mắt của nhà vua" thường đi khảo sát nhưng vùng này và báo cáo về tình hình khu vực.[cần dẫn nguồn]

Một đại lộ thương mại khác là con đường Khorasan, một tuyến đường buôn bán không chính thức xuất phát từ những đồng bằng màu mỡ của Mesopotamia và đi xuyên qua những cao nguyên Zagros, đi qua cao nguyên Iran và Afghanistan vào khu vực Trung Á gồm Samarkand, Mervthung lũng Fergana, tạo điều kiện cho việc xây dựng những thành phố biên giới như Cyropolis. Đi theo các cuộc chinh phạt của Alexander, đại lộ này cho phép sự lan truyền các hỗn hợp hổ lốn văn hóa như Phật giáo Hi Lạp vào Trung Á và Trung Quốc, cùng với việc các đế quốc như Kushan, Ấn-Hy LạpParthia thu được lợi nhuận từ giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Tuyến đường này được phục hồi và hợp thức hóa dưới thời nhà Abbas, ngay lúc mà nó phát triển thành thành phần chính của con đường tơ lụa nổi tiếng.[122]

Quân sự sửa

Mặc dù nguồn gốc xuất phát từ Persis nhỏ bé, đế quốc đạt tới một kích cỡ khổng lồ dưới sự lãnh đạo của Cyrus Đại đế. Cyrus tạo nên một đế chế đa quốc gia thông qua việc ông cho phép những nhà cai trị địa phương, gọi là "satrap", cai trị ủy nhiệm cho ông mỗi một vùng nhất định của đế quốc, được gọi là một tỉnh satrap. Quy định cơ bản nhất trong việc cai trị dựa trên lòng trung thành của mỗi tỉnh satrap với trung ương, hay chính là nhà vua, và chấp hành luật thuế.[123] Vì sự đa dạng văn hóa sắc tộc của các đất nước bị thống trị bởi Ba Tư, kích thước địa lí khổng lồ của nó, và cuộc tranh giành quyền lực liên tục giữa các đối thủ trong khu vực,[17] việc thành lập một đội quân chuyên nghiệp là cần thiết cho việc gìn giữ hòa bình và để thể hiện uy quyền của nhà vua trong các trường hợp nổi dậy và đe dọa ngoại xâm.[16][124] Cyrus đã thực hiện được việc xây dựng một đội bộ binh mạnh mẽ, ông đem dùng đội quân này để tiến hành chinh phạt Babylon, Lydia và Tiểu Á, sau khi ông chết thì được dùng bởi con trai ông Cambyses II tại Ai Cập để đánh Psamtik III. Cyrus về sau chết trong khi đang đối đầu với một cuộc nổi dậy địa phương của người Iran bên trong đế quốc, trước khi ông có thể xây dựng được một lực lượng hải quân.[125] Trọng trách này được kế nhiệm bởi Darius Đại đế, người đã chính thức cho Ba Tư một hải đội hoàng gia riêng để họ có thể giao tranh với kẻ thù ở nhiều biển khác nhau của đế quốc rộng lớn này, từ biển Đenbiển Aegea cho đến vịnh Ba Tư, biển IoniaĐịa Trung Hải.[cần dẫn nguồn]

Các vị vua sửa

Các vua nhà Achaemenes
Tên Ba Tư Tên Latinh hoá Trị vì Chú thích
Hakhamanish Achaemenes (690 TCN - 681 TCN)
Cishpish Teispes (681 TCN - 652 TCN)
Ariyaramna Ariaramnes (652 TCN - ???) (Xứ Parsua)
Kourosh I Cyrus I (652 TCN - 600 TCN) (Xứ Anshan)
Arshama Arsames (595 TCN - 555 TCN) (Xứ Parsua)
Kambujiya I Cambyses I (652 TCN - 600 TCN) (Xứ Anshan)
Kourosh II e Bozorg Cyrus II (559 TCN - 530 TCN) (Cyrus Đại đế)
Kambujiya II Cambyses II (530 TCN - 521 TCN)
Bardiya giả Smerdis giả (521 TCN, 7 tháng) (soán ngôi)
Darayavaush I e Bozorg Darius I the Great (522 TCN - 485 TCN) (Darius I)
Khsayarsha I e Bozorg Xerxes I the Great (485 TCN - 465 TCN) (Xerxes Đại đế)
Artaxshaca I Artaxerxes I (465 TCN - 424 TCN)
Khsayarsha II Xerxes II (425 TCN, 45 ngày)
Sogdianus Sogdianus (425 TCN, 6 tháng)
Darayavaush II Darius II (425 TCN - 405 TCN)
Artaxshaca II Artaxerxes II (405 TCN - 362 TCN)
Artaxshaca III Artaxerxes III (362 TCN - 340 TCN)
Artaxshaca IV Arshaka Artaxerxes IV Arses (340 TCN - 337 TCN)
Darayavaush III Darius III (337 TCN - 330 TCN)
Artaxshaca V Artaxerxes V Bessus (330 TCN - 328 TCN)

