Đế quốc Durrani (tiếng Pashtun: د درانیانو واکمني), còn gọi là Đế quốc Afghanistan (د افغانانو واکمني),[6] được thành lập và xây dựng bởi Ahmad Shah Durrani. Vào thời kỳ đỉnh cao, lãnh thổ đế chế trải rộng tới Afghanistan, Pakistan ngày nay, cũng như một số phần phía đông Iran, miền đông Turkmenistan, và tây bắc Ấn Độ bao gồm cả Kashmir.[7]

Đế quốc Durrani
Tên bản ngữ
1747–1826
Quốc kỳ Đế quốc Durrani
Quốc kỳ
Đế quốc Durrani thời kỳ đỉnh cao dưới quyền Ahmad Shah Durrani.[1]
Đế quốc Durrani thời kỳ đỉnh cao dưới quyền Ahmad Shah Durrani.[1]
Tổng quan
Thủ đôKandahar (1747–1776)
Kabul (1776–1823, 1839–1842)
Peshawar (1776–1818; thủ dô mùa đông)[2][3]
Herat (1818–1826)[4]
Ngôn ngữ thông dụngPashto (chính thức),[5][cần dẫn nguồn] Ba Tư
Tôn giáo chính
Đạo Hồi
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ tuyệt đối
Shah 
• 1747–1772
Ahmad Shah Durrani (đầu tiên)
• 1839–1842
Shuja Shah Durrani (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳSơ kỳ hiện đại
• Thành lập
tháng 10 năm 1747
• Giải thể
1826
Tiền thân
Kế tục
Triều đại Afsharid
Đế quốc Mughal
Đế quốc Maratha
Hãn quốc Bukhara
Tiểu vương quốc Afghanistan
Đế quốc Sikh
Đế quốc Maratha
Tiểu Vương quốc Bukhara
Hiện nay là một phần của Afghanistan
 Ấn Độ
 Iran
 Pakistan
 Tajikistan
 Turkmenistan
 Uzbekistan

Sau cái chết của Nader Shah vào năm 1747, Ahmad Shah Durrani tuyên bố chủ quyền với vùng Kandahar. Từ đó, ông bắt đầu chinh phục Ghazni và sau đó là Kabul. Năm 1749, hoàng đế của Mughal đã nhường cho người Afghanistan chủ quyền khu vực nay là Pakistan và tây bắc Punjab. Sau đó, Ahmad Shah tiến về phía tây để chiếm đóng Herat, lúc đó thuộc quyền cai trị của Shahrokh Shah. Tiếp theo, ông đã phái một đội quân đi chinh phục vùng phía bắc của dãy Hindu Kush và không lâu sau, nhiều bộ tộc bắt đầu tham gia vào công cuộc của ông. Ahmad Shah và các lực lượng của ông đã xâm chiếm Ấn Độ bốn lần, kiểm soát được vùng Kashmir và Punjab. Đầu năm 1757, ông chiếm được Delhi, nhưng cho phép triều đại Mughal duy trì quyền kiểm soát danh nghĩa chừng nào người cai trị thừa nhận chủ quyền của Ahmad Shah đối với Punjab, SindhKashmir. Lực lượng của Durrani đã xúi giục Vaḍḍā Ghallūghārā khi họ giết hàng ngàn người Sikh ở Punjab.[8][9][10]

Sau cái chết của Ahmad Shah vào khoảng năm 1772, con trai ông Timur Shah đã trở thành hoàng đế tiếp theo của triều đại Durrani. Timur Shah quyết định biến Kabul thành thủ đô mới của đế chế, còn Peshawar trở thành thủ đô mùa đông. Đế chế Durrani được coi là nền tảng của nhà nước Afghanistan hiện đại, và Ahmad Shah Durrani được ghi nhận là "Quốc phụ".[11]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Mazheruddin Siddiqi. Phát triển Nhà nước và Xã hội Hồi giáo (ban đầu từ Đại học Michigan). Viện Văn hóa Hồi giáo, 1956. trang 310
  2. ^ Hanifi, Shah Mahmoud. "Timur Shah transferred the Durrani capital from Qandahar in 1775-76. Kabul and Peshawar then shared time as the dual Durrani capital cities, the former during the summer and the latter during the winter season." p. 185. Connecting Histories in Afghanistan: Market Relations and State Formation on a Colonial Frontier. Stanford University Press, 2011. Truy cập 2012-08-04.
  3. ^ Singh, Sarina (2008). "Like the Kushans, the Afghan kings favoured Peshawar as a winter residence, and were aggrieved when the upstart Sikh kingdom snatched it in 1818 and levelled its buildings." p. 191. Pakistan and the Karakoram Highway. Truy cập 2012-08-10.
  4. ^ L. Lee, Jonathan (1996). The Ancient Supremacy: Bukhara, Afghanistan and the Battle for Balkh, 1731-1901 . BRILL. tr. 116. ISBN 9004103996. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013. [The Sadozai kingdom] continued to exist in Herat until the city finally fell to Dost Muhammad Khan in 1862.
  5. ^ Schimmel, Annemarie (1976). Pain and Grace: A Study of Two Mystical Writers of Eighteenth-Century Muslim India. BRILL. tr. 12. ISBN 978-9004047716.
  6. ^ “Last Afghan empire”. Louis Dupree, Nancy Hatch Dupree và những người khác. Encyclopædia Britannica. 2010. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  8. ^ ^ Khushwant Singh, A History of the Sikhs, Volume I: 1469-1839, Delhi, Oxford University Press, 1978, pp. 144-45.
  9. ^ ^ According to the Punjabi-English Dictionary, eds. S.S. Joshi, Mukhtiar Singh Gill, (Patiala, India: Punjabi University Publication Bureau, 1994) the definitions of "Ghalughara" are as follows: "holcaust, massacre, great destruction, deluge, genocide, slaughter, (historically) the great loss of life suffered by Sikhs at the hands of their rulers, particularly on ngày 1 tháng 5 năm 1746 and ngày 5 tháng 2 năm 1762" (p. 293).
  10. ^ Syad Muhammad Latif, The History of Punjab from the Remotest Antiquity to the Present Time, New Delhi, Eurasia Publishing House (Pvt.) Ltd., 1964, p. 283; Khushwant Singh, A History of the Sikhs, Volume I: 1469-1839, Delhi, Oxford University Press, 1978, p. 154.
  11. ^ “Afghanistan”. CIA. The World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2010.