Ghi chú sửa

  1. ^ Niên đại cai trị của Cyrus không được xác định rõ nên những sự kiện này còn được cho là đã xảy ra vào khoảng năm 542-541 TCN.[34]
  2. ^ a b Bardiya được biết đến bằng nhiều tên trong các tài liệu Hy Lạp, bao gồm Smerdis, Tanyoxarces, Tanoxares, Mergis và Mardos. Ghi chép đầu tiên nhắc về ông đó chính là chữ khắc Behistun với cái tên Bardiya.[56][57]
  3. ^ Các nguồn khác nhau ghi lại khác nhau nguyên nhân cái chết của Cambyses. Theo Darius Đại đế trong chữ khắc Behistun, ông ấy chết vì nguyên nhân tự nhiên.[56] Theo Herodotos, ông ấy chết sau khi vô tình tự làm mình bị thương ngay đùi.[77] Nguyên nhân chết thật sự vẫn không thể xác định chắc chắn được.[59]

Chú thích sửa

  1. ^ Daryaee, edited by Touraj; A. Shapour Shahbazi (2012). The Oxford handbook of Iranian history. Oxford: Oxford University Press. tr. 131. ISBN 978-0-19-973215-9. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016. Although the Persians and Medes shared domination and others were placed in important positions, the Achaemenids did not -- could not -- provide a name for their multinational state. Nevertheless, they referred to it as Khshassa, "the Empire".Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ 2002 Oxford Atlas of World History p.42 (West portion of the Achaemenid Empire) and p.43 (East portion of the Achaemenid Empire).
  3. ^ O'Brien, Patrick Karl (2002). Atlas of World History (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 42–43. ISBN 9780195219210.
  4. ^ Visible online: Philip's Atlas of World History (1999)
  5. ^ The Times Atlas of World History, p.79 (1989): Barraclough, Geoffrey (1997). The Times Atlas of World History (bằng tiếng Anh). Times Books. ISBN 978-0-7230-0906-1.
  6. ^ Yarshater, Ehsan (1993). The Cambridge History of Iran, Volume 3. Cambridge University Press. tr. 482. ISBN 978-0-521-20092-9. Of the four residences of the Achaemenids named by HerodotusEcbatana, Pasargadae hoặc Persepolis, SusaBabylon — the last [situated in Iraq] was maintained as their most important capital, the fixed winter quarters, the central office of bureaucracy, exchanged only in the heat of summer for some cool spot in the highlands. Under the Seleucids and the Parthians the site of the Mesopotamian capital moved a little to the north on the Tigris — to SeleuciaCtesiphon. It is indeed symbolic that these new foundations were built from the bricks of ancient Babylon, just as later Baghdad, a little further upstream, was built out of the ruins of the Sassanian double city of Seleucia-Ctesiphon.
  7. ^ Harald Kittel; Juliane House; Brigitte Schultze; Juliane House; Brigitte Schultze (2007). Traduction: encyclopédie internationale de la recherche sur la traduction. Walter de Gruyter. tr. 1194–5. ISBN 978-3-11-017145-7.
  8. ^ Greek and Iranian, E. Tucker, A History of Ancient Greek: From the Beginnings to Late Antiquity, ed. Anastasios-Phoivos Christidēs, Maria Arapopoulou, Maria Chritē, (Cambridge University Press, 2001), 780.
  9. ^ Windfuhr, Gernot. “IRAN vii. NON-IRANIAN LANGUAGES (1) Overview – Encyclopaedia Iranica”. www.iranicaonline.org (bằng tiếng Anh). Encyclopedia Iranica. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2017. Elamite as one of the official languages of the Achaemenid court was still widely spoken in the southwest.
  10. ^ Boiy, T. (2004). Late Achaemenid and Hellenistic Babylon. Peeters Publishers. tr. 101. ISBN 978-90-429-1449-0.
  11. ^ a b Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (tháng 12 năm 2006). “East-West Orientation of Historical Empires”. Journal of world-systems research. 12 (2): 223. ISSN 1076-156X. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  12. ^ a b Taagepera, Rein (1979). “Size and Duration of Empires: Growth-Decline Curves, 600 B.C. to 600 A.D.”. Social Science History. 3 (3/4): 121. doi:10.2307/1170959. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  13. ^ Morris, Ian; Scheidel, Walter (2009). The Dynamics of Ancient Empires: State Power from Assyria to Byzantium. Oxford University Press. tr. 77. ISBN 978-0-19-975834-0.
  14. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, (I.B. Tauris Ltd, 2007), 119.
  15. ^ Sampson, Gareth C. (2008). The Defeat of Rome: Crassus, Carrhae and the Invasion of the East. Pen & Sword Books Limited. tr. 33. ISBN 978-1-84415-676-4. Cyrus the Great, founder of the First Persian Empire (c. 550–330 BC).
  16. ^ a b Schmitt, Rüdiger (ngày 21 tháng 7 năm 2011). “Achaemenid Dynasty”. Encyclopædia Iranica. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  17. ^ a b c Sacks, David; Murray, Oswyn; Brody, Lisa (2005). Encyclopedia of the Ancient Greek World. Infobase Publishing. tr. 256. ISBN 978-0-8160-5722-1.
  18. ^ Taagepera, Rein (1979). “Size and Duration of Empires: Growth-Decline Curves, 600 B.C. to 600 A.D”. Social Science History. 3 (3/4): 123. doi:10.2307/1170959. JSTOR 1170959. A superimposition of the maps of Achaemenid and Alexander's empires shows a 90% match, except that Alexander's realm never reached the peak size of the Achaemenid realm.
  19. ^ Ulrich Wilcken (1967). Alexander the Great. W.W. Norton & Company. tr. 146. ISBN 978-0-393-00381-9.
  20. ^ Margaret Christina Miller (2004). Athens and Persia in the Fifth Century BC: A Study in Cultural Receptivity. Cambridge University Press. tr. 243. ISBN 978-0-521-60758-2.
  21. ^ Vesta Sarkhosh Curtis; Sarah Stewart (2005). Birth of the Persian Empire. I.B.Tauris. tr. 7. ISBN 978-1-84511-062-8.
  22. ^ Curtis, Vesta Sarkhosh; Stewart, Sarah (2010). The Sasanian Era. I.B.Tauris. ISBN 978-0-85773-309-2.
  23. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên enc
  24. ^ Brosius 2006, tr. 3.
  25. ^ Van de Mieroop, Marc (ngày 25 tháng 6 năm 2015). A history of the ancient Near East ca. 3000–323 BC . Chichester, West Sussex, UK. ISBN 978-1-118-71817-9. OCLC 904507201.
  26. ^ a b Briant 2002, tr. 17.
  27. ^ Brosius 2006, tr. 6.
  28. ^ Briant 2002, tr. 16.
  29. ^ Briant 2002, tr. 15.
  30. ^ Nabonidus Cylinder I.8–II.25
  31. ^ Nabonidus Chronicle II.1–4
  32. ^ Briant 2002, tr. 31.
  33. ^ Briant 2002, tr. 33.
  34. ^ a b Briant 2002, tr. 34.
  35. ^ Herodotus, Histories I.72, I.73
  36. ^ Briant 2002, tr. 35.
  37. ^ Briant 2002, tr. 36.
  38. ^ a b Brosius 2006, tr. 11.
  39. ^ Briant 2002, tr. 37.
  40. ^ Herodotus, Histories I.154
  41. ^ Briant 2002, tr. 37–38.
  42. ^ Justin, Epitome I.7 Lưu trữ 2021-05-17 tại Wayback Machine
  43. ^ Briant 2002, tr. 39.
  44. ^ Briant 2002, tr. 40.
  45. ^ a b Briant 2002, tr. 41–43.
  46. ^ Nabonidus Chronicle III.12–16
  47. ^ Brosius 2006, tr. 11–12.
  48. ^ Cyrus Cylinder 23–35
  49. ^ Kuhrt 1983, tr. 85–86.
  50. ^ a b Briant 2002, tr. 43–44.
  51. ^ Cyrus Cylinder 43
  52. ^ Kuhrt 1983, tr. 88–89.
  53. ^ a b Briant 2002, tr. 46.
  54. ^ Isaiah 41:2–4; 45:1–3
  55. ^ Ezra 6:2–5
  56. ^ a b c Behistun Inscription 11
  57. ^ a b Briant 2002, tr. 98.
  58. ^ Briant 2002, tr. 49–50.
  59. ^ a b Brosius 2006, tr. 13.
  60. ^ Wallinga 1984, tr. 406–409.
  61. ^ a b c d e f g Briant 2002, tr. 52–55.
  62. ^ a b Herodotus, Histories III.11, III.13
  63. ^ Herodotus, Histories III.29
  64. ^ Herodotus, Histories III.30
  65. ^ Herodotus, Histories III.31
  66. ^ Herodotus, Histories III.36
  67. ^ Herodotus, Histories III.38
  68. ^ Briant 2002, tr. 55–57.
  69. ^ Herodotus, Histories III.17
  70. ^ Herodotus, Histories III.19
  71. ^ Herodotus, Histories III.25
  72. ^ Heidorn 1992, tr. 147–150.
  73. ^ Herodotus, Histories III.61
  74. ^ Ctesias, Persica 11
  75. ^ Ctesias, Persica 15
  76. ^ Briant 2002, tr. 61.
  77. ^ Herodotus, Histories III.64
  78. ^ Briant 2002, tr. 100–101.
  79. ^ Briant 2002, tr. 101–103.
  80. ^ Herodotus (1897). Herodotus: the text of Canon Rawlinson's translation, with the notes abridged, Volume 1. C. Scribner's. tr. 278.
  81. ^ a b c d e Joseph Roisman, Ian Worthington A Companion to Ancient Macedonia[liên kết hỏng]. pp. 342–45. John Wiley & Sons, 2011 ISBN 1-4443-5163-X
  82. ^ The Oxford Classical Dictionary by Simon Hornblower and Antony Spawforth,ISBN 0-19-860641-9, p. 1515, "The Thracians were subdued by the Persians by 516"
  83. ^ “Persian influence on Greece (2)”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  84. ^ Howe & Reames 2008, tr. 239.
  85. ^ Roisman & Worthington 2011, tr. 344.
  86. ^ Johannes Engels, "Ch. 5: Macedonians and Greeks", In: Roisman and Worthington, "A companion to Ancient Macedonia", p. 87. Oxford Press, 2010.
  87. ^ “Maka”. livius.org.
  88. ^ Behistun Inscription
  89. ^ “DĀḠESTĀN”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  90. ^ Suny, Ronald Grigor (1994). The Making of the Georgian Nation. ISBN 978-0-253-20915-3. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  91. ^ Ramirez-Faria, Carlos (2007). Concise Encyclopedia of World History. Atlantic Publishers & Dist. tr. 6. ISBN 978-81-269-0775-5. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012.
  92. ^ Kuhrt 2013, tr. 2.
  93. ^ O'Brien, Patrick (2002). Concise Atlas of World History. Oxford University Press. tr. 43. ISBN 978-0-19-521921-0. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012.
    Curtis, John E.; Tallis, Nigel (2005). Forgotten Empire: The World of Ancient Persia. University of California Press. tr. 47. ISBN 978-0-520-24731-4.
    Facts on File, Incorporated (2009). Encyclopedia of the Peoples of Africa and the Middle East. Infobase Publishing. tr. 60. ISBN 978-1-4381-2676-0. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012.
    Parker, Grant (2008). The Making of Roman India. Cambridge University Press. tr. 13. ISBN 978-0-521-85834-2. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012.
    Thapar, Romila (2004). Early India: From the Origins to AD 1300. University of California Press. tr. 157. ISBN 978-0-520-24225-8. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012.
  94. ^ Willis Mason West (1904). The ancient world from the earliest times to 800 CE. Allyn and Bacon. tr. 137. The Athenian support was particularly troubling to Darius since he had come to their aid during their conflict with Sparta
  95. ^ a b Joseph Roisman, Ian Worthington. "A companion to Ancient Macedonia" John Wiley & Sons, 2011. ISBN 1-4443-5163-X pp 135–38, 343–45
  96. ^ “Darius I | Biography, Accomplishments, & Facts”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  97. ^ a b Arrian, James S. Romm, Alexander the Great: selections from Arrian, Diodorus, Plutarch, and Quintus Curtius, trang 175
  98. ^ a b Grolier Incorporated, The Encyclopedia Americana: International Edition, Tập 1;Tập 8, trang 30
  99. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Poolos109
  100. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CromptonA37
  101. ^ Samuel Willard Crompton, Alexander the Great, trang 39
  102. ^ a b c Samuel Willard Crompton, Alexander the Great, trang 100
  103. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CROcY91
  104. ^ Samuel Willard Crompton, Alexander the Great, trang 101
  105. ^ Freeman 1999: p. 188
  106. ^ Engineering an Empire – The Persians. Broadcast of The History Channel, narrated by Peter Weller
  107. ^ Pierre Briant (2006). From Cyrus to Alexander: A History of the Persian Empire. Eisenbrauns. tr. 261. ISBN 978-1-57506-120-7.
  108. ^ Herodotus, Herodotus, trans. A.D. Godley, vol. 4, book 8, verse 98, pp. 96–97 (1924).
  109. ^ Michael Alram, "DARIC", Encyclopaedia Iranica
  110. ^ https://www.youtube.com/watch?v=nCwxJsk14e4. Truy cập 25 tháng 8 năm 2023. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  111. ^ Herodotus Book III, 89–95
  112. ^ Archibald, Zosia; Davies, John K.; Gabrielsen, Vincent (2011). The Economies of Hellenistic Societies, Third to First Centuries BC (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 404. ISBN 978-0-19-958792-6.
  113. ^ “India Relations: Achaemenid Period – Encyclopaedia Iranica”. www.iranicaonline.org (bằng tiếng Anh).
  114. ^ a b “History of Iran (Persia)”. Historyworld.net. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011.
  115. ^ M. Dandamayev, "Foreign Slaves on the Estates of the Achaemenid Kings and their Nobles," in Trudy dvadtsat' pyatogo mezhdunarodnogo kongressa vostokovedov II, Moscow, 1963, pp. 151–52
  116. ^ Stolper, Matthew (1989). “Registration and Taxation of Slave Sales in Achaemenid Babylonia”. Zeitschrift für Assyriologie und Vorderasiatische Archäologie. 79: 80–101. doi:10.1515/zava.1989.79.1.80. S2CID 162232807.
  117. ^ Williams, Michael R. (1998). A history of computing technology (ấn bản 2). Los Alamitos, Calif.: IEEE Computer Soc. tr. 56. ISBN 978-0-8186-7739-7.
  118. ^ Nyrop, Richard F. biên tập (1978). Iran, a Country Study (bằng tiếng Anh). American University (Washington, D. C. ) Foreign Area. tr. 25–26.
  119. ^ “DĀTA – Encyclopaedia Iranica”. iranicaonline.org.
  120. ^ “Darius I (Darius the Great), King of Persia (from 521 BC)”. 1902encyclopedia.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011.
  121. ^ The words are actually inscribed on the frieze of the James A. Farley Post Office Building in the borough of Manhattan in New York City, New York. The inscription is based on: Herodotus with George Rawlinson, trans., The History of Herodotus (New York, New York: Tandy-Thomas Co., 1909), vol. 4, Book 8, § 98, p. 147.
  122. ^ “The Diary of Young Explorers: Iran and the Royal Road | SILK ROADS”. en.unesco.org. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  123. ^ Palmira Johnson Brummett; Robert R. Edgar; Neil J. Hackett; Robert R. Edgar; Neil J. Hackett (2003). Civilization past & present, Volume 1. Longman. tr. 38. ISBN 978-0-321-09097-3.
  124. ^ Briant 2002, tr. 261.
  125. ^ A history of Greece, Volume 2, By Connop Thirlwall, Longmans, 1836, p. 174

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa